Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Nêu được vài TD cho thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi, hại của chúng. Nắm được sinh vật có 4 nhóm chính: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm. Hiểu được sinh học nói chung và thực vật nói riêng n/c gì?

- KN:Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp Kết luận

- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu môn học và bảo vệ cây xanh

II/ CHUẨN BỊ:

- GV: Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK

- HS: Làm như dặn dò

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm chung của cơ thể sống? Lấy ví dụ minh họa.

2. Bài mới:

Hoạt động 1:

TÌM HIỂU SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN

* Mục tiêu: HS trình bày được thế giới sinh vật đa dạng, phong phú, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người. Nêu tên được 5 nhóm sinh vật chính.

* Tiến hành:

 

doc71 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 6 - Chương trình học kì 1 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chất diệp lục có ở lá, đồng thời thải khí oxi ra môi trường ngoài. - Liên hệ thực tế: CHƯƠNG 5: SINH SẢN SINH DƯỠNG 1/ - Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành của cây mẹ đem cắm xuống đất cho ra rễ để tạo thành cây mới. 2/ - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên thân cây mẹ sau đó cắt đem trồng để tạo thành cây mới. 3/ - Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt, chồi, cành) của một cây gắn vào cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển để tạo thành cây mới. IV/ DẶN DÒ: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I theo lịch thi. Ngày 23/12/2013 Tiết 34: KIỂM TRA HỌC KÌ 1 I/ MỤC TIÊU: - Kiểm tra kiến thức trong chương trình học kì I qua các chương sau: Mở đầu sinh học, đại cương về giới thực vật, rễ, thân, lá, sinh sản sinh dưỡng . - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: tư duy lí luận, hệ thống hóa và vận dụng kiến thức. - giáo dục ý thức học tập, tính chăm chỉ, cận thận. B, Phương pháp: Tự luận C, Chuẩn bị: GV: Đề, đáp án HS: Học những bài đẫ học D, Tiến trình lên lớp: I, ổn định: II, Bài cũ: III, Bài mới: 1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Chủ đề MỨC ĐỘ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TỔNG Biết Hiểu Vận dụng Thấp Cao 1. Cấu tạo tế bào C©u1:(3®) 30% 3® 30% 2. Cấu tạo và chức năng rễ biến dạng C©u2:(2®) 20% 2® 20% 3. chức năng của thân và lá Câu4:(2đ) 20% Câu3:(2đ) 20% 4đ 40% 4. Ứng dụng của thân , rễ Câu5:(1đ) 10% 1đ 10% Tổng 100% = 10đ 5® 50% 2® 20% 2® 20% 1® 10% 10,0® 100% 2. Đề bài: Câu1(3điểm): Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào? Câu2(2điểm): Nêu chức năng của rễ biến dạng ? Câu3(2điểm): Chức năng của mạch gỗ và mạch rây đối với cây? Câu4(2điểm): Quang hợp là gì ? Viết sơ đồ quang hợp ? Câu5(1điểm): Tại sao những cây Thân củ hay Rễ củ người ta phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, tạo quả? Đáp án: Câu1: a. Các thành phần chủ yếu của tế bào thực vật: - Vách TB: ở ngoài, làm cho TB có hình dạng nhất định. - Màng sinh chất: Bao bọc chất TB. - Chất TB: là chất keo lỏng chứa các bào quan. Nơi diễn ra mọi hoạt động sống của TB. - Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của TB. b. Tính chất sống của TB thể hiện ở sự lớn lên và sự phân chia của TB. Câu2: Chức năng của các rễ biến dạng: - Rễ củ: Chữa chất dinh dưỡng dự trữ. - Rễ móc: Bám vào trụ bám giúp cây leo cao. - Rễ thở: lấy oxi trong không khí giúp cây hô hấp. - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Câu3: - Chức năng của mạch gỗ : Vận chuyển nước và muối khoáng hoà tan từ rễ lên thân, lá . - Chức năng mạch rây: Vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ. Câu4: * Quang hợp là quá trinh lá cây nhờ có diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chết tạo tinh bột và nhả khí oxi. * Tinh bột cùng với muối khoáng hoà tan, lá còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. *Sơ đồ quang hợp: ASáng Nước + CO2 Tinh bột + O2 DLục Câu5: - Những cây Thân củ hay Rễ củ người ta phải thu hoạch trước khi cây ra hoa, tạo quả. Vì: Khi cây ra hoa, tạo quả thì cây lấy đi chất dinh dưỡng các củ đó nên làm giảm đi chất lượng và năng suất của củ trong trồng trọt. IV, Kiểm tra, đánh giá: Thu bài và nhận xét tiết kiểm tra V, Dặn dò: Xem lại bài đã học Xem trước bài mới Ngày 23/12/2013 CHƯƠNG VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH Tiêt 35: Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh nắm được các bộ phận chính của hoa, phân biệt được các bộ phận với nhau. Từ đó nêu được đặc điểm cấu tạo và chức năng của các bộ phận của hoa. Giải thích được vì sao: Nhị và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa. - KN: Sưu tầm mẫu, tư duy quan sát, so sánh, phân tích, tư duy lí luận tìm ra kiến thức. - Giáo dục cho học sinh ý thức chăm sóc và bảo vệ hoa. II/ CHUẨN BỊ: - GV:Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK. Mẫu vật, dụng cụ: hoa, dao con, kính lúp. - HS: Nghiên cứu bài mới ở nhà. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước tiến hành giâm cành và chiết cành? Khi giâm cành và chiết cành cần chú ý đến những vấn đề gì? Bài mới: Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA * Mục tiêu: Học sinh nhận biết phân biệt được các bộ phận và đặc điểm cấu tạo của hoa. * Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thuyết trình; Cho học sinh quan sát tranh và hoa tìm kiến thức cấu tạo của hoa. Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập SGK trang 94 Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức Nhận xét, giảng giải - Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức - Cho học sinh xác định lại các bộ phân của hoa trên tranh câm. Nhận xét – chuyển ý. Quan sát hoa – đối chiếu với tranh tìm kiến thức về cấu tạo của hoa. Thảo luận hoàn thành bài tập SGK; yêu cầu nêu được: + Các bộ phận của hoa: đài, tràng, nhụy, nhị + Đặc điểm của các bộ phận Nhận xét – bổ sung à kết luận Chỉ tranh để xác định các bộ phận của hoa Nhận xét bạn * KẾT LUẬN: Hoa gồm: đài, tràng, nhị và nhụy. - Đài hoa là tập hợp của các lá đài kết hợp với đế hoa hợp thành. - Tràng hoa là tập hợp của các cánh hoa hợp thành. - Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực. - Nhụy gồm: đầu –vòi – bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. Hoạt động 2: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CÁC BỘ PHẬN CỦA HOA * Mục tiêu: HS trình bày được chức năng các bộ phận của hoa. Biết được cơ quan sinh sản của hoa là nhụy và nhụy, đồng thời giải thích được cơ sở khoa học này. * Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thuyết trình Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập SGK Gợi ý – giúp đỡ các nhóm yếu Nhận xét, chỉnh sửa Giảng giải, mở rộng; hỏi: ? Vì sao nhị và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa. Giúp học sinh hoàn thiện kiến hức. Liên hệ thực tế, giáo dục thái độ. Thu thập thông tin hoàn thành bài tập; yêu cầu nêu được: + Hạt phấn là tế bào sinh dục đực + Noãn là tế bào sinh dục cái + Đài và tràng hợp thành bao hoa bảo vệ hoa à Chức năng của các bộ phận Lớp nhận xét Trình bày ý kiến; yêu cầu nêu được: + Sinh sản phải có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái à nhị và nhụy là cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa. à kết luận Tự hoàn thiện kiến thức Vận dụng kiến thức vào thưc tế đời sống. * KẾT LUẬN: - Đài hoa và tràng hoa hợp lại tạo thành bao hoa có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong của hoa. - Nhị và nhụy là các cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa vì nhị có các hạt phấn mang tế bào sinh dục đực và nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái có chức năng sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống. IV/ CŨNG CỐ _ DẶN DÒ - Cho HS hoàn thành bài tập củng cố, đánh giá à nhận xét tiết học. - Cho học sinh lên bảng chỉ tranh tìm các bộ phận của hoa trên tranh. - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. - Làm bài tập SGK trang 95 vào vở bài tập. - Chuẩn bị một số loài hoa thông thường như: dâm bụt, bầu, mướp, bưởi, Ngày 23/12/2013 Tiết 36: Bài29: CÁC LOẠI HOA I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh phân biệt được hai loại hoa: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính nhờ các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Phân biệt được haim cách xếp hoa trên thân và cành. Từ đó nêu được ý nghĩa sinh học của các cách xếp hoa trên thân và cành. - KN: Sưu tầm mẫu, tư duy quan sát, so sánh, phân tíchà kiến thức - Giáo dục thái độ đúng đắn về bảo vệ hoa. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Kế hoạch bài dạy, tranh ảnh như SGK. Mẫu vật: Một số loại hoa khác nhau có ở địa phương. - HS: Nghiên cứu bài mới ở nhà. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Hoa gồm những bộ phận chủ yếu nào? Nêu cấu tạo của nhị và nhụy hoa? Bài mới: Hoạt động 1: PHÂN CHIA HOA DỰA VÀO CÁC CƠ QUAN SINH SẢN CHỦ YẾU CỦA HOA * Mục tiêu: Học sinh chia hoa thành hai nhóm căn cứ vào sự có mặt của các cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa. * Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Thuyết trình; yêu cầu học sinh để hoa lên bàn. Quan sát tranh đối chiếu với mẫu vật. Nhận biết các bộ phận của hoa Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập bảng SGK trang 97. Gợi ý, giúp đỡ nhóm yếu Nhận xét, chỉnh sửa Cho học sinh xem bảng kiến thức chuẩn. Hỏi: có mấy loại hoa? Nhận xét – chuyển ý. Mang hoa đặt lên trên bàn Quan sát – đối chiếu tranh; chú ý các bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. + Ghi chép + Thảo luận nhóm tím đáp án đúng à hoàn thành bài tập Báo cáo – nhận xét Lớp bổ sung Tự hoàn thiện bảng à kết luận; yêu cầu nêu được: Hoa lưỡng tính Hoa đơn tính đực và cái. Nhận xét – tự hoàn thiện kiến thức * KẾT LUẬN: Căn cứ vào cơ quan sinh sản chủ yếu của hoa ta có thể phân chia hoa thành hai nhóm: - Hoa lưỡng tính: là hoa có đủ nhị và nhụy. - Hoa đơn tính: là hoa thiếu nhị hoặc nhụy. + Hoa đơn tính chỉ có nhị gọi là hoa đực + Hoa đơn tính chỉ có nhụy gọi là hoa cái Hoạt động 2: PHÂN CHIA HOA DỰA VÀO CÁCH SẮP XẾP HOA TRÊN THÂN VÀ CÀNH * Mục tiêu: Học sinh phân chia hoa thành hai nhóm căn cứ vào cách xếp hoa trên thân và cành. Từ đó nêu được ý nghĩa sinh học của các cách xếp hoa trên thân và cành. * Tiến hành: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Yêu cầu học sinh học theo nhóm. Tiếp tục thảo luận chia hoa theo yêu cầu SGK phần 2. Gợi ý – giúp đỡ học sinh nhóm yếu Nhận xét – giảng giải Giúp học sinh hoàn thiện kiến thức Giáo dục thái độ Tiến hành hoạt động theo nhóm Thảo luận phân chia hoa thành hai nhóm căn cứ theo sự sắp xếp hoa trên thân và cành: + Hoa mọc đơn độc + Hoa mọc thành cụm Lấy thêm ví dụ từ thực tế. à kết luận Lớp tự hoàn thiện kiến thức * KẾT LUẬN: Căn cứ vào cách xếp hoa trên thân và cành có thể chia hoa thành hai nhóm: + Hoa mọc đơn độc + Hoa mọc thành cụm. Hoa số mấy Tên cây Các bộ phân sinh sản chủ yếu của hoa Thuộc nhóm hoa nào? Nhị Nhụy 1 Hoa dưa chuột x Đơn tính 2 Hoa dưa chuột x Đơn tính 3 Hoa cải x x Lưỡng tính 4 Hoa bưởi x x Lưỡng tính 5 Hoa liễu x Đơn tính 6 Hoa liễu x Đơn tính 7 Hoa cây khoai tây x x Lưỡng tính 8 Hoa táo tây x x Lưỡng tính IV/ CŨNG CỐ _ DẶN DÒ - Cho HS hoàn thành bài tập củng cố, đánh giá à nhận xét tiết học. - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài mới ở nhà.

File đính kèm:

  • docGA sih6 KyI.doc