Kế hoạch giáo dục Chủ điểm: thế giới thực vật

* Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ:

- Biết được giá trị của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật rất tốt với sức khoẻ con người. Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.

- Hình thành một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống( ăn quả được rửa rạch, gọt vỏ, thức ăn chin đã được chế biến.).

* Thể dục:

- Phát triển sự khéo léo của các cơ tay, cơ chân qua hoạt động, tập làm quen những món ăn, chăm sóc cây xanh, cây rau, cắt, dán.

- Thực hiện thành thạo một số vận động như chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian, đi, nhảy, ném, bắt, bật, tung

-Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu

- Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút

- Tự rửa mặt, chải răng hàng ngày

- Biết kêu cứu và chạy ra khỏi nơi nguy hiểm.

- Ném bóng và bắt bóng bằng 2 tay từ khoảng cách xa 4m

- Đi thăng bằng được trên ghế thể dục (2m x0,25m x 0,35m)

- Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian

- Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp

- Kể được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày

- Nhận ra và không chơi một số đồ vật có thể gây nguy hiểm.

- Biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm

 

doc98 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 7612 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế hoạch giáo dục Chủ điểm: thế giới thực vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Em yêu cây xanh” nhạc và lời Hoàng Văn Yến. b/ Hoạt động trọng tâm. * Hoạt động 1: Dạy hát * Cô và trẻ cùng hát bài hát “Em yêu cây xanh” - Cho cả lớp đứng dậy hát kết hợp vỗ tay theo phách qua bài hát. - Cho trẻ hát kết hợp gõ đệm theo phách qua bài hát bằng phách tre, lắc, xắc xô. - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân thay đổi theo hình thức khác nhau. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ, nhận xét khuyến khích trẻ kịp thời * Hoạt động 2: * Nghe hát: Bài “Cây trúc xinh” - Cô giới thiệu nội dung bài hát “Cây trúc xinh”. Dân ca quan họ bắc ninh. - Cô hát cho trẻ nghe lần 1. Lần 2 mở máy cho trẻ nghe cô kết hợp điệu bộ minh hoạ - Cho trẻ vận động minh hoạ theo cô.( cả lớp) - Nhận xét khuyến khích chú ý trẻ nghe hát * Hoạt động 3: * Trò chơi: “ Giọng hát to nhỏ” - Cô hướng dẫn giải thích cách chơi, sau đó tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm, lớp, cá nhân. - Nhận xét trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ hứng thú trong trò chơi kịp thời c/Kết thúc tiết học.Trẻ hát bài “Em yêu cây xanh” IV/ Hoạt động góc: * Góc phân vai: “ Cửa hàng, gia đình” - Yêu cầu: Trẻ có kỹ năng đóng vai người bán hàng và người mua hàng, sắp xếp hàng đúng nơi quy định. Biết niềm nở mời khách mua hàng. Kỹ năng đóng vai bố, mẹ con * Chuẩn bị: Một số thực phẩm đồ chơi quả, rau, củ, bộ đồ nấu ăn, đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. * Góc xây dựng: “Xây vườn cây xanh” * Yêu cầu: Trẻ xây hàng rào, cổng, trồng một số loại cây hoa, cây cảnh, trang trí một số khu vực vui chơi. * Chuẩn bị: Khối gạch, cây xanh, cây hoa, cột điện, nghế đá. * Góc nghệ thuật: Xé dán một số loại cây ăn quả. - Yêu cầu: Luyện cho trẻ có một số kĩ năng xé dán, xếp bố cục tranh cân đối để tạo ra sản phẩm. * Chuẩn bị: Giấy, hồ dán, góc chơi. * Tiến hành chung cho các góc chơi: - Cô tập trung trẻ lại cho trẻ hát một bài về chủ điểm, cùng nhau thảo luận trò chuyện về chủ điểm, định hướng cho trẻ chọn góc chơi ngày hôm nay, sau đó cho trẻ đi về các góc chơi mà trẻ thích. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn cho trẻ chơi để trẻ thể hiện được vai chơi trong nhóm. - Cho trẻ quan sát giao lưu từng góc chơi, sau đó cô và trẻ cùng nhận xét đánh giá sản phẩm chơi ở các góc, cô nhấn mạnh vào góc chơi chính khuyến khích hướng dẫn trẻ lần sau chơi tốt hơn ở trong nhóm của mình. - Kết thúc thu dọn đồ chơi * Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa. V/ Hoạt động chiều: - Vệ sinh, ăn xế - Ôn lại một số kĩ năng trẻ thực hiện chưa tốt ở hoạt động buổi sáng. Thực hiện hoạt động: Tăng cường tiếng việt cho trẻ Ôn lại các cụm từ: Cây bàng, cây phượng, bóng mát, cây nhãn, cây mận, cây dừa, rễ, thân, lá, củi, vỏ, cành 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ nghe và hiểu, phát âm đúng rõ ràng với các cụm từ cây bàng, cây phượng, bóng mát, cây nhãn, cây mận, cây dừa, rễ, thân, lá, củi, vỏ, cành. - Luyện kỹ năng phát âm cho trẻ thông qua các trò chơi. 2/ Chuẩn bị: - Hình ảnh và các cụm từ. Cây bàng, cây phượng, bóng mát, cây nhãn, cây mận, cây dừa, thân, rễ, lá, củi, vỏ, cành - Máy tính, ti vi, trò chơi 3/Tiến trình hoạt động: a/Hoạt động mở đầu: - Trò chuyệnvề một số loại cây - Có những loại cây gì? - Cây sống được nhờ gì? - Cây xanh cho ta ích lợi gì - Cô kết hợp giáo dục trẻ biết trồng và bảo vệ cây b/Tiến hành hoạt động. Tổ chức trò chơi. * Trò chơi “ thi tài” - Cô đố trẻ và đọc lại các cụm từ - Cho trẻ đọc lại các từ đã học trong tuần. * Trò chơi: “ nhanh mắt”. - Cho trẻ nhìn vào hình ảnh và hỏi trẻ hình ảnh nào đã biến mất và đọc lại cụm từ dưới hình ảnh đó. * Trò chơi:“ Chung sức”. - Cho trẻ nhìn vào hình đoán xem hình ảnh gì và cho trẻ đọc lại cụm từ dưới hình ảnh đó. c) Kết thúc hoạt động: Chơi trò chơi nhẹ. - Cho trẻ thực hiện. Hoạt động : Tạo hình * Đề tài: Vẽ cây bằng dấu vân tay 1/ Mục đích yêu cầu: - Trẻ có kỹ năng vẽ thành cây từ dấu vân tay của mình. - Luyện các kỹ năng vẽ, cách chia bố cục tranh cân đối. - Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc bảo vệ cây.Ích lợi của cây. Biết gìn giữ sản phẩm khi tạo ra 2/ Chuẩn bị: - Vở tạo hình, màu nước, màu sáp, bàn ghế đúng quy cách. - Tranh mẫu của cô vẽ cây bằng dấu vân tay.. - Nội dung kết hợp: MTXQ - TOÁN - ÂM NHẠC 3/Phương pháp: Quan sát - Thực hành - Đàm thoại. 4/Tiến hành hoạt động: a/ Mở đầu hoạt động: - Cô và trẻ trò chuyện về cây xanh và môi trường sống của cây. - Cây có ích lợi gì? - Cây sống được là nhờ gì? - Muốn có nhiều cây bóng mát chúng ta phải làm gì? * Giáo dục trẻ: Chăm sóc bảo vệ cây. b/Hoạt động trọng tâm : * Hoạt động 1: - Cho trẻ quan sát tranh vẽ cây từ dấu vân tay.. - Nhận xét về tranh vẽ cây như thế nào đây? - Cây vẽ từ gì? - Cây được vẽ từ dấu vân tay. Thân cây và tán lá được vẽ từ bàn tay, các chấm của lá từ các mũi ngón tay, chấm cách đều nhau. - Vậy hôm nay cô sẽ mở hội thi xem các họa sĩ lớp lá 4 vẽ cây từ dấu vân tay có đẹp không nhé! * Hoạt động 2: * Cô hướng dẫn gợi ý cách vẽ, đặt bàn tay vào trang giấy, tán là bàn tay, thân là cánh tay, sau đó lấy đầu ngón tay chấm các chấm nhỏ để làm lá của cây. Khi sử dụng các con dùng màu nước thật cận thẩn không làm rơi màu, làm bẩn trang giấy. - Cho trẻ thực hiện vẽ(cả lớp), cô bao quát hướng dẫn bổ sung cho trẻ nhắc trẻ trong khi vẽ cây. * Hoạt động 3: - Nhận xét sản phẩm. Cho trẻ treo sản phẩm lên giá, quan sát nhận xét. - Cô hỏi trẻ cháu vẽ được cây từ gì?? (trẻ nêu nhận xét). Cháu thích những cây nào? Vì sao cháu thích. Cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn. Cô chọn một số sản phẩm đẹp, xấu nhận xét sửa sai, khuyến khích trẻ lần sau vẽ tốt. c/ Kết thúc tiết học: Cho trẻ nghe nhạc bài hát “Em yêu cây xanh” thu dọn đồ dùng - Nêu gương - cắm cờ - Vệ sinh - trả trẻ - trao đổi với phụ huynh VI/ Đánh giá cuối ngày: - ...... ............................................................................................................. - .................................................................................................................... - ..................................................................................................................... ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHỦ ĐIỂM CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI THỰCVẬT Thời gian thực hiện 5 tuần từ ngày 14/1 đến 22 tháng 2 năm 2013 1/Về mục tiêu chủ đề: * Các mục tiêu đã thực hiện. Thực hiện đầy đủ 5 mục tiêu như phát triển thể chất, thẩm mỹ, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội. * Các mục tiêu đặt ra chưa thực hiện được. - Các mục tiêu đưa ra đều thực hiện đầy đủ, nhưng kết quả ở mục tiêu thẩm mỹ đạt chưa cao. - Lý do: Một số trẻ ở độ tuổi lớp chồi thực hiện của chương trình lớp lá nên kỹ năng vẽ, nặn, tô màu, tiếp thu rất chậm. * Những trẻ chưa đạt được các mục tiêu: Lý do + Phát triển thể chất: * Trẻ 5 tuổi: Cháu Đạt, Phương kỹ năng thực hiện chưa tốt. - Lý do: Một số vận động theo chỉ số trong bộ công cụ đánh giá trẻ 5 tuổi còn hơi khó với trẻ. * Trẻ 4 tuổi: Cháu Hải, Vinh, Chi thực hiện vận động trong khi học thể dục không đạt. - Lý do: Cháu còn chậm ở độ tuổi lớp chồi. + Phát triển nhận thức: * Trẻ 5 tuổi: Cháu Đạt, Phương phát triển nhận thức còn chậm ít chú ý, không trả lời câu hỏi., ít giơ tay phát biểu bài - Lý do: Cháu tiếp thu chậm không nhớ. * Trẻ 4 tuổi: Cháu Hải, Chi, Vinh chưa đạt được trong lĩnh vực nhận thức. - Lý do: Các cháu tiết thu chậm không nhớ nội dung trong bài học. + Phát triển tình cảm xã hội: * Trẻ 5 tuổi: Đa số các cháu đạt được lĩnh vực tình cảm xã hội và có kĩ năng chơi trong nhóm.. * Trẻ 4 tuổi: Cháu Hải, chưa đạt được trong lĩnh vực tình cảm xã hội . - Lý do: Cháu còn chậm, chưa có kỹ năng chơi. Hay tranh dành đồ chơi với bạn + Phát triển thẩm mỹ: * Trẻ 5 tuổi: Cháu Đạt, Hạ, Phương chưa đạt được trong lĩnh vực thẩm mỹ. - Lý do: Kỹ năng vẽ, tô màu, cắt dán còn yếu, chưa tạo ra được sản phẩm. * Trẻ 4 tuổi: Cháu Hải, Chi, Vinh chưa đạt được trong lĩnh vực thẩm mỹ. - Lý do: Cháu còn chậm, chưa có kỹ năng vẽ, tô, nặn, cắt dán của các cháu còn yếu.. 2/ Về nội dung của chủ đề: * Các nội dung đã thực hiện tốt: Tổ chức cho trẻ thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động trong chủ đề, chủ điểm và nắm được một số nội dung cơ bản của chủ đề, chủ điểm. Thực hiện tương đối tốt ở một số hoạt động. * Các nội dung chưa thực hiện được, hoặc chưa phù hợp, lý do - Các nội dung đưa ra đều phù hợp với đặc điểm của lớp, một số nội dung thực hiện theo chỉ số còn quá cáo đối với trẻ, thực hiện đầy đủ nhưng kết quả đạt chưa cao ở nội dung hoạt động thẩm mỹ. - Lý do: Một số trẻ rất chậm chưa có các kỹ năng nặn, tô, cắt dán, vẽ.... 3/ Về tổ chức các hoạt động của chủ đề: * Về hoạt động có chủ đích: - Trẻ tham gia hứng thú vào tất cả các hoạt động có chủ đích, thưc hiện tương đối tốt ở các hoạt động. * Về số lượng tổ chức chơi trong lớp. Có 5 góc chơi, góc xây dựng, phân vai, nghệ thuật, học tập, thiên nhiên. - Tổ chức chơi thường xuyên sau giờ học của các ngày trong tuần, đổi các góc chơi trong ngày phù hợp với bài học của từng ngày. * Về việc tổ chức chơi ngoài trời: - Cho trẻ chơi tất cả các ngày học trong tuần. - Trẻ hứng thú chơi sôi nổi. Đạt kết quả tương đối cao.. 4/ Những vấn đề khác cần chú ý: * Về sức khoẻ của trẻ: Đa số các cháu tăng cân rõ rệt. Ăn uống hết khẩu phần ăn của mình. * Những vấn đề chuẩn bị học liệu đồ chơi, lao động, trực nhật, tự phục vụ bạn thân. - Đồ chơi tự làm ở các góc tương đối đầy đủ. Bổ sung thêm đồ chơi ở góc học tập. - Trẻ chơi xong đã biết thu dọn đồ chơi vào đúng nơi quy định, biết sắp xếp gọn gàng. Trẻ biết tự phục vụ vệ sinh cá nhân cho bản thân như rửa chân tay,đánh răng, rửa mặt, xúc cơm ăn. Biết nhận biết đúng kí hiệu đồ dùng cá nhân của mình. 5/ Một số lưu ý để triển khai cho chủ điểm sau được tốt hơn: - Tiếp tục làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc, phục vụ cho chủ điểm mới. - Rèn kỹ năng cầm bút để vẽ, tô màu, cắt, xé dán cho những trẻ yếu. - Rèn cho trẻ mạnh dạn tham gia trong mọi hoạt động, trong giao tiếp, nề nếp lễ giáo. - Trao đổi liên hệ với phụ huynh cách chăm sóc, khả năng học của trẻ từng trẻ. - Tiếp tục rèn các nề nếp thói quen tốt cho trẻ. - Lộng ghép văn học với chữ viết cho trẻ thành thạo mạnh dạn trong giao tiếp.

File đính kèm:

  • docgiao an chu diem thuc vat.doc
Giáo án liên quan