Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn

I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:

 1. Giúp học sinh củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.

 2. Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.

 3. Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

 1. Nội dung hoạt động:

 - Các câu chuyện về lịch sử của nước ta từ thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.

 - Ý nghĩa của các câu chuyện đó.

 2. Hình thức hoạt động:

 - Các tổ thi kể chuyện.

 - Trò chơi giải ô chữ và tìm ẩn số.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1033 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n:14/12/200 9 Ngµy d¹y : 17/12/2009 Chủ điểm tháng 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN TIẾT 8 I. YÊU CẦU GIÁO DỤC: 1. Giúp học sinh củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX. 2. Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. 3. Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh. II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Nội dung hoạt động: - Các câu chuyện về lịch sử của nước ta từ thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ. - Ý nghĩa của các câu chuyện đó. 2. Hình thức hoạt động: - Các tổ thi kể chuyện. - Trò chơi giải ô chữ và tìm ẩn số. III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG: 1. Phương tiện hoạt động: - Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc , về sự phát triển kinh tế – chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta từ thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI) - Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng. - Về “Loạn 12 sứ quân”, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. - Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long. - Về trận chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt. - Về thành tựu văn hoá, giáo dục tiêu biểu. - Về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. - Về cái cách của Hồ Quý Ly. - Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về vai trò của Lê Lợi và Nguyễn Trãi. - . - Giải ô chữ: HÀNG 1: Ô chữ gồm 9 chữ cái. Đây là tên người nối ngôi Quang Trung. (Quang Toàn) HÀNG 2: Ô chữ gồm 9 chữ cái. Tên thật của Quang Trung. (Nguyễn Huệ) HÀNG 3: Ô chữ gồm 12 chữ cái. Chức vụ của Nguyễn Huệ sau khi đánh bại quân Trịnh và quân Nguyễn. (Bắc Bình Vương) HÀNG 4: Ô chữ gồm 12 chữ cái. Đây là mệnh danh của Nguyễn Huệ. (Anh hùng áo vải) HÀNG 5: Ô chữ gồm 15 chữ cái. Đây là chiến thắng mà nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh. (Ngọc Hồi – Đống Đa) HÀNG 6: Ô chữ gồm 6 chữ cái. Đây là tên cuộc khởi nghĩa mà Nguyễn Huệ đã chỉ huy. (Tây Sơn) HÀNG 7: Ô chữ gồm 7 chữ cái. Đây là địa danh của trận quyết chiến của nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại quân Xiêm. (Rạch Gầm) HÀNG 8: Ô chữ gồm 7 chữ cái. Đây là địa danh mà Quang Trung đóng đô khi lên ngôi vua. (Phú Xuân) HÀNG 9: Ô chữ gồm 8 chữ cái. Đây là tên người em của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. (Nguyễn Lữ) HÀNG 10: Ô chữ gồm 10 chữ cái. Đây là tên người anh của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn. (Nguyễn Nhạc) * Nhân vật lịch sử được nói đến là ai? Tìm hàng dọc chứa tên của nhân vật đó. (Câu hỏi này được hỏi sau khi đã giải đáp hết các ô chữ trên) ĐÁP ÁN GIẢI Ô CHỮ: Cột Hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 Q U A N G T O A N 2 N G U Y E N H U E 3 B A C B I N H V U O N G 4 A N H H U N G A O V A I 5 N G O C H O I Đ O N G Đ A 6 T A Y S O N 7 R A C H G A M 8 P H U X U A N 9 N G U Y E N L Ư 10 N G U Y E N N H A C (Ô chữ ghi riêng ở tờ giấy ro-ki khổ lớn) 2. Tổ chức hoạt động: - GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung, kế hoạch và hướng dẫn học sinh chuẩn bị phương tiện hoạt động, cùng với cán bộ lớp chuẩn bị chương trình hoạt động, liên hệ với GV môn lịch sử để được cố vấn thêm về nội dung. - Học sinh thảo luận để thống nhất chương trình và phân công cụ thể: + Điều khiển chương trình: Lớp trưởng. + Thư kí : Thư kí lớp. + Dự kiến BGK: GVCN + Mỗi tổ một đại diện. + Mỗi tổ tìm hiểu, chuẩn bị vài ba câu chuyện về một thời kì lịch sử cụ thể, cử 2-3 bạn dự thi. Đồng thời mỗi tổ cũng chuẩn bị vài tiết muc văn nghệ. + Mời GV môn lịch sử làm cố vấn chương trình. + Trang trí, kẻ bảng: Tổ trực lớp. - Từng học sinh tự tìm hiểu, chuẩn bị theo sự phân công của tổ để tham gia. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động lớp: - Hát tập thể: Màu áo chú bộ đội (Nguyễn Văn Tý) - Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình và cố vấn chương trình, BGK, thư kí 2. Các tổ thi kể chuyện: - Người điều khiển lần lượt mời từng đại diện của mỗi tổ lên kể chuyện. - BGK cho điểm từng bạn kể. Chọn ra giải nhất cá nhân và giải nhất tập thể. Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia kể chuyện. 3. Giải ô chữ (Trò chơi dành cho cả lớp cùng tham gia) - Người điều khiển lần lượt nêu ẩn số của từng ô chữ. - Học sinh xung phong trả lời. - Ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không ai trả lời được thì người điều khiển công bố đáp án. - Người giải được nhiều ô chữ nhất sẽ nhận một phần quà. - Người trả lời được câu hỏi cuối cùng (Nói về ai?) và chỉ ra được hàng dọc chứa tên nhân vật được nói đến cũng nhận được một món quà. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - Công bố kết quả thi giữa các tổ, phát thưởng. - Mời GVCN và cố vấn chương trình phát biểu ý kiến. - Người điều khiển tổng kết hoạt động, cảm ơn cố vấn chương trình và tuyên bố thúc cuộc thi. - Hát tập thể: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên). ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 1. Học sinh tự đánh giá : a. Qua hoạt động của chủ điểm, em thu hoạch được gì? ( Cho HS viết ra giấy ) b. Tự đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của bản thân. Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨ 2. Tổ học sinh đánh giá, xếp loại : Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨ 3. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp loại : Tốt ¨ Khá ¨ T.Bình ¨ Yếu ¨

File đính kèm:

  • docHDNGLL7 chuanvahay.doc