I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được nguồn gốc và vai trò của vitamin, muối khoáng, nước và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn đối với cơ thể người.
- Phân biệt được các loại chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của từng loại.
2. Kĩ năng:
- Biết chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của gia đình.
3. Thái độ :
- Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về chất dinh dưỡng vào việc ăn uống của gia đình.
4. Tích hợp môi trường:
- Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Giáo án, các tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của ăn uống đối với cơ thể con người?
- Em hãy nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu vai trò của một số chất dinh dưỡng với cơ thể như vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ.
b. Các hoạt động dạy và học:
2 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Dục Công Dân Lớp 6 - Jrang Cil Cao Trang - Tuần 19 - Tiết 38 - Bài 15: Cở Sở Của Ăn Uống Hợp Lí ( Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày soạn : 01 /01/2014
TIẾT 38 Ngày dạy: 04 /01/ 2014
BÀI 15: CỞ SỞ CỦA ĂN UỐNG HỢP LÍ
( Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được nguồn gốc và vai trò của vitamin, muối khoáng, nước và giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn đối với cơ thể người.
- Phân biệt được các loại chất dinh dưỡng và giá trị dinh dưỡng của từng loại.
2. Kĩ năng:
- Biết chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của gia đình.
3. Thái độ :
- Có ý thức trong việc vận dụng những kiến thức về chất dinh dưỡng vào việc ăn uống của gia đình.
4. Tích hợp môi trường:
- Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống và thu dọn vệ sinh nơi ăn uống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Chuẩn bị giáo viên:
- Giáo án, các tài liệu liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu vai trò của ăn uống đối với cơ thể con người?
- Em hãy nêu nguồn gốc và chức năng dinh dưỡng của chất đạm?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
- Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu vai trò của một số chất dinh dưỡng với cơ thể như vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ.
b. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của vitamin, chất khoáng, nước, chất xơ
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.7 SGK.
- Hãy cho biết vitamin có nguồn gốc như thế nào?
- Viatmin có chức năng như thế nào ?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.8 SGK.
- Chất khoáng có nguồn gốc từ những gì?
- Chức năng của chất khoáng là gì?
- GV giới thiệu và nêu vai trò của nước và chất xơ với cơ thể người.
GV tiểu kết và ghi bảng
- HS: Quan sát hình 3.7
- Vitamin có ở trong rau củ quả, gan, trứng, ánh nắng mặt trời
- Giúp hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường, tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt
- HS: Quan sát hình 3.8
- Chất khoáng có nguồn gốc từ tôm, cua, cá, trứng, ngêu, sò, súp lơ, bí đỏ, cà rốt
- Giúp xương, cơ bắp, hệ thần kinh, hồng cầu phát triển tốt và hoàn chỉnh.
- HS: Chú ý lắng nghe
- HS ghi bài
4. Sinh tố ( Vitamin)
a. Nguồn cung cấp: Vitamin có ở trong rau củ quả, gan, trứng, ánh nắng mặt trời
b. Chức năng
- Giúp hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương da hoạt động bình thường.
- Tăng cường sức đề kháng.
- Giúp cơ thể phát triển tốt
5. Chất khoáng
a. Nguồn cung cấp
- Chất khoáng có nguồn gốc từ tôm, cua, cá, trứng, ngêu, sò, súp lơ, bí đỏ, cà rốt
b. Chức năng
- Giúp xương, cơ bắp, hệ thần kinh, hồng cầu phát triển tốt và hoàn chỉnh.
6. Nước: SGK
7. Chất xơ
- Giúp ngăn ngừa táo bón, làm chất thải mềm
Hoạt động 2: Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
- GV nêu: Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng người ta chia thức ăn thành 4 nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H3.9 SGK và nêu tên các nhóm thức ăn.
- Em hãy nêu ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn?
- Theo em cần phải làm gì để bữa ăn không nhàm chán?
- Theo em thì nên thay thế thức ăn như thế nào? Vì sao?
- Qua ví dụ SGK ta thấy việc thay đổi món ăn như thế nào? Đảm bảo được điều gì?
- Ở nhà, mẹ em thường thay đổi món ăn trong từng bữa như thế nào?
- GV nhận xét và ghi bảng
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nêu tên 4 nhóm thức ắn.
- HS trả lời
- Cần phải thay đổi món ăn
- HS theo dõi thông tin trong SGK và trả lời.
- Qua ví dụ thấy thay đổi món ăn trong cùng 1 nhóm thức ăn, vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng
- HS: Trả lời theo thực tế ở gia đình
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi bài
II. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn
1. Phân nhóm thức ăn
a. Cở sở khoa học: SGK
b. Ý nghĩa: Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua đủ thực phẩm cần thiết, thay đổi món ăn mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng
2. Cách thay thế thức ăn lẫn nhau
- Cần thường xuyên thay đổi món ăn trong cùng nhóm.
- Nên thay thế thức ăn trong cùng nhóm để thành phần và giá trị dinh dưỡng không thay đổi.
4. Củng cố - đánh giá:
- Em hãy nêu giá trị dinh dưỡng của các nhóm thức ăn?
- GV hệ thống lại kiến thức đã học của tiết học, nhấn mạnh nội dung chính.
5. Nhận xét- dặn dò:
- Về nhà học bài, đọc trước phần III
6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tuan 19 Cong nghe 6 Tiet 38 2013 2014.docx