I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa quần thể . Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Phát triển tư duy lôgic.
- Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dung lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ: - Có ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ môi trường
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh hình vẽ về quần thể thực vật, động vật.
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1
9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, trả bài thu hoạch
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở đầu: Gv giới thiệu nội dung chương và những vấn đề học trong chương sau đó sẽ đi vào bài cụ thể đầu tiên của chương.
b/ Phát triển bài:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 49, Bài 47: Quần thể sinh vật - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Thị Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 25 Ngày soạn: 22/02/2014
Tiết: 49 Ngày dạy: 24/04/2014
Chương II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: - Nêu được định nghĩa quần thể . Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm. Phát triển tư duy lôgic.
- Kĩ năng khái quát hóa, kĩ năng vận dung lí thuyết vào thực tiễn.
3. Thái độ: - Có ý thức nghiên cứu tìm tòi và bảo vệ môi trường
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
1/ Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh hình vẽ về quần thể thực vật, động vật.
2/ Chuẩn bị của học sinh: - Học bài và chuẩn bị bài
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ Ổn định lớp: 9A1
9A2
2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, trả bài thu hoạch
3/ Các hoạt động dạy và học:
a/ Mở đầu: Gv giới thiệu nội dung chương và những vấn đề học trong chương sau đó sẽ đi vào bài cụ thể đầu tiên của chương.
b/ Phát triển bài:
Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ MỘT QUẦN THỂ SINH VẬT?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV cho HS quan sát tranh đàn bò, đàn kiến, bụi tre, rừng dừa -> Chúng là quần thể.
-YC HS hoàn thành bảng 47.1 ->GV đánh giá kết quả của HS và thông báo kết quả đúng.
+Kể thêm một số quần thể khác mà em biết.
+ Phát biểu khái niệm quần thể.
+ Một lồng gà, một chậu cá chép có phải là quần thể hay không? Tại sao?
-GV để nhận biết quần thể sinh vật cần có những dấu hiệu bên ngoài, dấu hiệu bên trong.
- HS quan sát tranh hình.
- Hoàn thành bảng 47.1 sgk -> đại diện nhóm trả lời đáp án (đáp án: 1, 3, 4 không phải là quần thể), HS khác bổ sung.
+ HS lấy thêm ví dụ đàn ong, đàn chim
+Phát biểu khái niệm
+ Vì lồng gà và chậu cà chép mới chỉ là những biểu hiện bên ngoài của quần thể.
- HS tự khái quát kiến thức hình thành khái niệm.
Tiểu kết: - Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài sinh sống trong một khoảng không gian nhất định ở một thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản. Ví dụ: rừng cọ, đàn chim én
Hoạt động 2: NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV giới thiệu chung về 3 đặc trưng cơ bản của quần thể đó là: tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
+Tỉ lệ giới tính là gì? Tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể như thế nào? Cho ví dụ?
+Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này như thế nào?
-GV bổ sung: ở gà số lượng con trống thường ít hơn số con mái rất nhiều.
+ So sánh tỉ lệ sinh , số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 SGK tr. 141.0
-GV nhận xét phần thảo luận của HS.
+Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?
+Mật độ là gì? Mật độ liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?
+ Trong sản xuất nông nghiệp cần có biện pháp kĩ thuật gì để luôn giữ mật độ thích hợp.
+ Trong các đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? (Gợi ý: tỉ lệ giới tính cũng phụ thuộc vào mật độ)
-HS tự nghiên cứu SGK tr.140 ->cá nhân trả lời
+ Như tiểu kết
+ Tùy từng loài mà điều chỉng tỉ lệ đực cái cho phù hợp.
-Cá nhân quan sát hình trả lời: Hình A: tỉ lệ sinh cao số lượng cá thể tăng mạnh. Hình B: tỉ lệ sinh vừa, số lượng cá thể ổn định. Hình C: Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm.
-Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
+Có 3 nhóm tuổi. Liên quan đến số lượng cá thể ->sự tồn tại của quần thể.
+Mật độ liên quan đến thức ăn.
+Trồng dày hợp lí, loại bỏ cá thể yếu trong đàn, cung cấp thức ăn.
+Mật độ quyết định các đặc trưng khác.
Tiểu kết: a/ Tỉ lệ giới tính: - Tỉ lệ giới tính là tỉ lệgiữa số lượng cá thể đực và cái.
- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản.
b/ Thành phần nhóm tuổi: -Kết luận :nội dung bảng 47.2 SGK tr 140.
c/ Mật độ quần thể: -Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích. Ví dụ: Mật độ nuôi: 10con/1m2. Mật độ rau cải: 40 cây/1m2
-Mật độ quần thể phụ thuộc vào: + Chu kì sống của sinh vật
+ Nguồn thức ăn của quần thể.
+ Yếu tố thời tiết: hạn hán, lũ lụt
Hoạt động 3: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI QUẦN THỂ SINH VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV cho HS trả lời câu hỏi trong mục SGK tr 141.
+ Các nhân tố di truyền có ảnh hưởng tới đặc điểm nào của quần thể?
+ Số lượng cá thể trong quần thể có thể bị biến động lớn do nguyên nhân nào
-Liên hệ: Trong sản xuất việc điều chỉnh mật độ cá thể có ý nghĩa như thế nào?
-HS thảo luận nhóm thống mhất ý kiến trả lời các câu hỏi.
+Muỗi nhiều ở nơi thời tiết ẩm do sinh sản nhiều. Mùa mưa ếch nhái tăng.
+Mùa gặt lúa chim cu gáy xuất hiện nhiều.
-HS có thể hỏi: có khi nào sự biến động số lượng cá thể dẫn đến sự diệt vong quần thể không?
+ Do những biến cố bất thường như lũ lụt, cháy rừng)
-Trồng dày hợp lí. Thả cá vừa phải phù hợp với diện tích.
Tiểu kết: -Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể.
-Mật độ cá thể trong quần thể được điều chỉnh ở mức cân bằng.
IV/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
1/ Củng cố: - HS đọc nghi nhớ SGK. GV cho HS trả lời câu hỏi 1,2 cuối bài.
2/ Dặn dò: - Học bài trả lời câu hỏi SGK.chuẩn bị bài tiếp theo
- Tìm hiểu về vấn đề: Độ tuổi, dân số, kinh tế xã hội, giao thông, nhà ở.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- SH 9 tiet 49 tuan 25 2013 2014.doc