Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 35

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là sống giản dị. Hiểu được một số biểu hiện của lối sống giản dị. Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức với luộm thuộm, cẩu thả. Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

2. Về kỹ năng:

- Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.

3. Về thái độ:

- Quý trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.

- Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.

- Kĩ năng tư duy phê phán những biểu hiện giản dị và trái với giản dị.

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.

III. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN.

- Nghiên cứu trường hợp điển hình.

- Động não.

- Xử lí tình huống.

 

doc94 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1096 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 1 đến tiết 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cơ quan nào. Vậy chức năng của UBND là gì? * Phát triển chủ đề: - GV ghi đầu bài lên bảng. * Hoạt động 1: Chức năng của UBND xã. - Giúp HS tìm chức năng của UBND xã phường, thị trấn. - Kĩ năng tư duy phê phán vai trò các cơ quan. Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? UBND xã(phường, thị trấn) do ai bầu ra? Hãy nêu chức năng của UBND? 1. Uỷ ban nhân dân xã: - UBND xã (phường, thị trấn) là cơ quan hành chính NN ở địa phương do HĐND bầu ra. - Chức năng: Quản lí các công việc của địa phương: Đăng kí khai sinh, đăng kí kết hôn.. * Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Giúp HS tìm hiểu một số công việc mà cơ quan NN cấp xã và mục đích. Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? Hãy tìm một số công việc mà bộ máy NN cấp cơ sở phụ trách và mục đích của những việc làm đó? - Liên hệ với thực tế địa phương. - Tổ chức lại sản xuất để phát huy sức mạnh của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân; chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khoẻ nhân dân (xây dựng trường học, trạm y tế) bảo vệ trị an * Hoạt động 3: Trách nhiệm của HS. - Giúp HS tìm hiểu trách nhiệm của CD – HS. - Kĩ năng giải quyết vấn đề. Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? HS có trách nhiệm ntn đối với bộ máy NN cấp cơ sở? + Trách nhiệm của HS: - Có ý thức tôn trọng và bảo vệ cơ quan NN. - Tự giác nghiêm chỉnh chấp hành PL, quy định của chính quyền địa phương. 4. Luyện tập, củng cố: - GV cho HS làm Bt b. + HS thảo luận, GV Gọi HS làm. + Lớp nhận xét, bổ sung. - HS đọc nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học. - Chuẩn bị thực hành các nội dung đã học. Cao An, ngày tháng năm 2011 Ký duyệt Đỗ Thị Đào TUẦN 34 & Ngày soạn: 12 /4 /2012 Ngày dạy: 20 /4/2012 Tiết 34 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - Qua ôn tập giúp HS khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình kì II. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn. - Rèn luyện phương pháp học tập. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Động não, thảo luận, liên hệ. - Các ví dụ, tình huống, phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. 1. Sống và làm việc có kế hoạch: Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? +? Lấy ví dụ một ngày của em? +? Trẻ em có những quyền và bổn phận gì? Liên hệ bản thân? - Sắp xếp công việc hàng gày, hàng tuần 1 cách hợp lí và biết điều chỉnh khi cần thiết. - Quyền: + Bảo vệ. + Chăm sóc. + Giáo dục. - Bổn phận: + Yêu tổ quốc. + Tôn trọng PL. 2. Bảo vệ MT và TNTN: Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? Thế nào là bảo vệ môi trường và TNTN? +? Liên hệ với việc làm của địa phương và nhà trường? - Là giữ cho môi trường trong lành sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái. 3. Bảo vệ di sản văn hoá: Hoạt động dạy và học Ghi bảng +?Di sản văn hoá là gì? Thế nào là bảo vệ di sản văn hoá? +? Vì sao cần bảo vệ DSVH? Một số quy định của NN? - DSVH gồm: + Phi vật thể. + Vật thể. - Đó là những tài sản vô giá của dân tộc. 4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? So sánh với mê tín dị đoan? - Công dân có quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào. 5. Nhà nước CHXHCNVN: Hoạt động dạy và học Ghi bảng +? NN CHXHCNVN ra đời tự bao giờ? Do ai lãnh đạo? +? Bộ máy N ta được phân công và phân cấp ntn? +? Bộ máy NN cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? +? Cơ quan nào do dân trực tiếp bầu ra? - 2/9/1945. - 2/7/1976. - Gồm 4 cơ quan, 4 cấp. - Gồm 2 cơ quan: HĐND và UBND. 4. Luyện tập, củng cố: - GV nhắc lại một số nội dung. - Chốt lại từng vấn đề. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập toàn bộ kiến thức. - Chuẩn bị tốt làm bài kiểm tra học kì II. Cao An, ngày tháng năm 2011 Ký duyệt Đỗ Thị Đào TUẦN 34 & Ngày soạn: / /2011 Ngày dạy: / /2011 Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: - Hệ thống lại những kiến thức thuộc các chuẩn mực đạo đức và PL và PL. 2. Về kỹ năng: - Biết áp dụng với tình huống thực tế. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng ý thức tích cực học tập bộ môn. II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN: - Đề, đáp án - biểu điểm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Kiểm tra: 2. Giới thiệu bài: 3. Phát triển chủ đề: ĐỀ BÀI  Câu 1 (2,5 điểm) Bạn An nói với bạn Hồng “Hôm nay bố mẹ tớ đi bỏ phiếu để bầu cử Uỷ ban nhân dân xã”. Theo em, bạn An nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào? Câu 2 (4 điểm) : Bộ máy Nhà nước được phân làm mấy cơ quan và mấy cấp? Đó là các cơ quan và cấp nào? Vì sao Quốc Hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Câu 3 (3.5 điểm) : Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân? Hãy phân biệt giữa tín ngưỡng tôn giáo và mê tín dị đoan? ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM MÔN GDCD 7 HỌC KÌ II (Năm học 2008 – 2009) Câu 1: - Bạn An nói sai - Vì: Uỷ ban nhân dân xã (phường thị trấn) không phải do nhân dân trực tiếp (bỏ phiếu) bầu ra mà do Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra. - Bộ máy Nhà nước cấp sơ sở gồm: Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. (0,5đ) (1đ) (1đ) Câu 2: - Bộ máy nhà nước được phân làm 4 cơ quan: Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lí hành chính, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. - Bộ máy nhà nước được phân làm 4 cấp: Cấp trung ương, cấp Tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh) và cấp xã (phường thị trấn). - Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vì: + Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra và địa diện cho nguyện vọng của nhân dân cả nước. + Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật + Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế – xã hội, tài chính, an ninh quốc phòng) và về đối ngoại của đất nước.(0,5đ) + Quyết định những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.(0,5đ) (1đ) (1đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) Câu 3: - Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là: quyền của công dân theo hoặc không theo một tín ngưỡng tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở. - Phân biệt được: + Giống nhau: đều là lòng tin của con người vào một cái gì đó thần bí. + Khác nhau: - Tín ngưỡng, tôn giáo là lòng tin nhưng có ý nghĩa tích cực giúp con người hướng thiện. - Mê tín dị đoan là tin vào những điều nhảm nhí, không có thực dẫn tới hậu quả xấu. (2đ) (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) 4. Củng cố. - GV thu bài nhận xét. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà. - Ôn lại toàn bộ nội dung phần mỗi bài học. - Chuẩn bị bài mới- Thực hành”. + Thống kê điểm: Lớp 0 ® 4 5 ® 8 9 ® Tuần 35 Ngày soạn: / /2009 Ngày dạy: //2009 Tiết 35 THỰC HÀNH CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Giúp HS nắm chắc một số nội dung đã học thông qua thực hành. - Có ý thức tốt trog hoạt động học tập của mình. - Nắm chắc các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. II. PHƯƠNG TIỆN: - Các ví dụ, tình huống liên quan đến các nội dung đã học. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra. 3. Bài mới. 1. Phân tích tình huống: GV Cho HS đọc tình huống 1 phần suy nghĩ - Trang 45. +? Thảo luận tìm ra 2 tội danh của Lầu A Páo? + Lợi dụng tín ngưỡng làm giàu. + Xúi giục mọi người. + Tình huống: Chị H mở quán bán hàng ăn uống giải khát, quán rất đông khách không chỉ có người lớn mà có 1 số trẻ em 14 - 15 t. Bọn trẻ đến quán chị uống rượu, hút thuốc. Chị H còn cho chúng nợ tiền dồn nhiều lần mới trả. Tối thứ 7 vừa rồi, trong lúc bọn trẻ đang uống rượu ở quán chị thì bị ông chủ tịch xã cho công an đến lập biên bản, phạt chị 200.000đ. ? Việc ông chủ tịch cho công an đến phạt tiền đối chị là đúng hay sai? + Là đúng, chị đã có hành vi bán rượu, thuốc lá cho trẻ, xúi giục tạo điều kiện cho trẻ uống rượu, hút thuốc (Điều 14 khoản2) 2. Tìm hiểu thêm về một số điều luật. - GV đọc cho HS nghe thêm một số điều luật liên quan đến trẻ em. + Luật bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ em chương II, điều 6 khoả 2 có ghi:" Trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em vùng cao hải đảo, vùng xa xôi hẻo lánh được NN tạo điều kiện" + Điều 4 nêu: " Các quyền của trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện. Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị" 3. Bài tập thực hành. Hãy sắp xếp các cơ quan, tổ chức sau đây theo hệ thống các cơ quan NN: 1. Cơ quan quyền lực NN. 2. Cơ quan quản lí hành chính. 3. Cơ quan xét xử. 4. Cơ quan kiểm sát. a.Hội đồng nhân dân Quận 3, TP Hồ Chí Minh. b. Bộ GD & ĐT. c. Sở GD & ĐT tỉnh Hải Dương. d. Toà án nhân dân quận Lê Chân Hải Phòng. g. Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội. h. Công an huyện Châu Thành, Tiền Giang. i. Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An. k. Thanh tra Bộ GD & ĐT. Ở xã H. Có một ngôi đền cổ thờ một vị tướng có công với nước từ thời Lý. Ngôi đền này đã được Bộ văn hoá - thông tin xếp hạng vào di tích lịch sử văn hoá. Nhân dân trong xã cũng như nhân dân địa phương khác thường đến đây thắp hương và đóng góp sửa sang đền. Thế nhưng, gần đây có mấy gia đình xếp gạch và đổ cát thành từng đống ngay bên cạnh của đền (thuộc đất khu đền) làm mất mỹ quan và gây khó khăn cho nhân dân qua lại. Bà con có nói thì mấy thanh niên gây sự. Uỷ ban nhân dân xã cũng chưa có ý kiến gì? Pháp luật có trừng trị những việc làm của những người này không? + Ngôi đền được xếp hạng là di tích LS VH được NN bảo vệ, không ai có quyền xâm phạm, sử dụng trái phép khu vực đền. + Những người đổ cát vi phạm quy định bảo vệ DSVH, có thể phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000đ. + Nếu chính quyền địa phương nhắc nhở mà không chấm dứt thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ hoặc tù từ 3 tháng đến 3 năm. 4. Luyện tập, củng cố: - GV nhắc lại một số nội dung. - Bổ sung hoàn thiện. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học. - Chuẩn bị ôn tập toàn bộ kiến thức cho năm học mới. --------------------------Hết---------------------------

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD 7 hay.doc
Giáo án liên quan