Tài liệu Đọc và sử dụng bản đồ

MỤC LỤC

Phần 1: TÌM PHƯƠNG HƯỚNG KHI ĐI RỪNG. 2

I. CÁC PHƯƠNG HƯỚNG. 2

II. CÁC CÁCH TÌM PHƯƠNG HƯỚNG. 2

1. Bằng mặt trời. 2

2. Bằng đồng hồvà mặt trời. 3

3. Bằng gậy và mặt trời. 3

4. Bằng sao Bắc đẩu. 3

5. Bằng mặt trăng. 4

6. Bằng gió. 4

7. Bằng rêu mốc. 4

III. SỬDỤNG ĐỊA BÀN. 4

1. Loại kim di động. 4

2. Loại địa bàn mặt tròn di động. 6

3. Một số địa bàn từ đơn giản đến phức tạp. 7

IV. THIẾT BỊ ĐỊNH VỊGPS (GLOBAL POSITIONING SYSTEMS). 8

1. Giữhướng đi. 9

2. Bẻgóc trong khi di chuyển. 9

Phần 2: ĐỌC VÀ SỬDỤNG BẢN ĐỒ. 11

I. ĐỊA HÌNH. 11

1. ước hiệu. 11

2. Màu sắc của ước hiệu. 11

II. TỶLỆXÍCH. 12

1. Tỷlệsố. 12

2. Tỷlệhọa. 13

III. CÁC HƯỚNG BẮC. 13

1. Hướng Bắc Từ(Magnetic North). 13

2. Hướng Bắc Địa Dư(True North). 14

3. Hướng Bắc Ô Vuông (Grid North). 14

IV. HỆTHỐNG CHIẾU TRÊN BẢN ĐỒ. 14

1. Phương pháp chiếu U.T.M. (Universal Transverse Mercator). 14

2. Hệthống ô vuông U.T.M. 15

3. Tọa độ. 16

4. thước chỉ định điểm. 18

5. Vòng cao độ. 18

6. tương quan giữa địa thếvà vòng cao độ. 18

V. Định hướng bản đồ. 19

VI. Xác định điểm đứng. 20

1. Đứng tại điểm chuẩn của thực địa. 21

2. Phương pháp ước lượng khoảng cách. 21

3. Phương pháp cắt đoạn con đường. 21

Tài liệu tham khảo. 21

pdf21 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tài liệu Đọc và sử dụng bản đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và sử dụng bản đồ 13 2. Hướng Bắc Địa Dư (True North) Là hướng Bắc của trái đất, xác định bởi những kinh tuyến Nam Bắc Cực. Hướng Bắc Địa Dư được tượng trưng bằng một đường thẳng, trên có hình sao 5 cánh. 3. Hướng Bắc Ô Vuông (Grid North) Còn gọi là Hướng Bắc bản đồ, vì nó chỉ có trên bản đồ, theo phép chiếu U.T.M. (Universal Transverse Mercator). Hướng Bắc Ô Vuông được xác định bởi các trục Tung Độ của lưới ô vuông trong bản đồ. Hướng Bắc này được tượng trưng bằng một đường thẳng, phía trên có hai mẫu tự GN hay Y. IV. HỆ THỐNG CHIẾU TRÊN BẢN ĐỒ Trái đất là một hình cầu, nhưng để vẽ bản đồ, người ta phải chiếu những hình thể của trái đất vào một hình trụ và hình nón, theo một phương pháp nhất định, để khi trải ra, sẽ có những mặt phẳng. 1. Phương pháp chiếu U.T.M. (Universal Transverse Mercator) Phép chiếu U.T.M. được áp dụng cho những vùng từ 80° Bắc vĩ tuyến cho đến 80° Nam vĩ tuyến. Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 14 Trái đất được chiếu lên hình ống có trục thẳng đứng song song với trục trái đất. Sự bất lợi của phương pháp này là sự lớn dần về phía hai cực. Thí dụ: Trên một bản đồ UTM. Vùng đất Greenland trông có vẻ lớn hơn Nam Mỹ, trong khi thật sự, vùng Nam Mỹ lớn hơn vùng Greenland gấp 9 lần. 2. Hệ thống ô vuông U.T.M Từ vĩ độ 80° Nam đến 80° Bắc, trái đất được chia thành 60 múi (theo chiều dọc) và 20 dải (theo chiều ngang). a) Múi: Múi rộng 6° hay 666km, theo kinh độ, được đánh số từ 1 đến 60, bắt đầu từ kinh tuyến 180° đi về Đông. b) Dải: Dải rộng 8° hay 888km, theo vĩ độ, được đặt tên bằng một mẫu tự theo thứ tự từ Nam đến Bắc, bắt đầu từ C đến X (bỏ các mẫu tự A, B, I, O, Y.). Múi và Dải cắt nhau thành những vùng lưới ô vuông mang tên bằng số và mẫu tự. - Số là tên của múi. - Mẫu tự là tên của dải. Thí dụ: Nước Việt Nam nằm trong những lưới ô vuông mang chữ số: 47Q – 48R – 48Q – 49Q – 48P – 49P. Trong hình bên, các bạn thấy Sài Gòn nằm ở lưới 48P – Huế là 48Q – Phan Thiết 49P… Mỗi ô vuông của hình bên có chiều ngang là 6° hay 666km, chiều dọc là 8° hay 888km. c) Ô vuông cạnh 100 cây số (km) Mỗi vùng lưới ô vuông (múi và dải) lại được chia thành nhiều ô vuông, mỗi cạnh 100 cây số. Chiều ngang và chiều dọc của các ô vuông này được mang tên bằng một mẫu tự. Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 15 Mỗi ô vuông 100 cây số cạnh, đều mang hai mẫu tự, một mẫu tự chiều dọc, và một mẫu tự chiều ngang. Khi viết, các bạn viết chiều dọc (nằm bên trái) trước, chiều ngang (nằm phía dưới) sau. Thí dụ: d) Ô vuông cạnh 1 cây số (km) Là ô vuông nhỏ nhất trong các bản đồ có tỷ lệ 1/12.500. 1/25.000 – 1/50.000 – 1/100.000. Được tạo nên bởi những đường thẳng song song với kinh tuyến và vĩ tuyến. Đây cũng là những trục «Tung độ» và «Hoành độ» mà chúng ta dùng để tìm toạ độ chính xác trên bảng đồ. 3. Tọa độ Toạ độ là một điểm trên bản đồ, được định vị bởi một dãy số của Tung độ và Hoành độ mà điểm đó trực thuộc. Muốn tìm một toạ độ (X) trên bản đồ. Chúng ta chia trục Tung độ và Hoành độ (của ô vuông cạnh 1 cây số, trong đó có toạ độ muốn tìm) mỗi trục làm 10 phần bằng nhau. a) Ta đọc chỉ số của đường Tung độ nằm bên trái của điểm toạ độ muốn tìm. b) Tính xem điểm toạ độ chiếm bao nhiêu phần 10 của ô vuông, tính từ trái qua phải. Thí dụ: Đường Tung độ mang số 63, và điểm toạ độ muốn tìm chiếm 7/10 ô vuông. Ta đọc 637. Đây là chòm số đầu. c) Tiếp theo ta đọc chỉ số của đường Hoành độ nằm phía dưới của điểm toạ độ muốn tìm. d) Tính xem điểm toạ độ chiếm bao nhiêu phần 10 của ô vuông, tính từ dưới lên. Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 16 Thí dụ: Đường Hoành độ mang số 25 và điểm toạ độ muốn tìm chiếm 4/10 của ô vuông. Ta đọc là 254. Đây là chòm số sau. Như vậy: Toạ độ X trên bản đồ là 637.254. Ghi chú: Lúc nào chúng ta cũng phải đọc chỉ số của Tung độ trước và chỉ số của trục Hoành độ sau. ¾ Toạ độ UTM đầy đủ Toạ độ 6 số trên, chỉ cho chúng ta biết vị trí của nó trên một ô vuông. Muốn có một toạ độ đầy đủ để cho chúng ta biết vị trí đó nằm ở đâu trên trái đất, chúng ta phải có những yếu tố sau: 1. Ký hiệu vùng lưới ô vuông (múi và dải), thí dụ: 48P… 2. Ký hiệu ô vuông 100 cây số cạnh, thí dụ: YS – CP… 3. Chỉ số Tung độ và Hoành độ của ô vuông 1 cây số. 4. Chỉ số phần 10 của toạ độ trong ô vuông 1 cây số. Thí dụ: Một toạ độ đầy đủ: 48P – YS – 637.254. ¾ Toạ độ UTM đơn giản Toạ độ UTM đơn giản là toạ độ gồm có: 1. Ký hiệu của ô vuông 100 cây số cạnh. 2. Chỉ số Tung độ và Hoành độ của ô vuông 1 cây số. 3. Chỉ số của phần 10 toạ độ nằm trong ô vuông 1 cây số. Thí dụ: YS-637.254. Ghi chú: Trên bản đồ người ta có ghi rõ ký hiệu của vùng lưới ô vuông (múi và dải), ký hiệu của ô vuông 100 cây số, kèm theo lời chỉ dẫn cách viết toạ độ UTM đầy đủ. ¾ Các hình thức toạ độ Có 4 loại toạ độ. 1. Loại 4 số (toạ độ Ki-lô-mét = 1000 mét) 2. Loại 6 số (toạ độ có khoảng cách 100 mét) 3. Loại 8 số (toạ độ có khoảng cách 10 mét) 4. Loại 10 số (toạ độ có khoảng cách 1 mét) Loại số 4 thì quá tổng quát, không chính xác, nên người ta thường dùng loại 6 số như đã đề cập ở trên. Còn loại 8 số hoặc 10 số rất ít chính xác, thì người ta cần dùng đến thước «chỉ định điểm». Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 17 4. thước chỉ định điểm Là một cái thước hình chữ L ngược, trên đó có ghi số đo của 4 loại tỷ lệ 1/150.000 – 1/100.000 – 1/50.000 và 1/25.000 để sử dụng tương ứng với loại bản đồ mà chúng ta có. Muốn sử dụng thước «chỉ định điểm», trước hết, chúng ta tìm ô vuông có chứa toạ độ muốn tìm. - Đặt thước «chỉ định điểm» để cạnh dưới của thước trùng lên trục Hoành độ dưới cửa ô vuông. - Xê dịch thước «chỉ định điểm» theo cạnh dưới của đường Hoành độ cho đến khi điểm toạ độ nằm ngay trên cạnh thẳng đứng của thước thì ngừng lại. - Đọc chỉ số ta thấy trên thước định điểm. Thước «chỉ định điểm» cho chúng ta toạ độ chính xác đến từng mét (tức toạ độ 10 số). 5. Vòng cao độ Cao độ của một điểm là chiều cao của điểm đó so với mực nước biển trung bình (giữa thuỷ triều lên và thuỷ triều xuống). Vòng cao độ là đường vẽ trên bản đồ nối liền những điểm có độ cao bằng nhau, trên vòng đó, người ta ghi những con số chỉ độ cao mà nó mang. Có 4 loại vòng cao độ: a) Vòng cao độ chính: Được in đậm nét và thường có mang những số ghi độ cao chính. b) Vòng cao độ phụ: Là những vòng được vẽ giữa hai vòng cao độ chính, nét nhỏ hơn, thường không mang số. c) Vòng cao độ bổ túc: Là những vòng cao độ được vẽ bằng những nét gián đoạn, để chỉ những độ cao chưa được xác định chính xác. d) Vòng cao độ trũng: Có những gạch ngắn hình răng lược và được đánh số nhỏ dần từ ngoài vào trong. Đây là những thế đất trũng như hố, miệng núi lửa… 6. tương quan giữa địa thế và vòng cao độ Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 18 ĐỒI: Nếu đồi có độ dốc đều nhau thì khoảng cách vòng cao độ cũng đều nhau. VÁCH ĐỨNG Nếu thực địa là một vách đứng thì chúng ta thấy những vòng cao độ chồng khít lên nhau. VÙNG TRŨNG - (BỒN ĐỊA): Nếu là một vùng đất trũng (người ta còn gọi là «bồn địa»), thì những vòng cao độ có hình răng lược. V. Định hướng bản đồ Định hướng bản đồ là làm thế nào để đặt trùng các phương hướng trên bản đồ với các phương hướng ở ngoài thực địa. Có nhiều cách định hướng bản đồ: 1. Bằng địa bàn thường: Đặt địa bàn lên bản đồ. Xoay bản đồ sao cho kim địa bàn nằm song song với trục Tung độ của bản đồ. Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 19 2. Bằng địa bàn quân sự: Đặt cạnh trái của địa bàn (phần có thước đo) lên trùng với trục Tung độ của bản đồ và giữ cho địa bàn không xê dịch. Xoay bản đồ cho đến khi kim từ tính (có hình tam giác ở đầ ) song song với hướng Bắc từ ghi chú trên bản đồ. u 3. Bằng chi tiết thực địa: Đây là trường hợp các bạn không có bản đồ trong tay. Căn cứ vào hướng của những chi tiết ngoài thực địa như con đường, dòng sông, đồi núi, công trình kiến trúc… hoặc các hướng mặt trời, trăng sao….để xác định phương hướng mà đặt bản đồ cho phù hợp với chi tiết trên đó. Thí dụ: Chúng ta có vị trí là 1 là đỉnh một ngọn đòi. Vị trí 2 là chân của một ngọn núi. Các bạn xoay bản đồ làm sao cho hướng chi tiết trên bản đồ trùng hướng với chi tiết ngoài thực địa. VI. Xác định điểm đứng Làm thế nào để biết chúng ta đang đứng ở đâu trên bản đồ. Hay là xác định một điểm trên bản đồ tương ứng với một điểm ngoài thực địa. Có nhiều phương pháp để xác định điểm đứng nhưng những phương pháp sau đây là đơn giản và dễ dàng. Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 20 1. Đứng tại điểm chuẩn của thực địa Tìm và đứng ngay vào một điểm chuẩn đặc biệt của địa hình mà các bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên bản đồ như: ngã ba đường, cầu, đỉnh chùa … tức là đã xác nhận được điểm đứng của mình. 2. Phương pháp ước lượng khoảng cách. Tìm một điểm chuẩn đặc biệt ngoài thực địa mà có thể tìm thấy trên bản đồ (như Hình 1). Ước lượng xem khoảng cách từ điểm chuẩn đó cách ta là bao nhiêu. Tính tỷ lệ, ta có điểm đứng trên bản đồ. 3. Phương pháp cắt đoạn con đường Bạn đứng trên một con đường và cố gắng tìm một điểm chuẩn dễ nhận thấy ngoài thực địa cũng như trong bản đồ. Dùng địa bàn đo phương giác từ chỗ bạn đứng đến điểm chuẩn đó. Sau khi đã định hướng bản đồ, bạn kéo một đường thẳng theo phương giác đó, cắt ngang điểm chuẩn và con đường. Giao điểm của con đường và phương giác đó là điểm đứng của bạn. Nguyễn Hồng Quảng Cục Kiểm lâm Mobile: 0903.296.377 Email: quangnh.kl@mard.gov.vn Tài liệu tham khảo 1. Phạm văn nhân - Tìm phương hướng 2. Thuần Ngọc & Võ Thị Diệu Hằng - Vietsciences 3. Nguyễn Hồng Quảng – Quy trình kỹ thuất theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp Tìm phương hướng khi đi rừng - Đọc và sử dụng bản đồ 21

File đính kèm:

  • pdftim huong - su dung ban do.pdf
Giáo án liên quan