Đề cương ôn tập Vật Lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014

A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC CẦN NHỚ

1. Công thức tính công

 Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là

 Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J.

 F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N.

 s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).

 Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính

 Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J

 P là trọng lượng của vật, đơn vị là N.

 h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét).

2. Công suất

 Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian.

 Công thức tính công suất :

 Trong đó : là công suất, đơn vị W

 ( J/s, , ).

 A là công thực hiện, đơn vị J.

 t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây).

3. Cơ năng

 Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng.

 Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.

 Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.

 Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

 Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng.

 Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó.

5. Các chất được cấu tạo như thế nào?

 Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Vật Lí Lớp 8 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI LẠI – VẬT LÍ 8 NĂM HỌC: 2013 – 2014 A. LÝ THUYẾT – CÔNG THỨC CẦN NHỚ 1. Công thức tính công Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J, 1J=1Nm, 1kJ=1000J. F là lực tác dụng vào vật, đơn vị là N. s là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét). Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính Trong đó : A là công của lực F, đơn vị của A là J P là trọng lượng của vật, đơn vị là N. h là quãng đường vật dịch chuyển, đơn vị là m (mét). 2. Công suất Công suất được xác định bằng công thực hiện trong một đơn vị thời gian. Công thức tính công suất : Trong đó : là công suất, đơn vị W (J/s, , ). A là công thực hiện, đơn vị J. t là thời gian thực hiện công đó, đơn vị s (giây). 3. Cơ năng Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn. Động năng và thế năng là hai dạng của cơ năng. Cơ năng của một vật bằng tổng thế năng và động năng của nó. 5. Các chất được cấu tạo như thế nào? Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. 6. Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 7. Hiện tượng khuếch tán Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Có hiện tượng khuếch tán là do các nguyên tử, phân tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh khi nhiệt độ càng tăng và ngược lại. 8. Nhiệt năng Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công. Truyền nhiệt. c) Nhiệt lượng - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. - Đơn vị của nhiệt năng là Jun (kí hiệu J). 9. Dẫn nhiệt Nhiệt năng có thể truyển từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất. Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém. 10. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 11. Bức xạ nhiệt Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. 12. Công thức tính nhiệt lượng a) Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. b) Công thức tính nhiệt lượng Công thức tính nhiệt lượng thu vào : : Nhiệt lượng vật thu vào, đơn vị J. : Khối lượng của vật, đơn vị kg. : Độ tăng nhiệt độ, đơn vị hoặc (Chú ý: ). : Nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K. Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm hoặc 1K (Trong đó K là thang nhiệt độ Kenvin) Bảng nhiệt dung riêng của một số chất Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Chất Nhiệt dung riêng (J/kg.K) Nước 4200 Đất 800 Rượu 2500 Thép – sắt 460 Nước đá 1800 Đồng 380 Nhôm 880 Chì 130 * Lưu ý: Nếu đề bài cho sẵn giá trị nhiệt dung riêng thì ta sử dụng giá trị nhiệt dung riêng của đề bài đã cho. 13. Nguyên lí truyền nhiệt Khi có hai vật truyền nhiệt cho nhau thì: - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau. - Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào. 14. Phương trình cân bằng nhiệt Phương trình cân bằng nhiệt : Chú ý: Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào được tính , trong đó . Qtỏa = m.c.(tcao –tcân bằng ); Qthu = m.c.(tcân bằng - tthấp) Trong tính toán để gọn ta đặt nhiệt lượng tỏa ra và thu vào bằng và . B- CÂU HỎI LÝ THUYẾT: - Các câu hỏi giải thích trong SGK, SBT vật lý 8 thuộc các bài học: 19,20,21,22,23 - Có thể tham khảo thêm một số câu sau đây: Câu 1: Tại sao loại khăn quàng voan của phụ nữ tuy rất mỏng và thưa sợi mà vẫn giữ được ấm? Câu 2: Tại sao động vật sống ở xứ lạnh thường có bộ lông dày hơn động vật sống ở xứ nóng? Câu 3: Vào lúc thời tiết lạnh lẽo, tại sao có những động vật khi ngủ đã cuộn tròn mình lại? Câu 4: Tại sao về mùa hè ban ngày thường có gió từ biển thổi vào lục địa còn ban đêm thỉ có gió từ lục địa thổi ra biển? MỘT SỐ CÔNG THỨC THƯÒNG SỬ DỤNG ; ; (với m : khối lượng (kg); D : khối lượng riêng (); V thể tích ()). Công thức tính nhiệt lượng thu vào : => Công thức tính công suất : => A = P.t; t = Trường hợp đặc biệt, lực tác dụng vào vật chính là trọng lực và vật di chuyển theo phương thẳng đứng thì công được tính => P = ; C. BÀI TẬP Bài 1. Một ấm nhôm có khối lượng 400g chứa 1 lít nước. Tính nhiệt lượng tối thiểu cần thiết để đun sôi nước trong ấm. Cho nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là c1 = 880J/kg.K và c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt độ ban đầu của nước là 24oC. Bài 2: Thả một quả cầu bằng đồng có khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 100 oC. vào một cốc nước ở 20 oC. Sau một thời gian nhiệt độ của quả cầu và nước đều bằng 27 oC. Coi như chỉ có quả cầu và nước trao đổi nhiệt với nhau. Biết nhiệt dung riêng của đồng là c1 = 380 J/kg.K và của nước là c2 = 4200 J/kg.K. Hãy tính: a) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. b) Khối lượng nước trong cốc. Bài 3: Người ta pha một lượng nước ở 75 oC vào bình chứa 8 lít nước đang có nhiệt độ 24 oC. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 36 oC. Tính khối lượng nước đã pha thêm vào bình. Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3. Bài 4: Thả một miếng thép có khối lượng 500g ở 100 oC. vào 800g nước ở 20 oC. Tính nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra môi trường xung quanh. Nhiệt dung riêng của thép và nước lần lượt là 460J/kg.K và 4200J/kg.K.

File đính kèm:

  • docDE CUONG THI LAI VAT LY 8.doc