Một số kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm của học sinh lớp 3

Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục thuộc nền văn minh nhà trường của mỗi quốc gia. Là bậc học đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có " Tài" có " Đức". Những gì thuộc về tri thức và kĩ năng về hành vi và tình người.

 Một trong những mục tiêu cơ bản của nhà trường là đào tạo và xây dựng thế hệ học sinh trở thành những con người mới phát triển toàn diện, có đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, trí tuệ để đáp ứng với yêu cầu thực tế hiện nay.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm của học sinh lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y muốn học sinh làm được bài thì giáo viên phải dùng một câu hỏi hay một câu nhận định làm câu dẫn, phải đảm bảo sao cho câu trả lời đúng, rõ ràng là câu tốt nhất. Các câu dẫn và câu trả lời phải gắn với nhau hợp lí, đúng cấu trúc ngữ pháp. Với một câu hỏi đã nêu phải giữ cho mọi câu trả lời theo một nội dung hành văn. Bên cạnh đó kiểm tra sắp xếp các câu trả lời theo thứ tự ngẫu nhiên – không thể hiện vị trí ưu tiên nào là vị trí với câu trả lời đúng, đồng thời không nên đưa quá nhiều ý vào trong một câu hỏi. Nếu chỉ tập trung vào một ý cho mỗi câu hỏi, không nhồi nhét qus nhiều tư liệu không thích hợp vào trong câu dẫn. Trắc nghiệm đúng – sai: Loại câu hỏi này giáo viên thường dùng hơn một câu trắc nghiệm " đúng- sai" gồm một câu phát biểu để học sinh phán đoán xem nội dung đúng hay sai. Ví dụ 1: Bài toán 3. * Đúng ghi Đ, sai ghi S. a) 185 6 b) 283 7 18 30 28 4 05 03 0 5 185: 6 = 30 (dư 5) 283: 7 = 4 (dư 3). ( Trang 73 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 2: Bài toán 2. * Đúng ghi Đ, sai ghi S. a) 37- 5 x 5 = 12 b) 13 x 3 – 2 = 13 180 : 6 + 30 = 60 180 + 30 : 6 = 35 30 + 60 x 2 = 150 30 + 60 x 2 = 180 282 – 100 : 2 = 91 282 – 100 : 2 = 232 ( Trang 80 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 3: Bài toán 3. * Đúng ghi Đ, sai ghi S. III : ba VII: bảy VI: sáu VIIII: chín IIII: bốn IX: chín IV: bốn XII: mười hai ( Trang 122 – SGK – Lớp 3) Ưu điểm lớn nhất của loại câu hỏi này là trắc nghiệm được nhiều kiến thức. Bên cạnh đó cũng có nhược điểm: độ tin cậy về chất lượng thấp vì một số học sinh lười nháp, lười suy nghĩ, có khuynh hướng đoán mò, chờ may rủi và giáo viên phải thật sự công phu. Như vậy, muốn học sinh làm được dạng toán này, giáo viên phải nhắc nhở học sinh viết các câu phát biểu hoặc các khẳng định được viết ra phải biết đúng hoặc sai, đồng thời giáo viên cần tránh những thuật ngữ mơ hồ, không xác định về mức độ hay số lượng như " thông thường", "phần lớn", "trong hầu hết các trường hợp", đề phòng trường hợp mà câu trả lời đúng lại tùy thuộc vào một chữ, một từ hay một âm không quan trọng. Vì vậy giáo viên cần nhắc nhở học sinh suy nghĩ tính toán cẩn thận trong khi làm bài. Câu hỏi trắc nghiệm ghép đôi: Loại câu hỏi này có hai cột gồm danh sách những chữ, nhóm chữ hay một bộ phận câu, các số, các phép tính ... Dựa trên nội dung chuẩn nào đó định trước, học sinh sẽ ghép những chữ, nhóm chữ , bộ phận câu, các số, các phép tính của cột A với một phần tử tương ứng ở cột B. Số phần tử trong hai cột có thể bằng nhau hoặc khác nhau. Mỗi phần tử trong cột trả lời có thể được dùng một lần hay nhiều lần để ghép các phần tử trong cột câu hỏi. Ví dụ 1: Bài toán 4. Mỗi số trong hình tròn là kết quả của phép tính nào? 24 : 3 4 x 7 32 : 4 4 x 10 21 8 40 28 16 : 2 24 + 4 3 x 7 ( Trang 10 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 2. Bài: Diện tích hình vuông. Hãy nối một ý ở cột A với một ý ở cột B để có câu trả lời đúng: A B Muốn tính chu vi hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với chính nó. Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh nhân với 4 ( Trang 153 – SGK – Lớp 3) Ngoài việc cung cấp cho học sinh những kiến thức của bài học, để học sinh nắm được bài, hiểu bài, làm được bài tập mà còn yêu cầu các em nắm vững và khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài. Loại câu hỏi này dễ hiểu, dễ làm, học sinh yêu thích nhưng đòi hỏi học sinh phải nắm được kiến thức tốt trước khi làm bài, tránh yếu tố đoán mò. Vì vậy giáo viên phải soạn, nghiên cứu câu hỏi để đo các mức kiến thức cao, đòi hỏi nhiều công phu, mất nhiều thời gian. Do đó giáo viên phải giải thích một cách rõ ràng để các em có cơ sở ghép đôi. Trắc nghiệm loại điền khuyết hay trắc nghiệm có câu trả lời ngắn. Hai loại câu hỏi này thực ra chỉ là một, chỉ khác nhau ở dạng nhận thức vấn đề được đặt ra. Nếu được trình bày dưới dạng câu hỏi phát biểu chưa đầy đủ ta gọi là điền khuyết. Nói chung đây là loại trắc nghiệm có câu trả lời tự do tùy theo sự hiểu biết của học sinh. Ví dụ 1: Bài toán 1. * Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a) của 8 kg là.......kg; b) của 24 lít là ..... lít c) của 35 m là.......m; d) của 54 phút là........phút. ( Trang 26 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 2: Bài toán 3. > (12 + 11) x 3 ......45 < = 30.......(70 + 23) : 3 ( Trang 82 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 3: Bài toán 2. > a) 1km........985m b) 60 phút.............1 giờ < 600 cm.....6 m 50 phút............1 giờ = 797 mm.....1m 70 phút...........1 giờ ( Trang 100 – SGK – Lớp 3) Ví dụ 4. Bài: Chu vi hình chữ nhật. Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống, để được câu khẳng định đúng: " Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài........với chiều rộng ( cùng một đơn vị đo) rồi..........với 2". Ví dụ 5. Bài: Diện tích hình vuông. " Muốn tính diện tích hình vuông ta lấy độ dài một cạnh.......với chính nó". Sau khi học xong bài, để kiểm tra việc hiểu bài của học sinh, giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày lại nội dung bài. Để giúp học sinh nhớ và thuộc kiến thức không có cơ hội đoán mò. Qua đó giáo viên nắm được tình hình tiếp thu bài của học sinh mà không mất nhiều thời gian. Đúng vậy mỗi loại bài tập trắc nhiệm đều có một yêu cầu khác nhau. Nên giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo sao cho mỗi tiết học có hiệu quả cao nhất, đồng thời có điều kiện phát huy hết khả năng vốn có của mình. III. Kết luận: Qua thời gian giảng dạy và áp dụng một số phương pháp "Đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm" ở học sinh lớp tôi, tôi thấy: trong một thời gian quy định, kiểm tra được nhiều đối tượng học sinh; học sinh hứng thú với loại hình thức trắc nghiệm khách quan nên phát biểu nhiều, nhanh trong giờ học, làm bài viết cũng nhanh, thuận lợi. Đồng thời giáo viên chấm bài cũng nhanh, đảm bảo công bằng khi chấm điểm, phản ánh trung thực kiến thức của học sinh về toàn bộ chương trình, phản ánh đúng khả năng linh hoạt sáng tạo, quyết đoán của học sinh. Tuy có nhiều ưu điểm song cũng có một số nhược điểm: Một bài trắc nghiệm chỉ chứa đựng một số vấn đề nào đó, nếu học sinh quay cóp thì giáo viên khó đánh giá công bằng và chính xác được kết quả học tập của học sinh đối với toàn bộ chương trình. Tuy vậy, để đánh giá kết quả học tập của một học sinh không phải ngày một ngày hai cho ta kết quả ngay được mà phải trải qua cả một quá trình dài và thực hiện liên tục ở các bài học trong tuần. Làm như vậy mới tạo cho các em có thói quen ý thức được việc học của mình. Vì vậy từ đầu năm đến nay, tôi thấy học sinh lớp tôi phần lớn các em nắm vững được kiến thức, biết độc lập suy nghĩ, làm bài được sau mỗi bài học. Số học sinh phát biểu xây dựng bài sôi nổi, mạnh dạn nâng lên một cách rõ rệt. * Bài học kinh nghiệm: Là năm học tiếp tục thực hiện theo mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng và điều chỉnh nội dung kiến thức sách giáo khoa, có nhiều điểm mới trong nội dung cũng như phương pháp giảng dạy nên kinh nghiệm bản thân còn có nhiều hạn chế. Tuy vậy trong thời gian qua tôi cũng rút ra được một số kinh nghiệm " Đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm của học sinh lớp 3" như sau: Chuẩn bị của giáo viên: Do mỗi loại trắc nghiệm đều có một đặc điểm riêng nên giáo viên cần có một phương pháp dạy học riêng, để quyết định chất lượng học tập của học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao: - Giáo viên phải diễn đạt câu hỏi rõ ràng, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp. - Chọn từ có nghĩa chính xác. - Dùng những câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách đơn giản nhất. - Không nên diễn đạt phức tạp. - Nên thay đổi nhiều hình thức trắc nghiệm, tránh những câu hỏi rập khuôn. - Nên phát huy bài tập trắc nghiệm cho học sinh chơi trò chơi để gây cảm hứng cho học sinh khi học toán. Hoạt động trên lớp: - Tạo điều kiện tốt nhất để nhiều em tham gia trả lời bằng nhiều hình thức: trò chơi, theo cặp, theo nhóm, cá nhân. - Cần uốn nắn, sửa sai ngay nếu các em trả lời còn mơ hồ. - Động viên khen ngợi kịp thời những cố gắng của học sinh. - Giúp học sinh phát huy được tính mạnh dạn, tích cực phát biểu ý kiến của mình, tạo cho giờ học hứng thú, sôi nổi và đánh giá đúng đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề cấp thiết của ngành giáo dục nhằm phát huy hết năng lực sắn có của học sinh, rèn cho các em tính năng động, tự chủ, sáng tạo trog học tập cũng như trong cuộc sống sau này. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc "Đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm của học sinh lớp 3". Tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong cách trình bày cũng như kinh nghiệm giảng dạy. Bản thân sẽ cố gắng hơn nữa để chất lượng học của học sinh ngày một tốt hơn. An Khê, ngày 08 tháng 01 năm 2013 Người viết Trần Thị Vân Một số hiệu quả của việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm: "Đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm của học sinh lớp 3" trong năm học 2013- 2014: Ngay từ đầu năm học tôi đã áp dụng các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm vào lớp tôi trực tiếp giảng dạy, tôi thực sự phấn khởi vì học sinh lớp tôi đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, nhiều em đã thể hiện rõ hứng thú với loại hình trắc nghiệm khách quan nên phát biểu nhiều, nhanh trong giờ học, làm bài trên giấy đúng, sạch sẽ...mỗi cá nhân học sinh đều được tự chọn câu trả lời theo ý kiến riêng của mình. Chính điều này đã mang lại cho các em sự tự tin, mạnh dạn trước tập thể, tạo cho các em tinh thần ham học. Và đặc biệt là lớp học đã mang lại đúng nghĩa " trò đóng vai trò chủ đạo- thầy là người tổ chức, hướng dẫn" phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có điều kiện quan tâm đến từng đối tượng học sinh nên chất lượng được nâng lên rõ rệt qua từng thời điểm: Đầu năm, giữa học kì I, cuối học kì I. Trên đây là một số hiệu quả mà trong thời gian qua tôi nhận thấy khi vận dụng các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn toán bằng phương pháp trắc nghiệm ở lớp 3 trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bản thân có thêm những kinh nghiệm quý báu nhằm phục vụ cho quá trình dạy học. Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docMot so kinh nghiem danh gia ket qua hoc tap mon Toan bang phuong phap trac nghiem.doc
Giáo án liên quan