Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 13: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trọng Đức

1 MỤC TIÊU:

 a Kiến thức: HS hiểu sơ lược về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.

 b Kĩ năng: HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam.

 c Thái độ: HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.

2 TRỌNG TÂM

Học sinh nắm được sơ lược về mĩ thuật của một số dân tộc ít người ơ Việt Nam.

3 CHUẨN BỊ:

 3.1 Giáo viên:

- Một số tranh ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người.

- Những phiên bản tranh ảnh liên quan đến học.

3.2 Học sinh:

- Sách giáo khoa;

- Sưu tầm tranh ảnh bài viết về các dân tộc ít người ở Việt Nam.

4 TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện:

 9A1: 9A2: 9A3:

4.2 Kiểm tra miệng:

- GV treo một số bài vẽ của HS lên bảng và yêu cầu nhận xét:

+ Nội dung trang trí;

+Bố cục;

+ Màu sắc.

- HS quan sát nhận xét.

- GV nhận xét và đánh giá.

4.3 Giảng bài mới:

- Giới thiệu bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 8 - Tiết 13: Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Trọng Đức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13: Tiết 13 SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI Ở VIỆT NAM Ngày dạy: 8/11/2011 Bài 12: 1 MỤC TIÊU: a Kiến thức: HS hiểu sơ lược về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam. b Kĩ năng: HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam. c Thái độ: HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc. 2 TRỌNG TÂM Học sinh nắm được sơ lược về mĩ thuật của một số dân tộc ít người ơ Việt Nam. 3 CHUẨN BỊ: 3.1 Giáo viên: Một số tranh ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người. Những phiên bản tranh ảnh liên quan đến học. 3.2 Học sinh: Sách giáo khoa; Sưu tầm tranh ảnh bài viết về các dân tộc ít người ở Việt Nam. 4 TIẾN TRÌNH: 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: 9A1: 9A2: 9A3: 4.2 Kiểm tra miệng: GV treo một số bài vẽ của HS lên bảng và yêu cầu nhận xét: + Nội dung trang trí; +Bố cục; + Màu sắc. HS quan sát nhận xét. GV nhận xét và đánh giá. 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam GV đặt một số câu hỏi: ? Trên đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em sinh sống (54 dân tộc) ? Trong quá trình dựng nước và giữ nước cho ta thấy điều gì ở các dân tộc anh em (Các dân tộc luôn kề vai sát cánh trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, và thiên nhiên khắc nghiệt) ? Hãy kể một số dân tộc mà em biết (Kinh, Mường, Hmông, Thái...) HS trả lời GV nhận xét bổ sung. GV: ngoài điểm chung về kinh tế, văn hóa xã hội mỗi dân tộc có những đặc điểm riêng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam GV chia nhóm (6 nhóm) thảo luận (5phút) Theo các câu hỏi 1 Tranh thờ và Thổ cẩm: Tranh thờ: Nhóm 1 trình bày: ? Em hãy trình bày về nội dung của tranh thờ: Tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời nhằm hướng thiện răng đe cái ác, cầu may mắn... Nội dung các bức tranh thể hiện quan niệm dân gian, dung hòa giữa đạo giáo và Phật giáo Vẽ bằng các màu tự tạo. HS nhận xét bổ sung. GV bổ sung: Ngoài việc phục vụ cho thờ cúng tranh còn có giá trị lịch sử và nghệ thuật, có vị trí đáng kể trong nền mĩ thuật dân gian Việt Nam. Thổ cẩm Là nghệ thuật trang trí trên vải Nhóm 2 trình bày: ? Các hoa văn trang trí trên thổ cẩm thường là những hình ảnh nào, ? Bố cục trang trí ra sao ?màu sắc trên thổ cẩm như thế nào HS trả lời: Những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: núi, cây, chim, thú... Màu sắc trên thổ cẩm luôn tươi sáng rực rỡ nhưng không chói gắt loè loẹt. Bố cục thường được trang trí cân xứng, các họa tiết được lặp đi lặp lại nhiều nét khác nhau: dài, ngắn, cong, đứt đoạn... HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung 2 Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên Nhà rông: Là ngôi nhà chung của buôn làng HS nhóm 3 trình bày ? Nhà rông có đặc điểm như thế nào ? Nhà rông được làm bằng những chất liệu gì và trang trí ra sao HS trả lời: Nhà rông cao và to hơn các nhà khác trong buôn là nơi sinh hoạt chung của buôn làng. Nhà rông được làm bằng gỗ, tre, lá, cỏ...và được trang trí nhiều hoạ tiết cả bên trong lẫn bên ngoài: nóc, cột, cầu thang... HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung Tượng nhà mồ Nhóm 4 trình bày: ? Tượng nhà mồ có ý nghĩa gì ? Tượng được làm bằng chất liệu gì và được làm như thế nào ? Đề tài là gì HS trả lời: Thể hiện mong muốn của người sống là làm vui lòng người đã chết Tượng được làm bằng gỗ và được người dân dùng rìu đẽo trực tiếp Đề tài về người và các con vật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày HS nhận xét bổ sung. GV nhận xét bổ sung: Tượng nhà mồ Tây Nguyên như một bản hợp ca về cuộc sống của con người và thiên nhiên, tượng giàu tính ngẫu hứng tượng trưng, mang vẻ đẹp hồn nhiên dân giã. 3 Tháp Chăm và điêu khắc Chăm: Tháp Chăm: Nhóm 5 trình bày: ? Tháp Chăm có cấu trúc như thế nào. ? Kiến trúc Tháp được trang trí như thế nào. ? Em biết gì về Thánh địa Mĩ Sơn ? Thánh địa Mĩ Sơn được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa Thế giới vào năm nào” HS trả lời: Có cấu trúc hình vuông nhiều tầng. Chạm khắc trực tiếp vào những khố tường đã xây là các hình hoa , lá, hình người hay thú vật. Thánh địa Mĩ Sơn là khu đền tháp cổ của vương quốc Chăm pa là một quần thể trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ. Thánh địa Mĩ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. HS nhận xét bổ sung. GV bổ sung: Hiện nay thánh địa Mĩ Sơn còn lại khoảng 20 tháp nhưng đang bị đổ nát, hư hỏng nhưng vẫn còn là khu di tích tháp quan trọng và có giá trị nhất của văn hóa Chăm pa. Điêu khắc Chăm: Nhóm 6 trình bày: ? Tượng tròn và phù điêu trang trí gắn bó như thế nào với kiến trúc chăm ? Nghệ thuật tạc tượng của người Chăm như thế nào. HS trả lời: Tượng tròn và phù điêu gắn bó chặt chẽ với kiến trúc Chăm. Nghệ thuật tạc tượng của người Chăm giàu chất hiện thực, mang đậm dấu ấn tôn giáo, cách tạo khối tròn, mịn màng, đầy gợi cảm. HS nhận xét bổ sung. GV bổ sung: Điêu khắc Chăm như một bản hợp ca về cuộc sống xã hội và tâm linh. Điêu khắc Chăm hiện còn được lưu giữ khá nhiều ở Bảo tàng nghệ thuật Chăm ở Đà Nẵng. I Vài nét khái quát: Việt nam có 54 dân tộc anh em, các dân tộc luôn kề vai sát cánh, đoàn kết giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. II Một số loại hình và đặc điểm của mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam: 1 Tranh thờ và thổ cẩm: a Tranh thờ: Tranh phản ánh ý thức hệ lâu đời nhằm hướng thiện răng đe cái ác, cầu may mắn... Nội dung các bức tranh thể hiện quan niệm dân gian, Vẽ bằng các màu tự tạo. b Thổ cẩm: Những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc với cuộc sống hàng ngày: núi, cây, chim, thú... Màu sắc trên thổ cẩm luôn tươi sáng rực rỡ nhưng không chói gắt loè loẹt. Bố cục thường được trang trí cân xứng, các họa tiết được lặp đi lặp lại nhiều nét khác nhau: dài, ngắn, cong, đứt đoạn... 2 Nhà rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên: a Nhà rông: Nhà rông được làm bằng gỗ, tre, lá, cỏ...và được trang trí nhiều hoạ tiết cả bên trong lẫn bên ngoài: nóc, cột, cầu thang... b Tượng nhà mồ Tây Nguyên: Thể hiện mong muốn của người sống là làm vui lòng người đã chết Tượng được làm bằng gỗ và được người dân dùng rìu đẽo trực tiếp Đề tài về người và các con vật trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 3 Tháp và điêu khắc Chăm: a Tháp Chăm: Có cấu trúc hình vuông nhiều tầng. Chạm khắc trực tiếp vào những khố tường đã xây là các hình hoa , lá, hình người hay thú vật. b Điêu khắc Chăm: Nghệ thuật tạc tượng của người Chăm giàu chất hiện thực, mang đậm dấu ấn tôn giáo, cách tạo khối tròn, mịn màng, đầy gợi cảm. 4.4 Câu hỏi và bài tập củng cố: GV đặt câu hỏi: ? Chúng ta vừa tìm hiểu các loại hình nghệ thuật nào của một số dân tộc ít người ở Việt Nam (Tranh thờ và thổ cẩm, Nhà rông và tượng nhà mồ Tây nguyên, Tháp và điêu khắc Chăm) ? Trong các loại hình nghệ thuật đó thì loại hình nghệ thuật nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới (Thánh địa Mĩ Sơn) ? Tranh thờ và Thổ cẩm thể hiện được điều gì (thể hiện được những bản sắc văn hoá riêng mang đậm tính nghệ thuật) HS trả lời. GV nhận xét bổ sung. 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Đọc bài ở SGK. Chuẩn bị bài 13: “TẬP VẼ DÁNG NGƯỜI” +Tìm hiểu bài; + Quan sát một số dáng người khi hoạt động; + Chuẩn bị giất A4, bút chì... 5 RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docGiao an mi thuat 9.doc