Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên

A. MỤC TIÊU: Giúp HS.

1. Về kiến thức:

 - Hiểu được khái niệm môi trường, vai trò, YN đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của CN.

2. Về kĩ năng:

 - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, TNTN.

 - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.

3. Về thái độ:

 - Bồi dưỡng HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, TNTN.

B. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

 - H: bài soạn.

 - G: + SGK, SGV.

 + Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.

 + Tranh ảnh, băng hình, về bảo vệ môi trường và TNTN.

 + Các thông tin về bảo vệ môi trường và TNTN.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 7 - Tiết 22 - Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: NG: Tiết 22 Bài 14 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên A. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Về kiến thức: - Hiểu được khái niệm môi trường, vai trò, YN đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự sống và phát triển của CN. 2. Về kĩ năng: - Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường, TNTN. - Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại, làm ô nhiễm môi trường. 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng HS lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, TNTN. B. tàI liệu và phương tiện: - H: bài soạn. - G: + SGK, SGV. + Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập. + Tranh ảnh, băng hình, về bảo vệ môi trường và TNTN. + Các thông tin về bảo vệ môi trường và TNTN. C. phương pháp: + PT, nêu và giải quyết vấn đề. + Thảo luận. + Diễn giải. + Sắm vai. D. Tiến trình giờ dạy: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: - KT sự chuẩn bị của HS. ? Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em? ? Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình ntn? III. Nd bài mới: G Cho HS quan sát tranh ảnh, xem băng hình về: rừng, núi, sông, hồ, động, thực vật, khoáng sản. ? Hãy mô tả tranh? G Những HA các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh CN, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của CN. Trong đó là môi trường tự nhiên và TNTN. Vậy môi trường là gì? TNTN là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và TNTN? Để trả lời câu hỏi đó, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * HĐ1: Tìm hiểu thông tin sự kiện (15 phút) ? Những HA em vừa QS nói về VĐ gì? ? Hãy nêu tên các thành phần môi trường? ? Hãy kể tên 1 số TNTN? ? Đọc thông tin? ? Đọc sự kiện? ? Em hiểu biện pháp lâm sinh là gì? ? Lũ ống là gì? ? Em hiểu thế nào là lũ quét? ? Hãy nêu nguyên nhân (do CN gây ra) dẫn đến hiện tượng lũ lụt? ? Nêu TD của rừng đối với đời sống CN? ? Hãy nêu MQH giữa các thông tin và sự kiện trên? G Đọc Môi trường Trái Đất qua các con số/SGV/86. G Môi trường có 1 YN hết sức quan trọng đối với đời sống CN. * HĐ2: Tìm hiểu ND bài học (10 phút) ? Em hiểu thế nào là môi trường? ? Thế nào là TNTN? G Môi trường ở trong bài học này là môi trường sống (môi trường sinh thái) có tác động đến đời sống sự tồn tại phát triển của CN và thiên nhiên. Khác hẳn môi trường XH. G YC HS quan sát 2 bức tranh/VBT/25? ? Đọc truyện: Rồng Hạ Long/VBT/26? ? Đọc truyện Kẻ gieo gió đang gặp bão/SGV/85? - Những HA về: sông, hồ, biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản. - Thành phần môi trường: các YT tạo thành môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu SX, khu bảo tồn thiên nhiên và các hình thái vật chất khác. - TNTN bao gồm: + Tài nguyên rừng: các loài động vật, thực vật vật. + Tài nguyên đất: quỹ đất SD trong chăn nuôi, trồng trọt. + Tài nguyên nước: sông, hồ, biển, các mạch nước ngầm + Sinh vật biển. + Khoáng sản: các khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể lỏng, thể khí, thể rắn có trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đáy biển... - Biện pháp sinh học được áp dụng trong nông nghiệp. - Lũ xuất hiện khi mưa với cường độ lớn trong thời gian ngắn, trên diện tích hẹp, có tốc độ cao, sức tàn phá mạnh và có hàm lượng bùn cát lớn. Lũ ống thường xảy ra trên địa bàn miền núi, nhất là ở miền núi phía Tây Bắc, trên các lưu vực sông, suối nhỏ. - Xuất hiện do nước mưa không thấm xuống đất, ào ạt chảy xuống triền núi với sức mạnh không gì ngăn cản nổi, kéo theo đất, đá, tàn phá vùng dân cư và quét sạch nhiều thứ. Lũ quét thường xảy ra ở vùng đồi núi trọc, có độ dốc cao, ít rừng và không có cây. - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh CN có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của CN và thiên nhiên. Những điều kiện đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông hồ) hoặc do CN tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải). - TNTN là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà CN có thể khai thác chế biến, SD phục vụ CS của CN (rừng cây, động vật, thực vật quý hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí) 1. Thông tin, sự kiện: 2. ND bài học: a. Thế nào là môi trường? b. TNTN là gì? IV. Củng cố: G Khái quát lại toàn bộ ND tiết học. V. Hướng dẫn về nhà: - Xem lại bài. - Soạn bài: tiết 2: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sưu tầm tranh ảnh cho bài học. E. Rút kinh nghiệm: ...

File đính kèm:

  • doc22-BAO VE MOI TRUONG VA TAI NGUYEN THIEN NHIEN.doc