1. Đọc thành tiếng
· Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai : hốt hoảng, vùng vẫy, tức cảnh, leo lẻo, cởi trói,
2. Đọc hiểu
· Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài : ảo thuật, tình cờ, chứng kiến, đại tài, thán phục.
· Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện : Ca ngợi Cao Bá Quát, thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 24 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã viết sai do phát âm sai : vi-ô-lông, ắc-sê,sẫm màu, khẽ rung động, lướt nhanh,…
2. Đọc hiểu
Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài : Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em...
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức(1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (4’)
- GV kiểm tra ba HS đọc thuộc lòng bài thơ Mặt trời mọc ở đằng tây, trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Bài TĐ Tiếng đàn hôm nay chúng ta học sẽ đưa các em đến với tiếng đàn vi-ô-lông của một ban nhỏ, giúp các em thấy tiến đàn đã mang lại những điều kì diệu cho con người.
Hoạt động 1 : Luyện đọc (15’)
Mục tiêu :
- Đọc đúng các từ ngữ HS địa phương dễ phát âm sai.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
Cách tiến hành :
a) GV đọc toàn bài : Đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu cảm xúc.
b) Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn.
- Hướng dẫn đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ YC HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mớiù.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm.
- Đọc ĐT cả bài
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài (7’)
Mục tiêu :
HS hiểu nội dung của bài.
Cách tiến hành :
Đoạn 1 :
- Thủy làm những gì để chuẩn bị vào phòng thi ?
- Những từ ngữ nào được miêu tả âm thanh của dây đàn ?
- Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì ?
Đoạn 2 :
- Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn ?
Kết luận : Bài văn miêu tả tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống thanh bình xung quanh.
Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài (5’)
Mục tiêu :
HS đọc trôi chảy toàn bài.
Cách tiến hành :
- GV đọc lại bài văn.
- GV đưa bảng phụ đã viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Hướng dẫn HS đọc bài văn, nhấn giọng các từ ngữ : khẽ chạm, phép lạ, trong trẻo vút bay lên, vầng trăng, tí đi, ửng hồng, sẫm màu, rậm cong, khẽ rung động.
- Cho HS thi đọc.
- GV nhận xét.
Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’)
- Bài văn nói về điều gì ?
- Dặn dò HS về nhà đọc bài và nhận xét tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Đọc từng đoạn trong bài theo hướng dẫn của GV.
+ 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài, mỗi HS đọc một đoạn.
+ Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Mỗi nhóm 4 HS, lần lượt từng HS đọc một đoạn trong nhóm.
- Lớp đọc ĐT cả bài
- HS đọc thầmđoạn1.
- Thủy nhận đàn, lên dây, và kéo thử vài nốt nhạc.
- Trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.
- Thể hiện, Thủy rất tập trung vào việc thể hiện bản nhạc.
- HS đọc thầm đoan 2.
- Vài cánh ngọc lan…ven hồ.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV.
- 2 HS thi đọc bài. Cả lớp bình chọn bạn đọc đúng đọc hay nhất.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS nói nội dung bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TUẦN 24
Ngày dạy 1/3/2007
CHÍNH TẢ
TIẾNG ĐÀN
I. MỤC TIÊU
Nghe và viết đúng, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn.
Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng s /x hoặc mang thanh hỏi / thanh ngã.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bài tập 2b chép sẵn trên bảng lớpï.
VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2 . Kiểm tra bài cũ (3’)
- GV kiểm tra vở của những HS về nhà viết lại bài chính tả trong tiết học trước.
- HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : đủng đỉnh, lõm bõm, vĩnh viễn, thỉnh thoảng, hể hả.
3 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (18’)
Mục tiêu :
Nghe và viết đúng, trình bày đúng một đoạn trong bài Tiếng đàn.
Cách tiến hành :
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn văn 1 lượt.
- Giúp HS hiểu nội dung bài chính tả .GV hỏi : Đoạn chính tả có nội dung gì ?
- Giúp HS nhận xét :
+Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ?
+ Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
+ Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
b) GV đọc cho HS viết bài vào vởû
GV đọc cho HS viết bài vào vở
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi
g) Chấm bài
GV chấm từ 5 – 7 bài, nhận xét từng bài về mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5’)
Mục tiêu :
Tìm và viết đúng các từ gồm 2 tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi / thanh ngã.
Cách tiến hành :
Bài 2b
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV mở bảng phụ, cho 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh.
- Nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc.
Lời giải :
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Theo dõi sau đó 1 HS đọc lại.
- Tả cảnh thanh bình ngoài gian phònng như hòa với tiếng đàn.
+ HS trả lời.
+ HS trả lời.
+ 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- HS viết bài vào vở
- HS đổi vở cho nhau, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Các HS còn lại tự chấm bài cho mình.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS dưới lớp làm vào vở.
- 2 HS lên bảng thi tìm nhanh từ.
- Đọc lại lời giải và chữa bài vào vở.
Mang thanh hỏi
đủng đỉnh, thủng thỉnh, rủng rỉnh, lủng củng, tủm tỉm, chủng chẳng, thỉnh thoảng, bẩn thỉu, hể hả…
Mang thanh ngã
Rỗi rãi, võ vẽ, vĩnh viễn, bỗ bã, dễ dãi, lễ mễ,…
Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- Nhắc HS đọc lại các BT2.
- Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng và chuẩn bị bài sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TUẦN 24
Ngày dạy 2/3/2007
TẬP LÀM VĂN
NGHE - KỂ : NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
I. MỤC TIÊU
Rèn kỹ năng nói : Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng lớp viết các gợi ý kể chuyện.
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1 . Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
- 3 HS đọc lần lượt bà trước lớp đã làm Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- GV nhận xét , cho điểm
2 . Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
Hôm nay, cô sẽ kể cho các em nghe về một bà lão bán quạt thật may mắn. Gánh quạt của bà đang ế ẩm bỗng nhoáng một lúc bà đã bán hết sạch. May mắn gì đã đến với bà cụ ? Ai đã giúp bà ? Giúp bà như thế nào ? Câu chuyện các em sẽ rõ điều đó.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nghe kể (26’)
Mục tiêu :
HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng, tự nhiên.
Cách tiến hành :
- Một HS đọc yêu cầu của BT.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- GV kể chuyện lần 1 theo tranh, kể xong lần 1 hỏi HS :
+ Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì ?
+ Ông Vương Hi Chi viết chữ như thế nào ?
+ Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- GV kể lần 2.
- HS kể mẫu
- HS tập kể
- Các nhóm thi kể theo các bước :
+ 4 HS trình độ tương đương đại diện 4 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện.
+ Từng tốp 3 HS phân vai (người dẫn chuyện, bà lão bán quạt và ông Vương Hi Chi ) kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất.
- Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi?
- Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này ?
Kết luận : Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ – có tên gọi là nhà thư pháp. Nuớc Trung Hoa có rất nhiều nhà thư pháp nổi tiếng. Người ta xin chữ hoặc mua chữ với giá ngàn vàng để về trang trí nhà cửa để lưu giữ như một tài sản quý…
Hoạt động 2: Củng cố dặn dò (3’)
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các câu hỏi gợi ý trong SGK.
- Nghe GV kể và trả lời.
+ Gặp ông Vương Hi Chi bà phàn nàn quạt bán ế ẩm, chiều nay cả nhà phải nhịn cơm.
+ Ông viết chữ, làm thơ vào quạt. Ông nghĩ sẽ giúp đựơc bà cụ. Chữ ông đẹp nổi tiếng, nhận ra chữ ông mọi người sẽ mua.
+ Vì mọi người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt. Họ mua quạt như mua một tác phẩm quí giá.
-1 HS kể mẫu
- Từng tốp 3 HS tập kể.
- Các nhóm thi kể.
- Cả lớp nhận xét bình chọn cá nhân, nhóm kể hay nhất, những HS chăm chú nghe bạn kể chuyện và có nhận xét chính xác nhất.
- Ông là người có tài và giúp đỡ mị người.
- HS trả lời.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA
BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA
File đính kèm:
- T24 S.doc