1/ Kiến thức:
- Biết cách làm 1 số TN đơn giản.
- HS có thể quan sát , nhận biết được hiện tượng thẩm thấu để củng cố bài học.
2/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề.
- Rèn luyện thao tác thực hành, tính tỉ mỉ trong công việc.
3/ Thái độ:
- Qua việc thực hành, HS có thể yêu thích môn học.
- Thấy được tính liên thông kiến thức vật lí – hoá học – sinh học.
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành TN.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Các dụng cụ – hoá chất TN & nguyên liệu theo y/c SGK.
2/ HS: - Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị các mẫu vật như đã dặn ở tiết trước (khoai tây, hạt đậu trắng hoặc đậu phộng)
1/ Ổn định lớp– Kiểm diện (1).
2/ Kiểm tra bài cũ: Nộp bài tường trình của bài thực hành tiết trước.
3/ Tiến trình bài mới:
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 nâng cao - Tiết 20, Bài 20: Thực hành Thí nghiệm sự thẩm thấu và tính thấm của tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 20:
THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM SỰ THẨM THẤU & TÍNH THẤM CỦA TẾ BÀO.
TUẦN:10
TIẾT: 20
NS:25/10/2007
I.MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
Biết cách làm 1 số TN đơn giản.
HS có thể quan sát , nhận biết được hiện tượng thẩm thấu để củng cố bài học.
2/ Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề.
Rèn luyện thao tác thực hành, tính tỉ mỉ trong công việc.
3/ Thái độ:
Qua việc thực hành, HS có thể yêu thích môn học.
Thấy được tính liên thông kiến thức vật lí – hoá học – sinh học.
II. CHUẨN BỊ:
1/ GV:
a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành TN.
b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Các dụng cụ – hoá chất TN & nguyên liệu theo y/c SGK.
2/ HS : - Đọc bài trước ở nhà. Chuẩn bị các mẫu vật như đã dặn ở tiết trước (khoai tây, hạt đậu trắng hoặc đậu phộng)
III. NỘI DUNG &TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’).
2 / Kiểm tra bài cũ : Nộp bài tường trình của bài thực hành tiết trước.
3/ Tiến trình bài mới :
NỘI DUNG
HĐGV
HĐHS
HĐ 1: TN sự thẩm thấu (TN 1).
a) Cách tiến hành :
* Bước 1 :
- Làm mẫu (sử dụng 2 củ khoai cùng kích thước).
- Củ 1 gọt vỏ rồi chia thành 2 phần :
+ Ở mỗi phần đều khoét bỏ ruột giống như hình chiếc cốc (A & B).
+ Đặt 2 phần A & B vào đĩa pêtri.
- Củ 2 không gọt vỏ :
+ Đun sôi trong 5 phút.
+ Vớt ra để nguội, gọt vỏ cắt thành 2 phần, dùng 1 phần khoét bỏ ruột giống
như hình chiếc cốc (C).
+ Đặt vào đĩa pêtri.
* Bước 2:
- Rót nước cất vào 3 đĩa pêtri.
- Rót dd đường đậm đặc vào cốc B & C.
- Đánh dấu mực dd bằng cách ghim trên thành cốc B & C.
- Cốc A để rỗng không chứa dd.
- Sau 24 giờ, quan sát hiện tượng.
b) Kết quả:
- Phần khoai cốc A: Không có nước.
- Phần khoai cốc B: Mực dd đường dâng cao hơn.
- Phần khoai cốc C: Mực dd đường hạ thấp hơn.
c) Giải thích:
- Cốc B: Dd đường dâng cao do có sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa trong & ngoài cốc. Các tb sống tác động như 1 màng bán thấm có tính chọn lọc. Nước di chuyển từ ngoài cốc vào trong => Làm dd trong cốc dâng lên.
- Cốc C: Do bị luộc chín => tb chết, mất tính thấm chọn lọc, chất tan có thể đi tự do. Đường sẽ khuếch tán ra ngoài theo chiều gradien nồng độ.
- Cốc A: Do không có sai khác về nồng độ chất tan nên nước không xâm nhập vào trong.
HĐ 2: TN tính thấm của tb sống & tb chết (TN 2).
a) Cách tiến hành:
* Bước 1:
- Dùng kim mũi mác tách 10 phôi đã từ hạt đậu ủ nẩy mầm.
- Lấy 5 phôi cho vào ống nghiệm đun cách thuỷ 5 phút.
* Bước 2:
- Cho tất cả các phôi ngâm phẩm nhuộm xanh metylen khoảng 2 giờ.
- Rửa sạch phôi.
* Bước 3:
- Cắt phôi thành lát mỏng.
- Lên kính bằng nước cất, đậy lá kính.
- Quan sát dưới KHV.
b) Kết quả:
- Lát phôi sống không nhuộm màu.
- Lát phôi chết bị nhuộm màu.
c) Giải thích:
- Phôi sống không bị nhuộm màu do màng tb có tính thấm chọn lọc, chỉ cho 1 số chất cần thiết đi qua tb.
- Phôi chết bị nhuộm màu do màng tb không còn tính thấm chọn lọc, nên phẩm màu có thể thấm vào dễ dàng.
* KL: Chỉ có tb sống mới có tính thấm chọn lọc.
GV đã phân công các nhóm thực hiện TN trước ở nhà (mỗi nhóm 6 – 8 HS).
Mặc dù TN đã dặn trước ở nhà nhưng trong giờ TN cũng y/c HS nhắc lại các thao tác tiến hành TN.
- Y/c HS trình bày sản phẩm TN ở nhà đem vào.
- Y/c HS nêu kết quả TN (1).
Y /c HS giải thích các hiện tượng TN khi quan sát kết quả TN.
- Mực dd trong cốc khoai B tại sao lại dâng lên?
- Mực dd trong cốc khoai B tại sao lại hạ thấp ?
- Mực dd trong cốc khoai A tại sao lại không có nước?
Y/c HS trình bày sản phẩm TN (2) ở nhà đem vào.
GV cũng y/c HS nhắc lại các bước tiến hành TN (2).
GV y/c HS cắt lát phôi mỏng thật mỏng. Làm tiêu bản tránh bọt khí.
Y/c HS nêu kết quả TN (2).
Giải thích tại sao đun sôi cách thuỷ 5 phút ?
Tại sao lát phôi sống không nhuộm màu ?
Tại sao lát phôi chết bị nhuộm màu ?
Từ đó, có KL gì về tính thấm chọn lọc của tb ?
HS nhắc lại các thao tác tiến hành TN.
HS trình bày sản phẩm TN (1).
HS nêu kết quả TN (1).
HS giải thích các hiện tượng TN (1) dựa vào kiến thức đã học bài 18.
HS trình bày sản phẩm TN (2).
HS nhắc lại các bước tiến hành TN (2).
HS thao tác TN (làm tiêu bản) theo hướng dẫn của GV.
HS nêu kết quả TN (2).
HS dựa vào kiến thức đã học ở bài 18 để trả lời.
Chỉ có tb sống mới có tính thấm chọn lọc.
4/ Thu hoạch: Làm bảng tường trình về KQ TN theo các y/c phần IV/ SGK trang 70.
5/ Dặn dò:(1’) Về nhà làm tường trình để nộp.
Học bài để KT 1 tiết.
File đính kèm:
- GAB20SH10NC.doc