I. Mục tiêu.
- Nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết đúng về TDTT để các em tích cực RLTT.
- Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT và cung cấp cho HS những hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh không để chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT .
- Có thái độ, hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực, kiên trì tập luyện TDTT trong giờ học thể dục, tự học, tự tập hàng ngày.
II. Địa điểm, thiết bị dạy học.
- Địa điểm: Sân trường THCS Lê Văn Tám .
-Thiết bị: Còi TD.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
4 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục Lớp 8 - Tiết 1+2: Mục tiêu - Nội dung chương trình thể dục 7 Phòng tránh chấn thương khi hoạt động TDTT - Nguyễn Xuân Viết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH THỂ DỤC.7
PHÒNG TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI HOẠT ĐỘNG TDTT
Tiết : 1+2
I. Mục tiêu.
- Nhằm trang bị cho học sinh một số hiểu biết đúng về TDTT để các em tích cực RLTT.
- Biết được lợi ích, tác dụng của TDTT và cung cấp cho HS những hiểu biết cần thiết để chủ động phòng tránh không để chấn thương xảy ra trong hoạt động TDTT .
- Có thái độ, hành vi đúng trong ứng xử với bạn và tự giác, tích cực, kiên trì tập luyện TDTT trong giờ học thể dục, tự học, tự tập hàng ngày.
II. Địa điểm, thiết bị dạy học.
- Địa điểm: Sân trường THCS Lê Văn Tám .
-Thiết bị: Còi TD.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp-tổ chức
A / Phần mở đầu.
1. Nhận lớp:
- GV nhận lớp, điểm danh, kiểm tra tác phong.
- Giới thiệu bài mới: Lý thuyết
3-5 phút
- Lớp trưởng (cán sự lớp) tập hợp lớp thành 4 hàng ngang báo cáo sỉ số cho GV.
GV
LT
B / Phần cơ bản.
1. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động TDTT
+ Mục đích cơ bản và quan trọng nhất khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực của mỗi người. Thế nhưng do không biết hoặc biết nhưng coi thường, không chịu tuân theo các nguyên tắc, phương pháp khoa học trong hoạt động TDTT, nên người tập đã để xảy ra chấn thương như :
- Xây xát nhẹ chưa có hoặc có chảy máu ít ngoài da.
- Choáng, ngất.
- Tổn thương cơ.
- Bong gân.
- Tổn thương khớp và sai khớp.
- Giập hoặc gãy xương.
- Chấn động não hoặc cột sống.
2. Một số nguyên nhân cơ bản để xảy ra chấn thương và cách phòng tránh
* Một số nguyên nhân:
- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT như :
+ Nguyên tắc hệ thống: đó là cần tập luyện TDTT thường xuyên, kiên trì, có hệ thống .
+ Nguyên tắc tăng tiến : đó là cần tập từ nhẹ đến nặng và từ đơn giản đến phức tạp dần theo một kế hoạch nhất định, không nóng vội, ngẫu hứng, tùy tiện .
+ Nguyên tắc vừa sức : đó là cần tập phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mỗi người .
+ Không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh trong tập luyện TDTT như :
+ Địa điểm, phương tiện tập luyện không đảm bảo an toàn, vệ sinh .
+ Trang phục tập luyện không phù hợp .
+ Môi trường tập luyện như ánh sáng, không khí, nhiệt độ, tiếng ồn không bảo đảm yêu cầu .
+ Aên, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập
+ Không tuân thủ nội quy, kĩ luật trong tập luyện và thi đấu TDTT: Tập luyện hay thi đấu TDTT là một hoạt động tập thể, nếu không tuân thủ những quy định một cách nghiêm túc, thì rất dễ xảy ra chấn thương.
* Cách phòng tránh :
- Khi bắt đầu một buồi tập hoặc trước khi thi đấu nhất thiết phải tiến hành khởi động cho tốt để đưa cơ thể thích nghi dần với trạng thái vận động. Trong phần cơ bản của buổi tập cần tập từ nhẹ đến nặng và từ đơn giản đến phức tạp dần. Không tập các động tác khó, nguy hiểm khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm. Trước khi kết thúc buổi tập hoặc sau khi thi đấu, nhất thiết phải tiến hành hồi tĩnh để đưa cơ thể từ trạng thái động về trạng thái bình thường bằng một số động tác thả lỏng.
- Trong quá trình tập luyện hoặc thi đấu, nếu thấy sức khoẻ không bình thường, cần báo cáo để GV biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
- Không tham gia thi đấu khi chưa có một quá trình tập luyện nhất định.
- GV và HS cần tổ chức dọn vệ sinh sân tập và kiểm tra, sửa chữa các phương tiện tập trước khi tiến hành buổi tập. Cần có kế hoạch trồng cây xanh, xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý các chỗ gây ô nhiễm để sân tập thoáng, mát, trong lành, khô ráo. Nên mặc trang phục thể thao khi tập. Không ăn uống nhiều ngay trước và sau khi tập. Khi tập xong, mồ hôi nhiều, không nên ngồi chỗ thông gió, hoặc tắm nước lạnh ngay, vì rất dễ cảm lạnh .
- Mỗi HS cần tạo cho mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện TDTT thường xuyên, không uống rượu bia, hút thuốc lá và dùng các chất ma tuý. Không tự ra ao, hồ, sông, biển tắm hoặc tập bơi khi không có người hướng dẫn, bảo hiểm .
3. Biên chế tổ chức lớp và một số quy định khi tập luyện.
+GV phổ biến cho HS các quy định trong giờ học về: vệ sinh cá nhân, trang phục TD, phân các nhóm tổ.
4. Đội hình đội ngũ :
* Ôn tập :
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng và cách điều khiển .
- Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải – trái, quay đằng sau .
- Điểm số từ 1 đến hết và điểm số 1-2, 1-2 đến hết.
5. Củng cố :
- Mục đích tập luyện TDTT là để làm gì?
- Có em nào đã để xảy ra chấn thương khi tập thể thao?
- Em hãy kể về một chấn thương khi tập luyện thể thao đã xảy ra với em (Hoặc về một chấn thương) khi hoạt động TDTT mà em được biết?
- Gọi 1 tổ thực hiện phần đội hình đội ngũ .
70-75phút
20 phút
20 phút
5 phút
20 phút
10 phút
- GV giảng giải ngắn gọn (tóm tắt) phần mục tiêu, nội dung chương trình TD.7
GV
LT
GV
LT
GV
LT
Giáo viên huớng dẫn chia tổ ,và nêu một số qui định trong giờ học Thể dục .
Nội dung đã học ở lớp 6 .
Giáo viên hướng dẫn lại nội dung ĐHĐN .
- Phân nhóm luyện tập theo sự hướng dẫn của GV.
Nhóm.1 Nhóm.2
(GV)
Nhóm.3 Nhóm.4
-Giáo viên quan sát , sữa sai .
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá.
GV
LT
C / Phần kết thúc.
+ Thả lỏng tay, chân, toàn thân, phối hợp hít thở.
+ Nhận xét, đánh giá buổi học.
+ Giao bài tập về nhà.
+ Xuống lớp.
7-10 phút
2x8 nhịp
GV
LT
-GV hô “giải tán” HS đồng thanh hô “khỏe”.
Liên hương ; Ngày 26 tháng 08 năm 2008
Nguyễn Xuân Viết
File đính kèm:
- T1.doc