Đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học cơ sở

- Module này gồm 5 phần:

Phần I: Những vấn đề hiệu trưởng cần biết về đánh giá kết quả học tập

Phần II: Chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập

Phần III: Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập

Phần IV: Chỉ đạo việc giám sát, điều chỉnh kế hoạch

Phần V: Tổng kết

 

doc34 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3408 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá kết quả học tập của học sinh trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạn câu hỏi nhằm mục đích đo lường việc đạt chuẩn đã qui định trong chương trình của học sinh; + Thảo luận về cách thức chấm điểm bài kiểm tra: Đối với bài kiểm tra dạng trắc nghiệm khách quan, cách thức chấm điểm tương đối đơn giản do yêu cầu mỗi câu hỏi đều có điểm như nhau. Đối với bài kiểm tra dạng tự luận, cần thay đổi cách chấm điểm truyền thống theo định hướng chú ý đến năng lực đầu ra của học sinh. Muốn vậy, cần xây dựng rubrric cho bài kiểm tra để có thể đưa ra những quyết định hợp lý và tin cậy. Rubric là một bản mô tả đầy đủ những gì học sinh cần chứng tỏ nếu để được xếp hạng giỏi, khá, trung bình, yếu, kém đối với nội dung kiểm tra. Kết quả học tập cần đạt Mức Giỏi Khá TB Yếu Kém Điểm >8 7.9-6.5 6.4- 5.0 4.9- 3.5 <3.5 Năng lực 1 Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả ….. Điểm: … Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Năng lực 2 Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả ….. Điểm: … Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Năng lực 3 Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả ….. Điểm: … Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Năng lực 4 Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả ….. Điểm: … Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Năng lực 5 Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả ….. Điểm: … Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. Mô tả …….. Điểm: …….. + Thảo luận về cách sử dụng kết quả đánh giá kết quả học tập của học sinh;… - Ông/bà cần tổ chức các buổi báo cáo kinh nghiệm giữa các tổ chuyên môn, nhằm học hỏi kinh nghiệm và đúc rút những cách thức thực hiện mang lại hiệu quả và phù hợp thực tiễn nhất. Cần lưu ý đến yêu cầu về tính hiệu lực và độ tin cậy của kết quả đánh giá. - Ông/bà cần dõi theo tiến bộ của mỗi giáo viên trong quá trình đổi mới đánh giá đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục; dõi theo sự tiến bộ về thành tích học tập của học sinh thông qua kết quả khảo sát chất lượng toàn trường. - Ông/bà cần thường xuyên đôn đốc và khuyến khích giáo viên thực hiện đúng tiến độ, cách thức đánh giá đã dự kiến trong bản kế hoạch đánh giá cá nhân, cũng như bản kế hoạch đánh giá của tổ chuyên môn và của nhà trường. Ghi nhớ 2 Trách nhiệm chỉ đạo của ông/bà là phải đảm bảo: + Tổ chức thường xuyên các buổi sinh hoạt chuyên đề đổi mới đánh giá để mỗi tổ chuyên môn thống nhất cách thức đánh giá kết quả học tập + Thực hiện đúng tiến độ, yêu cầu của các phương pháp đánh giá + Sử dụng một cách hiệu quả tác động của phương pháp đánh giá đối với việc điều chỉnh hoạt động dạy và học. 3.1.3 Các yêu cầu đối với các hoạt động đánh giá Chúng ta sẽ kết thúc bằng việc giới thiệu danh mục các yêu cầu đối với công tác đánh giá trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường THCS: YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ Hỗ trợ quá trình học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh trong quá trình dạy và học Khuyến khích các kết quả đầu ra dự kiến Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá khác nhau Khuyến khích tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau ở học sinh Đảm bảo nguyên tắc đánh giá toàn diện, phù hợp, công bằng Đảm bảo nguyên tắc đánh giá hiệu lực, đáng tin cậy và khả thi Khuyến khích học sinh chịu trách nhiệm đối với học tập của mình Các chỉ đạo đánh giá quá trình dạy và học trong nhà trường của ông/bà liên quan đến các hoạt động xây dựng bài học; thu thập chứng cứ thành công và đặc biệt, giúp giáo viên, học sinh có những thông tin chính xác về chất lượng học tập. + Giúp giáo viên hiểu rằng việc đánh giá kết quả học tập sẽ hướng dẫn học sinh biết điểm mạnh, những kiến thức còn thiếu hụt cần phải bù đắp để có thể cải thiện được kết quả học tập ở cuối học kì. Điều này có nghĩa, học sinh cần phải được cung cấp thông tin về chất lượng các bài kiểm tra để hiểu chính xác về kết quả học tập của bản thân, cần có những gợi ý cụ thể để nâng cao kết quả học tập của mình. + Mục đích cơ bản của đánh giá là cung cấp những thông tin cần thiết để nâng cao thành tích học tập tương lai. Dù vậy, điều cốt yếu là những thông tin đánh giá phải chính xác để đưa ra những thông báo hiệu quả về thành tích học tập. 3.2. Kết luận Ở trên là những gợi ý cơ bản nhằm hỗ trợ ông/bà trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ông/bà tập trung sự chỉ đạo vào việc tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn thảo luận từng vấn đề cụ thể đã nêu trong bản kế hoạch. Thông qua đó, nâng cao năng lực thực hiện các phương pháp và kĩ thuật đánh giá kết quả học tập môn học ở mỗi giáo viên, nâng cao thành tích học tập của học sinh và cá thể hóa quá trình giáo dục. PHẦN IV CHỈ ĐẠO VIỆC GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ 4.1. Hiệu trưởng chỉ đạo việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá 4.1.1 Giám sát từng bước thực hiện kế hoạch đánh giá Việc giám sát nhằm cung cấp thông tin để điều chỉnh tiến độ, chỉ ra những vướng mắc trong triển khai kế hoạch, phát hiện sớm những sai sót trong quá trình thực thi kế hoạch, để nhà quản lí đề ra các biện pháp phòng ngừa. - Với tư cách là nhà chỉ đạo, quản lí giáo dục, ông/bà cần quyết định những biện pháp giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện từng hoạt động trong kế hoạch đánh giá đã thiết lập. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản: + Thành lập một bộ phận chuyên giám sát các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong nhà trường. Thành viên của bộ phận này cần được tập huấn những hiểu biết cơ bản, những kĩ năng cần thiết về giám sát và đổi mới đánh giá. + Xác định chính xác một hoặc một số hoạt động đánh giá trọng tâm cần kiên quyết thực hiện theo đúng tiến độ đề ra. Những hoạt động khác có thể xê dịch trong khoảng thời gian cho phép. Nhiều khi, do những nguyên nhân bất khả kháng mà ông/bà cần quyết định điều chỉnh tiến độ của các hoạt động trọng tâm. - Bộ phận giám sát của nhà trường cần chỉ ra những vướng mắc trong quá trình triển khai kế hoạch đánh giá và đề xuất giải pháp khắc phục. Ví dụ: giáo viên không có chuẩn chương trình môn học nên khó có thể cung cấp những thông tin chính xác về việc học sinh của mình có đạt chuẩn đã qui định hay không; giáo viên chưa được tập huấn kĩ càng về kĩ thuật biên soạn câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan nên cần có kế hoạch tập huấn kịp thời;… - Khi theo dõi sát sao việc triển khai kế hoạch đánh giá đã lập, bộ phận giám sát có trách nhiệm, chức năng phát hiện những khiếm khuyết, sai sót của kế hoạch để tư vấn với hiệu trưởng có biện pháp giải quyết kịp thời. Ví dụ: đề kiểm tra cuối năm có vai trò quan trọng bởi tổng kết hiệu quả dạy và học của nhà trường trong suốt năm học, do đó không quan tâm đến việc thử nghiệm và kiểm định chất lượng đề trước khi kiểm tra chính thức là một sai sót có thể xảy ra ở hầu hết các trường THCS. - Việc giám sát đánh giá nên được tiến hành ở bất cứ lúc nào trong quá trình thực thi kế hoạch và theo từng giai đoạn, trên tất cả các lĩnh vực như tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự, chất lượng sản phẩm đầu ra,… Điều quan trọng là phân tích tác động và xác định những vấn đề gay cấn cho kế hoạch đánh giá tiếp theo. 4.1.2 Chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch đã lập khi cần Căn cứ vào thông tin của quá trình giám sát, ông/bà có thể: + Cần ra quyết định để thay đổi và điều chỉnh một phần kế hoạch, cải tiến phương pháp hoặc quy trình đánh giá. + Cần điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục 4.2 Kết luận Ở trên là những gợi ý cơ bản nhằm hỗ trợ ông/bà trong quá trình chỉ đạo việc giám sát và điều chỉnh kế hoạch đánh giá kết quả học tập của học sinh. Ông/bà tập trung sự chỉ đạo vào việc tổ chức giám sát chặt chẽ từng hoạt động triển khai theo tiến độ của bản kế hoạch đã qui định. Dựa vào những căn cứ giám sát, ông/bà có thể ra quyết định điều chỉnh tiến độ, bổ sung các khiếm khuyết, đề ra các biện pháp giỉa quyết kịp thời. Đồng thời có thể điều chỉnh lại kế hoạch đã lập ban đầu nếu cần. Điều quan trọng là hoạt động chỉ đạo của ông/bà phải góp phần giúp giáo viên hiểu rõ hơn, có trách nhiệm hơn đối với hoạt động đánh giá kết quả học tập của bản thân họ. PHẦN V. TỔNG KẾT MODULE Trong phần này, ông/bà sẽ thảo luận với đồng nghiệp và trả lời các bài tập sau. Với mỗi bài tập, chúng tôi gợi ý một số vấn đề cần trả lời, tuy nhiên ông/bà có thể lựa chọn, bổ sung hoặc điều chỉnh cho hợp lí hơn với nhà trường mình. Bài tập 1. Những vấn đề nào thực sự giúp ích cho ông/bà qua khoá học này ? - Qua khoá học, những vấn đề gì đã hiểu mà trước đó ông/bà gặp khó khăn? - Khoá học đã cung cấp những kiến thức, kĩ năng quản lí cơ bản nào cho ông/bà trong lĩnh vực đánh giá kết quả học tập của học sinh? - Những vấn đề nào có thể được ứng dụng trong công việc của ông/bà trong tương lai? - Kinh nghiệm và kiến thức về quản lí giúp ích ông/bà thế nào khi tiếp cận tài liệu này? Bài tập 2. Những vấn đề nào đã đề cập trong tài liệu được ông/bà thực sự quan tâm khi chỉ đạo công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh? - Những thuật ngữ, khái niệm hoặc kiến thức nào? - Những yêu cầu cụ thể nào trong các giá trị: hiệu lực, tin cậy, khả thi? - Những nguyên tắc đánh giá nào là quan trọng nhất, nhì, ba? - Những kĩ thuật nào trong quá trình chỉ đạo việc lập kế hoạch đánh giá, thực hiện và điều chỉnh kế hoạch? Bài tập 3. Những vấn đề nào giáo viên cần sự hỗ trợ của ông/bà sau khoá học này? - Hiểu chuẩn và cách thức sử dụng chuẩn chương trình giáo dục trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh - Cách thức đánh giá đầu ra - Những hoạt động đánh giá cụ thể - Những phương pháp đánh giá cần thực hiện - Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra - Kĩ thuật viết cân hỏi - Qui trình biên soạn đề kiểm tra - Cách thức sử dụng kết quả đánh giá Bài tập 4. Đánh giá của ông/bà về chất lượng tài liệu này - Những ưu điểm, hạn chế về hình thức, nội dung, phương pháp trình bày của tài liệu? - Những ưu điểm, hạn chế của mỗi phần trong tài liệu? - Những hướng dẫn, gợi ý trong tài liệu có góp phần nâng cao năng lực quản lí của ông/bà không? Tại sao? - Kiến nghị điều chỉnh của ông/bà để nâng cao chất lượng của tài liệu? ……………………………………………………

File đính kèm:

  • docDanh gia ket qua hoc tap cua hoc sinh Truong THCS.doc