Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức)

Câu 1/. Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió.

a. Thụ phấn:

 Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

 Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.

 Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của một hoa khác là hoa giao phấn.

b. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, bí,

 

 Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt;

 Tràng hoa dài;

 Hạt phấn to, có gai;

 Đầu nhụy có chất dính.

 

c. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: lúa, bắp,

 

 Hoa thường tập trung ở ngọn cây;

 Bao hoa thường tiêu giảm;

 Chỉ nhị dài, treo lủng lẳng;

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 6 - Học kì 2 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ - tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp: 6/. . . ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 6 Câu 1/. Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và hoa thụ phấn nhờ gió. Thụ phấn: Là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy. Hoa tự thụ phấn: là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của một hoa khác là hoa giao phấn. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: mướp, bí, Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt; Tràng hoa dài; Hạt phấn to, có gai; Đầu nhụy có chất dính. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: lúa, bắp, Hoa thường tập trung ở ngọn cây; Bao hoa thường tiêu giảm; Chỉ nhị dài, treo lủng lẳng; Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ; Đầu nhụy có lông dính. Câu 2/. Thụ tinh, kết hạt và tạo quả: Thụ tinh: Là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái để tạo thành hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính. Sau khi thụ tinh: Hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu nhụy tạo thành quả chứa hạt. Những bộ phận khác của hoa thường rụng đi. Câu 3/. Các loại quả, các bộ phận của hạt, cách phát tán của quả và hạt: Các loại quả: gồm 2 loại: Quả khô: khi chín vỏ quả khô, cứng, mỏng. có hai loại quả khô: quả khô nẻ và quả khô không nẻ. Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ quả dày chứa thịt quả. Có hai loại quả thịt: quả mọng (chứa toàn thịt) và quả hạch (có hạch cứng bao lấy hạt). Các bộ phận của hạt: Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, chồi mầm và lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ. Cách phát tán của quả và hạt: có 3 cách: Tự phát tán: thường là quả khô nẻ. VD: quả đậu bắp, Phán tán nhờ gió: quả khô, nhẹ, có cánh hoặc có túm lông. VD: quả chò, quả bồ công anh. Phán tán nhờ động vật: quả mềm, hạt cứng, thường là thức ăn của động vật. VD: quả cây xấu hổ, quả ké, Câu 4/. Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Muốn hạt nẩy mầm tốt cần đảm bảo các điều kiện sau: Chất lượng của hạt: hạt chắc, còn đủ phôi, không bị sâu mọt, ẩm mốc, Đủ nước hoặc đủ độ ẩm. Đủ không khí. Nhiệt độ thích hợp. Vận dụng vào sản xuất: Chống úng, chống rét, chống hạn cho hạt đã gieo. Làm đất kĩ, tơi xốp. Gieo trồng đúng thời vụ. Bảo quản tốt hạt giống. Câu 5/. Chức năng chính của các bộ phận của cây: Tên cơ quan Chức năng Rễ Hút nước và muối khoáng. Thân Vận chuyển nước, muối khoáng và các chất hữu cơ. Lá Quang hợp chế tạo oxi và chất hữu cơ; Trao đổi khí và thoát hơi nước. Hoa Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả. Quả Bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt. Hạt Nảy mầm thành cây con, giúp duy trì và phát triển nòi giống. Câu 6/. Sự giống nhau và khác nhau của Rêu và Dương xỉ: Giống nhau: Có rễ, thân, lá. Sinh sản bằng bào tử. Cơ quan sinh sản là túi bào tử. Khác nhau: Rêu Dương xỉ Rễ giả Chưa có mạch dẫn Bào tử phát triển thành cây con Rễ thật Có mạch dẫn Bào tử phát triển thành nguyên tản, sau đó cây con mọc trên nguyên tản Câu 7/. Sự giống và khác nhau của cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm: Phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm: Cây Một lá mầm Cây Hai lá mầm Rễ chùm Chủ yếu là cây thân cỏ, thân cột. Gân lá hình cung hoặc song song. Hoa có 3 hoặc 6 cánh. Phôi của hạt có 1 lá mầm. Rễ cọc Đa số cây thân gỗ, thân cỏ. Gân lá hình mạng. Hoa có 4 hoặc 5 cánh. Phôi của hạt có 2 lá mầm. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm là số lá mầm của phôi. Câu 8/. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật: Khái niệm: Việc tìm hiểu những điểm giống nhau và khác nhau của thực vật rồi sắp xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ gọi là phân loại thực vật. Các bậc phân loại: theo thứ tự từ cao đến thấp: Ngành – Lớp – Bộ – Họ – Chi – Loài. Các ngành thực vật: Ngành Tảo. Ngành Rêu. Ngành Dương xỉ. Ngành Hạt trần. Ngành Hạt kín. Câu 9/. Vai trò của thực vật đối với tự nhiên, với động vật và với đời sống con người: Vai trò của thực vật đối với tự nhiên: Thực vật giúp cân bằng hàm lượng khí ôxi và khí cacbônic trong không khí. Giúp điều hòa khí hậu. Góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Giúp giữ đất, chống xói mòn. Góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán. Góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. Vai trò của thực vật đối với động vật: Cung cấp khí ôxi cho động vật. Cung cấp thức ăn cho ĐV. Cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật. Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: Cung cấp lương thực (lúa, bắp, khoai), thực phẩm (rau, củ, quả0. Cung cấp các loại quả: xoài, bưởi, cam, Làm thuốc: nhân sâm, tía tô, ngãi cứu, cỏ mực, Nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ (tủ, bàn), làm giấy. Các cây công nghiệp: cao su, cà phê, Trồng làm cảnh: các loại hoa, tùng, mai, lan, Câu 10/. Tác hại của cây thuốc lá và cây thuốc phiện: Cây thuốc lá: là cây công nghiệp, lá được chế biến làm thuốc hút. Trong thuốc lá có nhiều chất độc, đặc biệt là chất nicôtin. Hút thuốc lá có gây ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ưng thư phổi và gây nghiện. Vì vậy ta không nên hút thuốc lá. Cây thuốc phiện: trong nhựa quả có chất mooc-phin là chất độc, dễ gây nghiện và ảo giác. Nghiện thuốc phiện có hại đến sức khỏe bản thân, gây hậu quả xấu đến gia đình và xã hội. Nước ta có chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện. Câu 11/. Sự đa dạng của thực vật: Đa dạng của thực vật là gì? Đa dạng thực vật là sự phong phú về số loài, số cá thể của loài và môi trường sống của chúng. Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam: Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật. Tuy nhiên tính đa dạng này đang suy giảm. Nguyên nhân: Do khai thác rừng bừa bãi, do sự tàn phá các khu rừng. Hậu quả: Nhiều loài cây bị giảm về số lượng; Môi trường sống của chúng bị thu hẹp; Một số loài trở nên quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Thực vật quý hiếm là những loài thực vật có giá trị nhiều mặt nhưng số lượng đang giảm sút do bị khai thác quá mức. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật: Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật. Hạn chế khai thác, đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm. Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng. Câu 12/. Vi khuẩn: Kích thước rất nhỏ, khoảng vài phần nghìn milimet. Cấu tạo: chỉ gồm 1 tế bào: có chất tế bào, nhân chưa hoàn chỉnh. Cách dinh dưỡng: Một số ít sống tự dưỡng. Đa số sống dị dưỡng bằng cách kí sinh hoặc hoại sinh. Vai trò: Lợi ích: Phân hủy xác động vật, thực vật để cung cấp muối khoáng cho cây. Góp phần tạo thành than đá, dầu mỏ. Một số vi khuẩn cộng sinh với rễ cây họ đậu để cố định chất đạm. Lên men để chế biến thực phẩm. Có vai trò trong công nghệ sinh học. Tác hại: Kí sinh gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Làm thức ăn bị ôi thiu hoặc thối rữa. Tạo mùi hôi, gây ô nhiễm môi trường. Câu 13/. Nấm: Cấu tạo gồm hai phần: sợi nấm và mũ nấm. Dinh dưỡng: chủ yếu là kí sinh hoặc hoại sinh. Sinh sản bằng bào tử. Đặc điểm sinh học: để phát triển nấm cần có: chất hữu cơ có sẵn (xác thực vật); nhiệt độ thích hợp (25 – 300C) ; đủ độ ẩm. Vai trò: Lợi ích: Làm thực phẩm. Phân giải chất hữu cơ từ xác động vật, thực vật. Lên men, sản xuất rượu bia: nấm men. Làm thuốc: mốc xanh. Tác hại: Gây bệnh trên cây trồng: nấm von. Kí sinh trên người gây bệnh hắc lào, nước ăn tay chân, Làm hư hỏng thức ăn. Một số nấm gây ngộ độc nếu ăn phải.

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap HKII Sinh hoc 6 2013 2014.doc
Giáo án liên quan