Tài liệu cơ bản về diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và sự tham gia của Việt Nam

I/ Vài nét về ASEM

1/ Giới thiệu chung về ASEM:

Thành lập: Tháng 3/1996, Tiến trình Hợp tác Á-Âu (Asia-Europe Meeting - gọi tắt là ASEM) được chính thức thành lập theo sáng kiến của Xinh-ga-po và Pháp, và dưới sự ủng hộ tích cực của ASEAN. Đây là diễn đàn đối thoại phi chính thức giữa các Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên ASEM.

Thành viên: Số lượng thành viên của ASEM tăng từ 26 (từ năm 1996) lên 39 thành viên (tại ASEM 5, Hà Nội, năm 2004) và 45 thành viên hiện nay (Danh sách kèm theo). Đến nay, vai trò cùa ASEM trên thế giới ngày càng tăng, chiếm 58% dân số thế giới, gần 60 % tổng kim ngạch thương mại thế giới và khoảng 50% GDP toàn cầu.

Mục tiêu: tạo dựng "một mối quan hệ đối tác mới toàn diện giữa Á - Âu vì sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn" và “tạo ra sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa nhân dân hai châu lục và thiết lập đối thoại chặt chẽ giữa các đối tác bình đẳng”, “duy trì và tăng cường hòa bình và ổn định cũng như phát huy các điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu cơ bản về diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và sự tham gia của Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nghiệp vừa và nhỏ… là những lĩnh vực hợp tác tiềm năng mà Tuyên bố Hà Nội về Quan hệ đối tác kinh tế Á-Âu chặt chẽ hơn (thông qua tại ASEM 5 Hà Nội) nhấn mạnh. c/ Hợp tác trên các lĩnh vực khác: Đây là mảng hợp tác có nhiều hoạt động, được triển khai thành công nhất, trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thu hút nhiều tầng lớp tham gia nhất trong ASEM góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Á - Âu. Đối thoại văn hóa văn minh được coi là một trọng tâm hợp tác ASEM, một công cụ tăng cường hiểu biết, khoan dung. Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa – văn minh (thông qua tại ASEM 5) và Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa – Văn minh lần thứ nhất tại Bắc Kinh, 12/2003) và lần thứ hai tại Pari, 7/2005 vạch định hướng cho hợp tác trên lĩnh vực này. Hội nghị lần thứ 3 gần đây nhất được tổ chức tại Ma-lai-xi-a, ngày 21-24/4/2008. Một số sáng kiến y tế như “Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng”, “Xử lý các dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng”, “Hội thảo ASEM về kiểm soát HIV/AIDS” thu hút được sự quan tâm của thành viên ASEM. Hoạt động hợp tác trên lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ, tư pháp cũng được thúc đẩy. Các hoạt động tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai châu lục phần lớn được thực hiện thông qua Quỹ Á – Âu (ASEF), có trụ sở tại Singapore. Đây là thực thể có ban điều hành duy nhất trong ASEM hiện nay. Thành phần tham gia các hoạt động của ASEF là các Học giả, các viện nghiên cứu, các cán bộ thuộc cơ quan chính phủ, các nhà hoạt động văn hóa, các tổ chức phi chính phủ, thanh niên, sinh viên và học sinh. Thông qua 4 kênh chính là giao lưu nhân dân, giao lưu trí thức, giao lưu văn hóa và quảng bá tuyên truyền, cho đến nay (từ 2/1997), Quỹ đã triển khai được hơn 400 dự án (Hội nghị Giám đốc các trường đại học ASEM, mạng lưới các trường đại học Á-Âu, học bổng kép ASEM-DUO, đối thoại thanh niên, đối thoại giữa các nhà lãnh đạo trẻ, Hội trại Âm nhạc…), thu hút hơn 17.000 công dân Á-Âu tham gia. Những hoạt động này thực sự đã thúc đẩy giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai châu lục. II/ Sự tham gia của Việt Nam vào Tiến trình hợp tác ASEM 1/ Triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập ASEM, luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á-Âu trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác khác. Bên cạnh việc hoàn thành tốt vai trò điều phối viên châu Á trong ASEM từ năm 2000 đến 2004, đóng góp lớn nhất của Việt Nam là tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (Hà Nội, 10/2004). 2/ Việc tham gia ASEM tạo thêm điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiếp tục triển khai chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, hỗ trợ cho quan hệ song phương, đẩy mạnh ngoại giao đa phương; tranh thủ khả năng hợp tác thương mại, đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, trao đổi văn hóa đào tạo, giáo dục phục vụ các yêu cầu phát triển đất nước. Đồng thời, tham gia với tư cách một thành viên bình đẳng, Việt Nam có cơ hội cùng xây dựng luật chơi chung của cả Á-Âu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở hai khu vực và trên thế giới; từ đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. 3/ Việt Nam đã đưa ra 10 sáng kiến và đồng tác giả 15 sáng kiến khác (trong đó, 14 sáng kiến đã được triển khai), tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, thay đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, du lịch, kinh tế. 4/ Việt Nam đã tổ chức hàng loạt hoạt động quan trọng, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004);  Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 3 (2001), gần đây nhất là Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng (4/2008), Diễn đàn Du lịch ASEM (9/2008). Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần 9 (25-26/5/2009); Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEM (5/2009); Cuộc họp các Quan chức cao cấp về Phối hợp các hoạt động văn hoá nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh ASEM (2009); Diễn đàn cấp Tổng Vụ trưởng về An ninh lương thực (2009); Hội thảo cấp Tổng Vụ trưởng về Trao đổi kinh nghiệm về sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu và các bệnh mới nổi (2009); Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEM (2012). 5/ Trong lĩnh vực chính trị, đóng góp lớn nhất của Việt Nam phải kể đến là những nỗ lực chuẩn bị và tổ chức thành công Cấp cao ASEM 5, đưa ra những quyết định mở ra hướng mới cho hợp tác ASEM, đẩy mạnh hợp tác về kinh tế và văn hoá, Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò tích cực của nước chủ nhà, chủ động dàn xếp điều hòa lợi ích giữa các thành viên ASEM, giải quyết tốt vấn đề mở rộng thành viên của Mi-an-ma, góp phần quan trọng duy trì sự phát triển của tiến trình, đoàn kết trong khối các nước ASEAN.     6/ Về hợp tác kinh tế- tài chính, ta đã thúc đẩy Hội nghị ASEM 5 thông qua “Tuyên bố Hà Nội về tăng cường hợp tác kinh tế ASEM chặt chẽ hơn”. Đây là văn kiện có tính định hướng hợp tác kinh tế ASEM. Việc ta tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Á-Âu lần thứ 9 liền kề với Cấp cao ASEM 5, một mặt góp phần thúc đẩy kênh đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp đối với ASEM; mặt khác tạo khuôn mẫu cho tổ chức các Diễn đàn doanh nghiệp về sau. Trong lĩnh vực tài chính, đến năm 2006 (thời điểm kết thúc), các Bộ ngành của Việt Nam đã tranh thủ Quỹ Tín thác ASEM (ATF) trợ giúp triển khai có hiệu quả  21 dự án với giá trị gần 13,35 triệu đô la trên các lĩnh vực cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp, xóa đói giảm nghèo và cải cách hệ thống an sinh xã hội, được đánh giá cao. Hợp tác trong các lĩnh vực mới như doanh nghiệp nhỏ và vừa, an ninh lương thực cũng ghi đậm dấu ấn vai trò tích cực của Việt Nam, thể hiện rõ nhất ở sáng kiến của ta về tổ chức “Diễn đàn ASEM lần thứ nhất về an ninh lương thực”. 7/ Hợp tác trong các lĩnh vực khác cũng ghi nhận vai trò tham gia tích cực và chủ động của Việt Nam. Việt Nam là nước đi đầu đưa ra sáng kiến về hợp tác văn hóa, y tế, giao thông vận tải, môi trường, khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và an ninh năng lượng. Đặc biệt, Việt Nam cũng là một trong những nước tiên phong trong đăng ký lĩnh vực Nhóm đi đầu (issue-based leadership) gồm phát triển nguồn nhân lực/giáo dục; Phòng chống HIV/AIDS/ Kiểm soát dịch bệnh bùng phát; Văn hoá/du lịch. Về hợp tác về văn hóa, Việt Nam đã tích cực tham dự và triển khai nhiều hoạt động trong khuôn khổ ASEM, như chủ động đề xuất sáng kiến “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong các nước ASEM” (Pháp đồng tác giả) được Hội nghị Cấp cao ASEM lần thứ hai (Luân Đôn, 4/1998) thông qua. Với vai trò điều phối của Việt Nam, Hội nghị ASEM 5 đã thông qua tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, tạo khuôn khổ pháp lý đẩy mạnh hợp tác Á-Âu trong lĩnh vực văn hóa. Đặc biệt, tại Cấp cao ASEM 7 vừa qua, ta đã đưa ra sáng kiến về “Phối hợp các hoạt động văn hoá nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh ASEM” thể hiện đóng góp tích cực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác văn hoá Á-Âu, được các thành viên hoan nghênh. Về y tế, Việt Nam là nước đầu tiên đưa ra sáng kiến hợp tác y tế trong ASEM vào năm 1999 về “Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” (thông qua tại Hội nghị FMM 2, Béc-lin 3/1999), được các nước đánh giá cao. Sáng kiến về “Xử lý dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng” đồng tác giả với Trung Quốc (thông qua tại Hội nghị FMM 5, Ba-li 7/2003) không chỉ phát huy được thế mạnh về y dược học của Việt Nam mà còn đáp ứng đòi hỏi bức xúc của các thành viên trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp thời đại toàn cầu hóa, được các nước hưởng ứng. “Hội thảo Hợp tác ASEM về kiểm soát HIV/AIDS”: đồng sáng kiến với Thụy Điển, Phần Lan, thông qua tại ASEM 5 (Hà Nội, 10/2004); tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, 22-26/11/2005. Sáng kiến “Trao đổi kinh nghiệm về sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu và các bệnh mới nổi” được thông qua tại ASEM 7 cũng ghi nhận đóng góp mới của ta trong lĩnh vực này. Trong lĩnh vực giao thông vận tải, sáng kiến “Hội thảo ASEM về tuyến đường sắt tơ lụa Á-Âu” (thông qua tại Hội nghị FMM 6, Ai-len, 4/2004), ta đã đồng tác giả với Hàn Quốc và một số nước ASEM khác. Sáng kiến này góp phần mở ra triển vọng nối mạng đường sắt Á-Âu. Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với các thành viên trong lĩnh vực môi trường, khoa học công nghệ. Ta đã phối hợp cùng EC tổ chức Hội thảo ASEM về Công nghệ sạch tại Hà Nội (9/2004) - sáng kiến đầu tiên trong khuôn khổ ASEM về lĩnh vực công nghệ sạch, một bước cụ thể đẩy tới nỗ lực hợp tác ASEM bảo vệ môi trường. Hiện nay, Việt Nam đã và đang tích cực chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng về ICT đầu tiên sẽ được tổ chức tại Việt Nam tháng 12/2006. 8/ Việt Nam cũng tích cực tham gia các hoạt động của Quỹ Á-Âu (ASEF) - thể chế thường trực duy nhất trong ASEM, đóng góp cho Quỹ 248.000 USD trong giai đoạn 1997 – 2008, cử đại diện tham gia Hội đồng Thống đốc của Quỹ và vận động thành công đưa cán bộ của ta vào giữ chức Phó Giám đốc Điều hành Quỹ ASEF (8/2008). Trong năm nay, Việt Nam đã chủ trì tổ chức thành công các dự án quan trọng của ASEF như Lễ ra mắt cuốn sách “Châu Âu học tại châu Á: nhận thức của giới truyền thông, công chúng, tầng lớp tinh hoa tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Thái Lan” tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội (5/2008) để chuẩn bị cho dự án “Châu Âu qua con mắt của châu Á” giai đoạn ba sẽ được triển khai tại Việt Nam, In-đô-nê-xia và Phi-lip-pin; Hội thảo Thường niên và Cuộc họp toàn thể lần thứ 7 của Mạng lưới cựu sinh viên các trường đại học ASEF (ASEFUAN) (Hà Nội - 8/2008); Liên hoan nhạc cụ gõ quốc tế lần đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà Nội (9/2008) với sự tham gia của các nhạc công đến từ 20 quốc gia Á và Âu. Và hiện tại, ta đang phối hợp chặt chẽ với Quỹ ASEF trong việc triển khai các hoạt động bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 9 (FMM 9, 5/2009) tại Hà Nội. (Xin mời các bạn vào trang riêng để chia sẻ nhiều hơn các tư liệu Địa lí: hoangngocminh.violet.vn Xin chân thành cảm ơn !)

File đính kèm:

  • docDIEN DAN HOP TAC AAU ASEM.doc
Giáo án liên quan