I – Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn cuối bài “Sự tích lể hội Chử Đồng Tử”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi hoặc ênh/ên.
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.
II – Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.
HS: Bảng con, vở.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài dạy môn Chính tả Lớp 3A Tuần 26, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 26
CHÍNH TẢ
SỰ TÍCH LỄ HỘI CHỬ ĐỒNG TỬ
(nghe – viết)
I – Mục tiêu:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn cuối bài “Sự tích lể hội Chử Đồng Tử”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi hoặc ênh/ên.
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch sẽ.
II – Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập chính tả. Giấy bìa, tranh gợi ý.
HS: Bảng con, vở.
III – Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Hội đua voi ở Tây Nguyên
- GV gọi 3 HS lên bảng viết từ khó: trắc trở, chuyên chở, trải chiếu, ngập lụt.
- GB nhận xét.
3. Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung.
. Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả.
. Phương pháp: Thảo luận
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc.
- Yêu cầu HS thảo luận:
+ Sau khi về trời Chử Đồng Tử đã giúp dân làm gì?
+ Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
* Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả.
. Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài.
. Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- Hướng dẫn cách trình bày.
+ Đoạn văn có mấy đoạn? Mấy câu?
+ Khi viết hết một đoạn ta viết như thế nào?
+ Những chữ nào cần phải viết hoa? Vì sao?
- GV yêu cầu HS nêu từ khó viết.
- GV hướng dẫn HS luyện bảng con.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV đọc chậm, HS viết bài.
- Chữa lỗi.
- GV chấm vở.
- Nhận xét bài viết HS.
* Hoạt động 3: Bài tập
. Mục tiêu: Làm đúng bài tập (phân biệt r/d/gi, ênh/ên).
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu (GV chọn phần a).
- GV, 2 HS làm bảng phụ.
- GV chốt ý đúng.
- GV nhận xét.
- Chấm một số vở.
4. Củng cố – dặn dò: (5’)
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về làm bài tập 2b.
- Chuẩn bị: Nghe – viết: Rước đèn ông sao.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS trao đổi:
+ Ông hiển linh giúp dân đánh giặc.
+ Nhân dân lập bàn thờ, làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.
- HS trả lời.
+ ... 2 đoạn, 3 câu.
+ Ta viết xuống dòng, lùi vào 2 ô.
+ ... các chữ cái đầu câu (Sau, Nhân, Cũng) và tên riêng (Chử Đồng Tử, Hồng).
- HS đọc lại từ khó.
- HS nêu từ, phần lưu ý.
- HS viết bảng con: hiển linh, Chử Đồng Tử, mở hội, ...
- HS đọc từ trên bảng.
- HS viết.
- HS dò và sửa lỗi chính tả.
- Nộp vở.
- 1 HS đọc yêu cầu trong sách GK.
- 2 HS làm ở bảng, lớp làm nháp.
a) giấy – giản dị – giống – rực rỡ – giấy – rải – gió.
- Vài HS đọc lại.
Dự liệu (phần b): lệnh – dềnh – lẹn – bên – kênh – trên – mênh.
- HS nhận xét, đọc lại từ vừa tìm được.
- HS làm vào vở.
STV
Bảng con
Vở
Bảng phụ
SGK, vở BT
Kế hoạch bài dạy tuần 26
CHÍNH TẢ
RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO
(nghe – viết)
I – Mục tiêu:
- Nghe và viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn đầu bài “Rước đèn ông sao”.
- Làm đúng các bài tập chính tả tìm từ có 2 tiếng bắt đầu bằng âm r/d/gi, ênh/ên.
- Giáo dục ý thức rèn chữ, giữ vở sạch.
II – Chuẩn bị:
GV: Bảng chép sẵn bài tập.
HS: Vở, bảng con.
III – Các hoạt động:
1. Ổn định: (1’)
2. Bài cũ: (4’) Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
- Gọi 3 HS lên bảng viết: giặt giũ, dí dỏm, bện dây, bập bềnh ...
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới: (25’)
* Giới thiệu bài – ghi tựa.
a) Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung.
Mục tiêu: HS nắm được nội dung đoạn văn viết chính tả.
Phương pháp: Thảo luận.
- GV đọc mẫu.
- Gọi HS đọc.
- GV yêu cầu:
+ Mâm cỗ Trung thu của Tâm có những gì?
b) Hoạt động 2: Luyện từ khó, viết chính tả.
Mục tiêu: Viết chính xác các từ khó trong bài.
Phương pháp: Luyện tập thực hành.
- GV hỏi:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong đoạn văn cần phải viết hoa?
- GV yêu cầu HS nêu từ khó viết.
- GV hướng dẫn HS luyện bảng con.
- Yêu cầu HS đọc.
- GV theo dõi HS viết bài.
- Chữa lỗi.
- GV chấm vở.
- Nhận xét bài viết HS.
c) Hoạt động 3: Bài tập.
Mục tiêu: Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc ênh/ên.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu (GV chọn phần a).
- GV dán 4 giấy bìa lên bảng.
- GV chốt ý đúng.
- GV nhận xét.
- Chấm một số vở.
4. Củng cố – dặn dò: (5’)
- Nhận xét – tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Về xem lại các bài tập.
- Chuẩn bị: Ôn tập.
- 2 HS đọc đoạn văn.
- HS trả lời:
+ ... có bưởi, ổi, chuối và mía.
+ 4 câu.
+ chữ đầu câu, tên riêng: Tâm, Trung thu.
- HS nêu từ, phần lưu ý.
- HS viết bảng con: sắm, mâm, cỗ nhỏ, quả bưởi, ...
- HS đọc từ trên bảng.
- HS tự nhớ và viết.
- HS dò và sửa lỗi chính tả.
- Nộp vở.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 4 nhóm thi đua tiếp sức ghi từ lên bảng.
Ø r: rổ, rá, rựa, rương, rồng, rùa, rắn, rết, ...
d: dao, dây, dê, dế, ...
gi: giường, giá sách, giáo mác, giáp, giày da, giấy, gián, giun, ...
- Vài HS đọc lại.
Dự liệu (phần b):
ØÊn: bền – bển - bện
đền – đến, lên, mền – mến, rên – rền – rỉ, sên, lên.
Ênh: bênh – bệnh, lệnh, mệnh, sểnh, tênh, ...
- HS làm vào vở.
STV
Bảng con
Vở
Giấy bìa
SGK, vở BT, phiếu
File đính kèm:
- Chinh ta.doc