I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST .
+ Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày kiến .
3.Thái độ
Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng đúng thuốc BVTT,bảo vệ môi trường đất và nước.
II. Đồ dung dạy học
* GV : - Tranh H.22 : Một số dạng đột biến cấu trúc NST .
III. Phương pháp
-Trực quan, đàm thoại, học hợ tác.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
* Ổn định tổ chức (1’)
* Kiểm tra đầu giờ (15’)
Đột biến gen là gì ? Nêu nguyên nhân của đột biến gen.
Đáp án + Biểu điểm.
- Khái niệm: (4đ) Đột biến gen là những biến đổi về số lượng , thành phần trình tự các cặp nuclêôtít , xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN .
-Nguyên nhân (6đ)
+ Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN .
Bên ngoài : ảnh hưởng của các tác nhân lí , hoá như tia phóng xạ , hoá chất.
Bên trong : quá trình sinh lí , sinh hoá nội bào bị rối loạn .
2. Các hoạt động(29’)
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 23, Bài 22: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/11/2012
Ngày giảng:13/11/2012
BÀI22 - TIẾT 23
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
+ Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST .
+ Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến cấu trúc NST .
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng quan sát , trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với Sgk, lắng nghe tích cực, tự tin trình bày kiến .
3.Thái độ
Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng đúng thuốc BVTT,bảo vệ môi trường đất và nước.
II. Đồ dung dạy học
* GV : - Tranh H.22 : Một số dạng đột biến cấu trúc NST .
III. Phương pháp
-Trực quan, đàm thoại, học hợ tác.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
* Ổn định tổ chức (1’)
* Kiểm tra đầu giờ (15’)
Đột biến gen là gì ? Nêu nguyên nhân của đột biến gen.
Đáp án + Biểu điểm.
- Khái niệm: (4đ) Đột biến gen là những biến đổi về số lượng , thành phần trình tự các cặp nuclêôtít , xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN .
-Nguyên nhân (6đ)
+ Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử ADN .
Bên ngoài : ảnh hưởng của các tác nhân lí , hoá như tia phóng xạ , hoá chất.
Bên trong : quá trình sinh lí , sinh hoá nội bào bị rối loạn .
2. Các hoạt động(29’)
Hoạt động 1(14’)
Tìm hiểu đột biến cấu trúc NST
* Mục tiêu: HS trình bày được đột biến cấu trỳc NST là gỡ
* Đồ dùng: Tranh H.22 : Một số dạng đột biến cấu trúc NST .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV treo tranh phóng to H.22 Sgk cho HS quan sát và yêu cầu các em trả lời các câu hỏi :
Các NST sau khi biến đổi khác với NST ban đầu như thế nào ?
Các hình 22 a,b,c minh hoạ những dạng nào của đột biến cấu trúc NST ?
Đột biến cấu trúc NST là gì ?
- GV theo dõi , nhận xét , bổ sung và xác định đáp án đúng .
*Kết luận .
I . Đột biến cấu trúc NST là gì ?
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng : mất đoạn , lặp đoạn , đảo đoạn .
Hoạt động 2(15’)
Tìm hiểu nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST
* Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu truc NST
* Đồ dựng: Tranh H.22 : Một số dạng đột biến cấu trúc NST .
HĐcủa GV và HS
Nội Dung
- GV yêu cầu HS đọc Sgk trả lời câu hỏi :
Nguyên nhân gây ra đột biến cấu trúc NST là gì ?
Vì sao các tác nhân lí hoá trong ngoại cảnh lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST ?
Vì sao đột biến cấu trúc NST thường có hại cho sinh vật ?
- GV lưu ý HS : Một số dạng đột biến có lợi :
+ Các đột biến mất đoạn nhỏ , đảo đoạn gây ra sự đa dạng trong loài .
+ Các đột biến cấu trúc NST có ý nghĩa tiến hoá nhất định : chúng tham gia vào cơ chế cách li giữa các loài .
+ Trong chọn giống , người ta có thể gây ra đột biến mất đoạn để loại bỏ các gen xấu , không mong muốn ra khỏi NST , chuyển những nhóm gen mong muốn từ NST của loài này sang NST của loài khác .
*Kết luận
II. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể :
- Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là do các tác nhân vật lí và hoá học
( từ ngoài cảnh ) làm phá vở cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng .
3.Tổng kết, hướng dẫn về nhà (5’)
*Tồng kết.
GV cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và yêu cầu các em phải nêu lên được các nội dung chính sau :
- Đột biến cấu trúc NST là gì ?
- Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST ?
Gợi ý trả lời một số câu hỏi và bài tập trong Sgk :
Câu 1 : Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST , gồm có các dạng mất đoạn , lặp đoạn , đảo đoạn .
- Mất đoạn : một đoạn nào đó của NST bị mất đi so với dạng ban đầu làm độ dài của NST giảm đi .
- Lặp đoạn : một đoạn hoặc nhiều đoạn của NST bị lặp đoạn so với dạng ban đầu , làm độ dài của NST tăng lên .
- Đảo đoạn : các đoạn nào đó của NST chuyển đổi vị trí cho nhau và xoay ngược 1800 .
Câu 3 : Đột biến cấu trúc NST gây hại cho người và sinh vật là vì : Làm đảo lộn cách sắp xếp hài hoà của NST , gây ra các rối loạn hoặc bệnh NST .
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài và nhớ phần tóm tắt cuối bài .
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 66 Sgk .
- Nghiên cứu bài mới : Đột biến số lượng nhiễm sắc thể .
Yêu cầu : + Đọc bài mới và quan sát H.23.1 và 23.2 Sgk .
+ Trả lời các câu hỏi mục lệnh Sgk .
File đính kèm:
- tiet 23-s9.doc