Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tiết 41: Nhảy xa; Đá cầu; Chạy bền - Năm học 2010-2011

I Mục tiêu:

1 Kiến thức:

Nhảy xa: Chạy đà 5 – 7 bước – giậm nhảy bật cao tiếp đất bằng hai chân, chạy đà 5 – 7 bước

giậm nhảy bước bộ trên không. Học: kỹ thuật trên không và tiếp đất.

Đá cầu: Ôn: Tâng “búng” cầu. Học: Tâng “giật” cầu.

Chạy bền: Trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”.

2 Kĩ năng:

HS nắm được các động tác, kỹ năng đã học và mới học. Luôn đảm bảo an toàn trong tập luyện.

Tiếp tục củng cố phát triển sức mạnh của chân và sức bền cho cơ thể.

Nhằm rèn luyện sự khéo léo, chính xác và nhanh nhẹn.

3 Thái độ:

Rèn luyện tư thế đúng, tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe, tính kĩ luật và tinh thần tập thể góp phần hình thành nhân cách cho các em. Tự giác tập luyện.

Biết vận dụng để tự tập luyện hàng ngày.

 II Phương pháp: Giảng giải – làm mẫu – tập luyện.

III Địa điểm: Sân trường

IV Công tác chuẩn bị:

 1 Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, dụng cụ tập luyện: cầu, hố nhảy, cào cát, tranh ảnh.

 2 Chuẩn bị của Học sinh (HS): Trang phục và kĩ năng.

V Tiến trình bài dạy:

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tiết 41: Nhảy xa; Đá cầu; Chạy bền - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 21 Tiết 41: NHẢY XA – ĐÁ CẦU – CHẠY BỀN Ngày soạn: 19/01/2010 I Mục tiêu: 1 Kiến thức: Nhảy xa: Chạy đà 5 – 7 bước – giậm nhảy bật cao tiếp đất bằng hai chân, chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy bước bộ trên không. Học: kỹ thuật trên không và tiếp đất. Đá cầu: Ôn: Tâng “búng” cầu. Học: Tâng “giật” cầu. Chạy bền: Trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”. 2 Kĩ năng: HS nắm được các động tác, kỹ năng đã học và mới học. Luôn đảm bảo an toàn trong tập luyện. Tiếp tục củng cố phát triển sức mạnh của chân và sức bền cho cơ thể. Nhằm rèn luyện sự khéo léo, chính xác và nhanh nhẹn. 3 Thái độ: Rèn luyện tư thế đúng, tác phong nhanh nhẹn, sức khỏe, tính kĩ luật và tinh thần tập thể góp phần hình thành nhân cách cho các em. Tự giác tập luyện. Biết vận dụng để tự tập luyện hàng ngày. II Phương pháp: Giảng giải – làm mẫu – tập luyện. III Địa điểm: Sân trường IV Công tác chuẩn bị: 1 Chuẩn bị của Giáo viên: Giáo án, dụng cụ tập luyện: cầu, hố nhảy, cào cát, tranh ảnh. 2 Chuẩn bị của Học sinh (HS): Trang phục và kĩ năng. V Tiến trình bài dạy: PHẦN – NỘI DUNG ĐLVĐ YÊU CẦU – CHỈ DẨN KỸ THUẬT BIỆN PHÁP TỔ CHỨC Thời gian Số lần I Mở đầu: 1 Ổn định lớp: 2 Khởi động: A Chung: xoay các khớp như: cổ, vai, khuỷu, cổ tay, cổ chân, gối, tay này chạm mũi chân kia, ép dọc, ép ngang. B Chuyên môn: Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông. II Cơ bản: 1 Nhảy xa: Chạy đà 5 – 7 bước – giậm nhảy bật cao tiếp đất bằng hai chân. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy bước bộ trên không. Học: Kỹ thuật trên không và tiếp đất. 2 Đá cầu: Ôn Tâng “búng” cầu. Học: Tâng “giật” cầu. 3 Củng cố: 4 Chạy bền: Trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức” III Kết thúc: 1 Thả lỏng: 2 Nhận xét – dặn dò: 3 Xuống lớp: 6’ 1’ 5’ 35’ 15’ 14’ 2’ 4’ 4’ 2lần x 8 nhịp 2 2lần x 8 nhịp Cán sự (CS) tập hợp lớp, điểm danh, báo cáo sĩ số. Yêu cầu : khẩn trương, nghiêm túc. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. CS điều khiển khởi động. GV theo dõi và sữa sai. Yêu cầu : Tập hết biên độ động tác và tăng dần tần số về cuối và tập đồng loạt. Chạy đà 5 – 7 bước – giậm nhảy bật cao tiếp đất bằng hai chân: Chạy đà liên tục, gĩư tốc độ khi chạy và ổn định. Tiếp đất bằng hai chân, khuỵu gối để giảm chấn động. Tay đánh phối hợp để nâng cơ thể và tạo điều kiện để thực hiện tốt động tác. Chạy đà 5 – 7 bước giậm nhảy bước bộ trên không: chạy đà giống giậm nhảy bật cao tiếp đất bằng hai chân. Giậm nhảy bằng chân thuận và tiếp đất bằng một chân lăng ( khuỵu gối để giảm chấn động). Tay đánh phối kết hợp nhịp nhàng đánh sốc hai tay từ dưới lên cao, hai khuỷu tay hơi khuỳu ra ngoài. Giai đoanï trên không: gồm 2 phần: bước bộ trên không và chuẩn bị tiếp đất. Phần 1: Khi chân giậm nhảy rời khỏi ván là lúc bước vào giai đoạn bước bộ trên không lúc này người bắt đầu bay lên cao – ra trước. Chân giậm nhảy duỗi thẳng chếch dưới phía sau, chân đá lăng co ở phía trước. Phần 2: Sau khi thực hiện bước bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa ra trước nâng cao gôi, tay khác bên với chân giậm cũng đưa ra trước – lên cao cùng với tay bên chân giậm nhảy. Tiếp theo đánh tay ra trước vòng xuống dưới – ra sau kết hợp với thân ngả nhiều về trước và vươn hai chân để chuẩn bị tiếp đất. Giai đoạn tiếp đất: Tiếp đất cần chủ động co chân để giảm chấn động và dướn người cùng hai tay ra trước không để bất kì một bộ phận nào của cơ thể chạm đất ở phía sau hai chân. Tiếp theo đứng lên rời khỏi hố cát. Tâng “búng” cầu: Xác định được chính xác điểm rơi của cầu. Lúc đó nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể sang chân trước. Lúc này người hơi ngả về sau, chân đá gần như duỗi thẳng hết, mu bàn chân duỗi để tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách sân khoảng 20cm, đồng thời với việc gập nhanh bàn chân, để mu bàn chân tiếp xúc với cầu. Nhờ lực bật như “búng” vào cầu, mà cầu bay thẳng đứng cao 2 – 3m. Sau khi mu bàn chân tiếp xúc với cầu, chân đá đưa nhanh về TTCB để thực hiện lần đá tiếp theo sang sân đối phướng. Tâng “giật” cầu: thường được sử dụng để xử lý những đường cầu thấp, rơi sát người. TTCB giống búng cầu. Xác định điểm rơi của cầu nhanh chóng chuyển trọng tâm cơ thể về trước. Người hơi khom, sau đó đưa chân sau về trước, bàn chân để song song với mặt đất để chuẩn bị tiếp xúc với cầu. Khi cầu rơi cách đất khoảng 25 – 30cm, nâng nhanh đùi và bàn chân như giật bàn chân lên để mu bàn chân tiếp xúc với cầu và giật cầu lên cao chếch về trước theo ý muốn. Các em không đựơc ra khỏi vị trí. 1– 2 em lên thực hiện, HS nhận xét. GV tổng hợp và rút ra kết luận Yêu cầu chạy đúng theo đường dích dắc và qua các cờ qui định. Đội nào nhanh và hết người trước, ít phạm quy nhất đối đó là đội thắng cuộc. Rủ tay _ chân Điều hoà Tình hình buổi tập Bài tập về nhà * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ²CS GV * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ²CS * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ²CS * GV * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ²CS GV * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * ²CS Đội hình tập hợp GV : Giải tán HS : Khỏe. VI Nhận xét – rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTD tiet 41 moi.doc