I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, học sinh biết:
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc trong lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản.
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
3 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 4144 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 - Tiết 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Môn : Tự nhiên và xã hội
Đề bài : VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
I. MỤC TIÊU :
Sau bài học, học sinh biết:
- So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc trong lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giản.
- Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
- Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ. Vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?
- Chỉ và nói đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn. Vòng tuần hoàn lớn có chức năng gì?
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới :
Giới thiệu bài: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
Trò chơi vận động:
Mục tiêu: So sánh được mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức, hay làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi khi thư giản.
- GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Con thỏ ăn cỏ uống nước vào hang” .
* Cách chơi như sau:
- Khi GV hô:
+ Con thỏ: Người chơi sẽ để hai tay lên hai bên đầu và vẫy vẫy, tượng trưng cho hai tai thỏ.
+ Aên cỏ: người chơi sẽ chụm các ngón tay phải lại và để vào lòng bàn tay trái.
+ Uống nước: Các ngón tay phải chụm lại và đưa lên gần miệng.
+ Vào hang: đưa các ngón tay phải chụm lại vào tai. Lúc đầu GV vừa hô vừa làm đúng động tác để cả lớp làm theo. Sau vài lần GV bắt đầu hô nhanh hơn và làm sai động tác. Nếu học sinh nào làm theo GV sẽ bị bắt. GV cho học sinh chơi một vài lần để bắt một số học sinh làm sai. Học sinh làm sai sẽ bị phạt hát một bài.
- Sau khi cho học sinh chơi xong GV hỏi: Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch đập của mình nhanh hơn lúc chúng ta ngồi im không?
- GV cho yêu cầu học sinh tập vài động tác thể dục và chạy tại chỗ khoảng một đến hai phút sau đó hỏi: So sánh nhịp đập của tim và mạch khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi?
- GV kết luận: Khi vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động là vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu loa động hoặc lao động quá sức, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khoẻ.
Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: Nêu được các việc nên làm và không nên làm, có ý thức tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
* Cách tiến hành:
- yêu cầu các nhóm HS quan sát các hình ở trang 19 SGK và kết hợp với hiểu biết của bản thân thảo luận các câu hỏi.
- GV rút ra kết luận.
- Yêu cầu một vài HS nhắc lại theo từng ý của kết luận.
- HS theo dõi và tham gia chơi.
- HS trả lòi theo ý của mình.
- Khi vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn khi vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi.
- Theo dõi, nhắc lại.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV, câu hỏi:
Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên luyện tập hoặc lao động quá sức?
- Theo bạn những trạng thái hoặc cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim dập mạnh hơn?
+ Khi vui quá.
+ Lúc hồi hộp xúc động mạnh.
+ lúc tức giận.
+ thư giãn.
- Tại sao húng ta không nên mặc quần áo đi giày dép quá chật?
- Kể một số thức ăn, đồ uống, . .. giúp bảo vệ tim mạch và tên những thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp, gây sơ vữa động mạch.
- HS theo dõi ghi nhớ.
+ Tập thể dục, thể thao, đi bộ, . . . có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
+ Cuộc sống vui vẻ, thư thái, tránh những xúc động mạnh hay tức giận, . . . sẽ giúp cơ quan tuần hoàn hoạt động vừa phải nhịp nhàng, tránh được tăng huyết áp và những cơn co thắt tim đột ngột có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Các loại thức ăn: các loại rau, các loại quả, thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, lạc, vừng, . . .đều có lợi cho tim mạch. Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích như rượu, thuớc lá, ma tuý, . . .làm tăng huyết áp gây sơ vữa động mach.
- Một vài HS nhắc lại.
3
Củng cố, dặn dò:
- Tim của chúng ta làm việc như thế nào?
- Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
- Về nhà học bài, xem trước bài phòng bệnh tim mạch.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 08.doc