Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 37 đến 62 - Nguyễn Thị Ngọc Hòa

1. MỤC TIÊU:

1.1 . Kiến thức:

 - HS biết: khái niệm thoái hóa giống, hiểu và trình bày đựơc nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn + giao phối gần ở động vật và vai trò trong chọn giống.

 - HS hiểu: trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô.

*** Mục tiêu từng hoạt động

* MT của HĐ 1: Biết hiện tượng thoái hóa giống ở động vật và thực vật

* MT của HĐ 2: Biết nguyên nhân chính của thoái hóa là gì ?

* MT của HĐ 3: Biết vai trò của thoái hòa vào thực tế

1.2.Kĩ năng:

 - HS thực hiện được: giải thích tại sao người ta anh em có quan hệ huyết thống gần không được lấy nhau ( có cùng dòng máu trực tiếp hoặc có họ hàng trong phạm vi 3 đời ) : sinh con ra , sinh trưởng chậm , phát triễn yếu , khả năng sinh sản giảm , quái thai, dị tật bẩm sinh

- HS thực hiện thành thạo: Quan sát tranh hình kiến thức => tổng hợp kiến thức.

1.3.Thái độ:

- Thói quen: Giáo dục ý thức tìm tòi các hiện tượng thoái hóa ngoài thực tế

- Tính cách: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Hiện tượng thoái hóa

- Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa

- Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. GV: Tranh phóng to hình 34.1 34.3 SGK/100

 3.2. HS: Sưu tầm tư liệu về hiện tượng thoái hóa.

4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :

 

doc106 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 9 - Tiết 37 đến 62 - Nguyễn Thị Ngọc Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý? -HS nêu được: ( Qua tham khảo tài liệu) * Bản thân hiểu giá trị của tài nguyên. * Tham gia vào các hoạt động bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cây, rừng * Tuyên truyền cho bạn bè và người xung quanh để cùng có ý thức bảo vệ tài nguyên. *** GDSDNLTK&HQ: Có biện pháp sự dụng hợp lí các dạng tài nguyên này, nên sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay thế tài nguyên năng lượng không tái sinh để tránh sự cạn kiệt + GV GDDS và GD môi trường: Mỗi gia đình chỉ nên dừng lại ở 2 con là tốt nhất. I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu: * Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: 1. Tài nguyên tái sinh: -Là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. VD: tài nguyên sinh vật, đất, nước 2. Tài nguyên không tái sinh: -Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. VD: Than đá, dầu lửa 3. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: -Là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. VD: NL mặt trời , gió.. II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên: 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất: ( Tái sinh) -Đất là nơi ở, nơi sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, và sinh vật khác. +Biện pháp: Cải tạo đất, bón phân hợp lí. Chống xói mòn đất, chống khô cạn, chống nhiễm mặn, phèn 2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước: (Tái sinh) -Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất. + Biện pháp :Khơi thông dòng chảy. Không xã rác, chất thải công nghiệp và sinh hoạt xuống sông, hồ, biển. Tiết kiệm nguồn nước ngọt. 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: (Tái sinh) -Rừng là nguồn cung cấp lâm sản, thuốc, gỗRừng điều hòa khí hậu. + Biện pháp : Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung. Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. 4.4. Tổng kết: ? Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? HS: * Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa ) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. * Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phục hồi. ? Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên? HS: Phải biết cách sử dụng hợp lí nếu không sẽ một ngày nào sẽ cạn kiệt hết kg\hông cho chúng ta sử dụng -Gọi HS đọc kết luận SGK/177. 4. 5. Hướng dẫn học tập: @ Đối với bài học ở tiết này : - Học bài - Trả lời câư hỏi SGK/177. @ Đối với bài học ở tiết sau: - Đọc và chuẩn bị bài: “ Khôi phục MT & giữ gìn thiên nhiên hoang dã ” - Thực hiện các câu hỏi lệnh s 5. Phụ lục - Tài liệu chuẩn KTKN - Tài liệu tích hợp GDMT - Tài liệu tích hợp GDTKNL & HQ Tuần dạy: 32 Tiết 62 – bài 59 Ngày dạy : 13/4/2013 KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG Dà 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã. - HS hiểu: giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã. * Mục tiêu của từng hoạt động: * MT của HĐ 1: HS biết : Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã * MT của HĐ 2: HS biết : Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã * MT của HĐ 3: HS hiểu : Liên hệ bản thân góp phần bảo vệ thiên nhiên hoang dã 1.2. Kỹ năng: - HS thực hiện được: tư duy logic, khả năng tổng hợp kiến thức. - HS thực hiện thành thạo: Quan sát tranh vẽ, liên hệ thực tế tìm ra kiến thức * GD kĩ năng sống : - Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để tìm hiểu về ý nghĩa cuả việc khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã - Kĩ năng hợp tác trong nhóm - Kĩ năng xác định giá trị bản thân với trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên hoang dã - Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp 1.3. Thái độ: - Thói quen: Giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Tính cách: Yêu mến thiên nhiên hoang dã *** GDTHMT: Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên 2. NỘI DUNG HỌC TẬP - Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã - Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên - Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Tư liệu về công việc bảo tồn gen động vật, sưu tầm tranh ảnh phù hợp nội dung bài. 3.2. HS: Tranh, ảnh về bảo vệ môi trường,trồng rừng. 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 4.1. Oån định tổ chức và kiểm diện: 9A1..9A2.. 4.2. Kiểm tra miệng : ? Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? ( 10đ) HS: * Tài nguyên không tái sinh (than đá, dầu lửa ) là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. (5đ) * Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lý sẽ có điều kiện phục hồi.(5đ) 4.3. Tiến trình bài học: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã. ( 8 phút) MT: Nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã - GV đưa câu hỏi: ? Vì sao cần khôi phục và giữ gìn thiên nhiên hoang dã? ? Tại sao cần giữ gìn thiên nhiên hoang dã đã góp phần cân bằng sinh thái? - HS nghiên cứu SGK kết hợp với kiến thức bài trước trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét bổ sung. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức. Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. ( 17 phút) MT: Nêu được các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã - GV dán các tranh vào tờ giấy khổ to dán trên bảng Sau đó cho HS lên chọn những mảnh bìa đã in sẳn chữ rồi gắn vào tranh cho phù hợp. - Các nhóm quan sát tranh tìm hiểu ý nghĩa gắn các mảnh bìa thể hiện nội dung. - Nhóm khác nhận xét bổ sung. + GV giải thích nhanh về công việc bảo tồn giống gen quí. š HS khái quát š kiến thức. * Liên hệ: Em hãy cho biết các công việc chúng ta đã làm được để bảo vệ tài nguyên sinh vật. - HS có thể kể: - Xây dựng khu rừng quốc gia. - Bảo vệ sinh vật có tên trong sách đỏ. - HS nghiên cứu nội dung các biện pháp ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến về hiệu quả của các biện pháp. - Yêu cầu nêu được: + Cải tạo khí hậu, tạo được môi trường sống. + Hạn chế hạn hán và lũ. - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - GV nhận xét và đưa đáp án đúng để HS tự sửa chữa nếu cần. - GV hướng HS tới ghi nhớ kiến thức. Hoạt động 3: Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã. ( 5 phút) MT: Liên hệ bản thân góp phần bảo vệ thiên nhiên hoang dã - GV cho HS thảo luận: Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là gì? - HS thảo luận tùy theo từng địa phương có những đặc trưng khác nhau nhưng HS phải nêu được những việc làm chung: + Trồng cây, bảo vệ cây. + Không xả rác bừa bãi. + Tìm hiểu thông tin trên sách báo về việc bảo vệ thiên nhiên. - Các nhóm trìhn bày, nhóm khác bổ sung. - GV đánh giá việc thảo luận của các nhóm. Thống nhất 1 số công việc mà HS phải làm. * Liên hệ: + Giáo dục dân số, giáo dục môi trường. *** GDTHMT: Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái mỗi chúng ta đều có trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã: + Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ sinh vật và môi trường sống của chúng tránh ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán. II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên: 1.Bảo vệ tài nguyên sinh vật: - Bảo vệ tài nguyên sinh vật gồm: + Bảo vệ rừng già, rừng đầu nguồn. + Trồng cây gây rừng. + Xây dựng khu bảo tồn, giữ nguồn gen quí. 2.Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa: + Nội dung bảng 59/SGK hoàn chỉnh. III. Vai trò của HS trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã: - Tham gia tuyên truyền giá trị của thiên nhiên và mục đích bảo vệ thiên nhiên cho bạn bè và cộng đồng. - Có nhiều biện pháp bảo vệ thiên nhiên nhưng phải nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi người HS về vấn đề này. 4.4. Tổng kết: - Gọi HS đọc kết luận SGK. (2 š 3 HS) ? Mỗi người HS cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên? Các biện pháp bảo vệ? HS: Tham gia tuyên truyền về giá trị của thiên nhiên, trồng cây vùng đất trống tăng cường thủy lợi tưới tiêu, bón phân hợp lí, vệ sinh, thay đổi cây trồng, chọn giống thích hợp. 4.5. Hướng dẫn học tập: @ Đối với bài học ở tiết này : - Học bài. - Trả lời câu hỏi SGK/179. @ Đối với bài học ở tiết sau : - Chuẩn bị bài “ Bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái – Luật bảo vệ môi trường” - Xem lại bài: Hệ sinh thái. Tìm hiểu việc bảo vệ hệ sinh thái để chuẩn bị học bài tiếp theo 5. Phụ lục - Tài liệu chuẩn KTKN - Tài liệu tích hợp GDMT

File đính kèm:

  • docsinh 9 tiet 3740.doc