I/ Mục tiêu :
1. Kiến thức : giúp HS hiểu :
- Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.
- Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
2. Kĩ năng : Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường,
3. Thái độ : học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi
- Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi
- Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3628 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học Đạo đức Lớp 3: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đạo đức
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi (tiết 1)
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS hiểu :
Sự cần thiết phải chăm sóc cây trồng, vật nuôi và cách thực hiện.
Quyền được tham gia vào các hoạt động chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi tạo điều kiện cho sự phát triển của bản thân.
Kĩ năng : Học sinh biết chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở nhà, ở trường,…
Thái độ : học sinh biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em:
Đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc cây trồng, vật nuôi
Biết phản đối những hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi
Báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện hành vi phá hoại cây trồng, vật nuôi.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên: vở bài tập đạo đức, tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi, tranh dùng cho hoạt động 3, tiết 1, bài hát trồng cây nhạc của Văn Tiến, lời của Bế Kiến Quốc, bài hát Em đi giữa biển vàng nhạc của Bùi Đình Thảo, lời của Nguyễn Khoa Đăng.
Học sinh : vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ( tiết 2 ) ( 4’ )
Hãy kể các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước?
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 1 )( 1’ )
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Trò chơi Ai đoán đúng ? ( 20’ )
Mục tiêu: học sinh hiểu sự cần thiết của cây trồng, vật nuôi trong cuộc sống con người.
Phương pháp: quan sát, giảng giải.
Cách tiến hành :
Giáo viên chia học sinh theo số chẵn và số lẻ. Học sinh số chẵn có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó. Học sinh số lẻ có nhiệm vụ vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về một cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó
Giáo viên cho học sinh lần lượt trình bày
Giáo viên cho cả lớp nhận xét
Giáo viên giới thiệu thêm các cây trồng, vật nuôi mà học sinh yêu thích.
Giáo viên kết luận: mỗi người đều có thể yêu thích một cây trồng hay vật nuôi nào đó. cây trồng, vật nuôi phục vụ cho cuộc sống và mang lại niềm vui cho con người.
Hoạt động 2: Quan sát tranh ảnh ( 13’ )
Mục tiêu: học sinh nhận biết các việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ cây trồng, vật nuôi
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, động não.
Cách tiến hành:
Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận quan sát các bức tranh và trả lời các câu hỏi sau :
+ Trong tranh các bạn đang làm gì ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Cây trồng, vật nuôi có lợi ích gì đối với con người ?
+ Với cây trồng, vật nuôi ta phải làm gì ?
Giáo viên cho các nhóm thảo luận
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận:
Ảnh 1: Bạn đang tỉa cành, bắt sâu cho cây
Tranh 2: Bạn nhỏ đang cho đàn gà ăn. Được cho ăn đàn gà sẽ mau lớn.
Tranh 3: Các bạn nhỏ đang cùng với ông tưới nước cho cây non mới trồng, giúp cây thêm khoẻ mạnh, cứng cáp.
Tranh 4 : Bạn gái đang tắm cho đàn lợn. Nhờ vậy, đàn lợn sẽ sạch sẽ, mát mẻ, chóng lớn.
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi mang lại niềm vui cho các bạn vì các bạn được tham gia làm những công việc có ích và phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: củng cố- Đóng vai ( 7’ )
Mục tiêu: Học sinh biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Phương pháp : thực hành .
Cách tiến hành :
Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm chọn một con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ:
Một nhóm là chủ trại gà
Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh
Một nhóm là chủ vườn cây
Một nhóm là chủ trại bò
Một nhóm là chủ ao cá
Giáo viên cho các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên tổng kết, khen ngợi những nhóm có dự án khả thi và có thể có hiệu quả kinh tế cao. Giáo viên khen các nhóm đều có dự án trang trại cây trồng, vật nuôi tốt, chứng tỏ là những nhà nông nghiệp giỏi, đã thể hiện quyền được tham gia của mình.
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của Giáo viên
Học sinh lên trình bày
Các học sinh khác theo dõi và phải đoán, gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
Học sinh chia thành các nhóm, nhận các tranh vẽ và thảo luận trả lời các câu hỏi.
Cây trồng, vật nuôi là thức ăn, cung cấp rau cho chúng ta. Chúng ta cần chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Học sinh chia thành các nhóm nhỏ, trao đổi và thảo luận
Đại diện học sinh lên trình bày kết quả thảo luận.
Các nhóm khác theo dõi và bổ sung
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài : Chăm sóc cây trồng, vật nuôi ( tiết 2 )
File đính kèm:
- 29.doc