Giáo án Sinh học Lớp 10 (Chuẩn kiến thức)

* Mục tiêu

- Nắm được các bộ phận cấu tạo của kính hiển vi, biết cách sử dụng kính hiển vi.

- Làm quen với cách làm tiêu bản hiển vi tạm thời.

- Quan sát được một vài thành phàn cấu tạo của tế bào.

* Dụng cụ, hóa chất và mẫu vật

- Dụng cụ: Kính hiển vi, kim mũi mác, lưỡi dao cạo mỏng, phiến kính, lá kính, giấy thấm, đĩa đồng hồ.

- Hóa chất: Nước cất, glixerin, kali iođua.

- Mẫu vật: Quả cà chua chín (hoặc quả hồng, dưa hấu ), hoa dâm bụt hoặc một loại hoa khác có bao phấn đã chín. Bào tử cây dương xỉ, lá và củ hành ta hoặc củ hành tây, lá và củ tỏi, lá cây lẻ bạn.

* Thí nghiệm 1: Làm tiêu bản quan sát tế bào rời ở thịt quả ca chua chín (Lycopersicum esculentum)

- Bổ đôi quả cà chua, dùng kim mũi mác lấy một ít dịch màu đỏ ở trong quả (không nên lấy phần thịt gần vỏ), đặt lên phiến kính đã có sẵn một giọt nước cất hay nước glixerin và dàn đều. Đậy lá kính và quan sát. Chú ý các hạt nhỏ có màu vàng cam nằm rải rác trong tế bào đó là các lạp màu. Phân biệt các lạp màu với các hạt tinh bột cũng có trong tế bào.

- Muốn thấy rõ các thành phần trên, ta tiến hành nhuộm tiêu bản và quan sát với vật kính lớn (x 40): Lên kính tiêu bản và đậy lá kính lại. Một bên mép lá kính ta nhỏ 1 giọt kali iođua, mép đối diện ta dùng giấy thấm hoặc giấy lọc hút nước đi, theo kiểu đổi chất lỏng ở dưới lá kính. Theo dõi trên tiêu bản ta sẽ thấy sự biến đổi màu: chất tế bào nhuộm màu vàng bởi iot, nhân bắt màu vàng nâu, hạt tinh bột bắt màu nâu.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Sinh học Lớp 10 (Chuẩn kiến thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(quả đóng). + Quả đóng: phân biệt quả thịt (quả mọng, quả hạch) với quả khô. + Quả mở: phân biệt quả đại, quả đậu, quả cải, quả hộp bằng cách dựa vào cách nứt của vỏ (nứt dọc hay nứt vòng ngang thành một nắp) và số đường nứt. - Nhận xét, so sánh tính chất vỏ quả của các quả nói trên. * Thí nghiệm 3: Phân tích các thành phần của hạt - Quan sát hạt đậu ve (hoặc các loại đậu khác) tìm rốn hạt (vết tích chỗ đính của cuống noãn), sống noãn và vết tích của lỗ noãn. - Phân biệt vỏ hạt với các thành phần bên trong, xác định thân mầm, lá mầm. - Quan sát thêm một số loại hạt như hạt ngô, hạt thầu dầu. Đối với hạt ngô, để dễ quan sát thì trước đó cần ủ cho phôi trương lên, phân biệt các thành phần giống như hạt đậu. Ở hạt thầu dầu, phần đầu có 1 mồng nhỏ, màu trắng do nút đậy lỗ noãn phát triển thành. Khi tách vỏ ta thấy có 2 lớp vỏ. So sánh các hạt đã quan sát và phân tích. * Thí nghiệm 4: Quan sát một số quả và hạt có các hình thức phát tán khác nhau Tập hợp các loại quả, hạt đã thu thập được, quan sát cấu tạo ngoài các loại quả (đặc biệt quả khô có loại mở hoặc không mở nhưng có cánh, có gai, có lông), các loại hạt (có cánh, có lông) để xác định hình thức phát tán của quả và hạt (tự phát tán hay phát tán nhờ gió, nước, động vật hoặc nhờ con người). Ví dụ: tự phát tán (quả nổ), phát tán nhờ động vật (quả ké đầu ngựa, cỏ may), phát tán nhờ nước (quả dừa) CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Sinh viên trả lời câu hỏi bằng cách chọn một đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau: Câu 1: Thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật là gì?         a. Protein, polisaccarit         b. Xenlulozơ, pectin         c. Hợp chất có kintin Câu 2: Màng sinh chất có ở các loại tế bào nào sau đây?         a. Tế bào Procaryota         b. Tế bào Eucaryota         c. Cả a và b Câu 3: Ty thể có ở các loại tế bào nào sau đây?         a. Tế bào nấm         b. Tế bào động vật         c. Tế bào thực vật         d. Cả a, b và c Câu 4: Thụ tinh kép là quá trình thụ tinh giữa:         a. Hai tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử và nội nhũ         b. Hai tinh trùng kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử và nội nhũ         c. Một tinh tử kết hợp với noãn cầu, một tinh tử kết hợp với nhân thứ cấp tạo hợp tử và nội nhũ Câu 5: Lay ơn thuộc kiểu cụm hoa gì?         a. Cụm hoa không hạn         b. Cụm hoa có hạn (cụm hoa xim)         c. Cả a và b Câu 6: Cụm hoa có hạn là kiểu cụm hoa phụ thuộc vào:         a. Số lượng hoa trên cụm hoa ít         b. Thời gian tồn tại của hoa ngắn         c. Cành mang hoa sinh trưởng có hạn tận cùng bằng một hoa xuất hiện sớm Câu 7: Trong các loại mô cơ bản ở thực vật, mỗi loại mô sẽ thực hiện một chức năng riêng. Vậy mô cơ thực hiện chức năng gì?         a. Nâng đỡ         b. Bảo vệ cho cây         c. Dự trữ các chất hữu cơ Câu 8: Thụ tinh kép là 1 hiện tượng thụ tinh có ở ngành thực vật nào sau đây?         a. Có ở tất cả các ngành thực vật         b. Có ở ngành Hạt trần         c. Có ở ngành Hạt kín Câu 9: Mạng lưới nội chất có chức năng gì?         a. Tổng hợp protein, vận chuyển đường, các axit amin va ATP đến những nơi cần sử dụng hoặc tích lũy, tạo nên sự lưu thông giữa các tế bào nhờ các sợi liên bào.         b. Bài tiết các sản phẩm ra vách tế bào, tổng hợp protein         c. Cả a và b Câu 10: Phức hệ Golgi có ở tế bào của đối tượng nào?         a. Tế bào động vật         b. Tế bào thực vật         c. Tế bào nấm         d. Cả a, b và c Câu 11: Thành phần sắc tố của lạp màu gồm có:         a. Diệp lục, caroten, xanthophin, licopin         b. Caroten, xanthophin, licopin         c. Cả a và b Câu 12: Miền trưởng thành (miền bần) của rễ thực hiện chức năng gì?         a. Chức năng dẫn truyền         b. Chức năng phân chia tế bào giúp rễ dài ra         c. Chức năng bảo vệ che chở cho mô phân sinh tận cùng của rễ không bị xây xát khi rễ đâm vào đất Câu 13: Cây Một lá mầm (ví dụ như cây lúa), số lượng lỗ khí ở lá được phân bố như thế nào?         a. Phân bố đều ở cả 2 mặt lá         b. Phân bố ở mặt dưới nhiều hơn         c. Lỗ khí chỉ có ở mặt trên Câu 14: Tế bào sinh ra túi tiết phân chia nhiều lần thành một khối, sau đó các tế bào ở giữa bị tiêu hủy tạo khoảng trống chứa chất tiết và các mảnh vụn của các tế bào bị tiêu hủy. Đây là đặc điểm của mô tiết nào sau đây?         a. Mô tiết ngoài - Tuyến tiết mật         b. Mô tiết trong - Túi tiết phân sinh         c. Mô tiết trong - Túi tiết dung sinh Câu 15: Sợi gỗ là yếu tố cơ học chủ yếu xuất hiện ở:         a. Cây Hạt kín nguyên thủy         b. Cây Hạt kín         c. Cây Hạt trần         d. Cả a và b Câu 16: Thời gian co nguyên sinh được xác định:         a. Từ lúc chớm co đến co ngyên sinh lõm         b. Từ co nguyên sinh lõm đến co nguyên sinh lồi         c. Từ chớm co đến co ngyên sinh lồi Câu 17: Lạp màu có chức năng:         a. Tạo màu cho hoa, quả chín để thu hút sâu bọ thụ phấn, truyền giống         b. Cùng với lục lạp giúp cho cây thực hiện quá trình quang hợp         c. Có chức năng tạo các chất dinh dưỡng dự trữ Câu 18: Chức năng chủ yếu của riboxom:         a. Tổng hợp rARN (ARN riboxom)         b. Tổng hợp ADN         c. Tổng hợp protein Câu 19: Màng nhân và hạch nhân biến mất ở kỳ nào trong quá trình phân bào nguyên nhiễm?         a. Kỳ đầu         b. Kỳ cuối         c. Kỳ giữa Câu 20: Hạt alơron được hình thành là do:         a. Không bào mất nước và khô đặc lại         b. Các phân tử protein sống của tế bào chất         c. Cả a và b đều sai Câu 21: Hầu hết cấu tạo của các bào quan: ty thể, lạp thể, nhân...có đặc điểm cơ bản giống nhau nhưng khác với riboxom, đó là đặc điểm nào sau đây?         a. Hàm lượng protein và lipit bằng nhau         b. Hàm lượng lipit chiếm ưu thế         c. Có lớp màng kép bao bọc Câu 22: Tế bào đá là 1 loại tế bào mô cứng có đặc điểm:         a. Tế bào sống, vách dày hóa gỗ         b. Tế bào sống, vách mỏng không hóa gỗ         c. Tế bào chết, vách hóa gỗ rất dày Câu 23: Nhóm thực vật nào sau đây có mô dẫn tiêu giảm?         a. Thực vật thân thảo, thực vật thân gỗ sống trên cạn         b.  Thực vật thân thảo, thực vật thân mọng nước         c. Thực vật sống dưới nước, thực vật ký sinh, thực vật mọng nước Câu 24: Tế bào kèm có ở ngành thực vật:         a. Thực vật Hạt kín         b. Thực vật Hạt trần         c. Cả Hạt kín và Hạt trần Câu 25: Tế bào albumin có ở ngành thực vật:         a. Thực vật Hạt kín         b. Thực vật Hạt trần         c. Quyết thực vật d. Chỉ có a và b Câu 26: Bó mạch hở (giữa gỗ và libe có tầng phát sinh) có ở thực vật:         a. Lớp Một lá mầm         b. Lớp Hai lá mầm         c. Lớp Một lá mầm và một số thực vật lớp Hai lá mầm Câu 27: Mô giậu và mô xốp (mô khuyết) có ở phiến lá của thực vật:         a. Một lá mầm         b. Hai lá mầm         c. Cả a và b Câu 28: "Nước đổ lá khoai" là câu nói để chỉ lá có đặc điểm:         a. Lá mỏng, trơn, không có lông bao phủ         b. Lá thường xếp trúc xuống         c. Lá có lớp sáp bao phủ bên ngoài Câu 29: Quản bào và mạch gỗ khác nhau ở chỗ:         a. Quản bào có vách ngăn ngang giữa các tế bào, mạch gỗ không có vách ngăn ngang giữa các tế bào         b. Quản bào dẫn truyền nhựa nguyên, mạch gỗ dẫn truyền nhựa luyện         c. Cả a và b đều đúng Câu 30: Rễ cây Một lá mầm không có đặc điểm nào sau đây?         a. Không có mô mềm vỏ         b. Không có đai caspari         c. Không có cấu tạo thứ cấp Câu 31: Libe ở Hạt trần chưa có:         a. Tế bào rây         b. Mạch rây         c. Mô mềm libe Câu 32: Thân bụi là dạng thân:         a. Thân gỗ, sống nhiều năm, thân chính không có hoặc kém phát triển         b. Thân của cây sống nhiều năm, chỉ có phần gốc của thân hóa gỗ         c. Thân của cây sống nhiều năm, có sinh trưởng thứ cấp, hóa gỗ, thân chính phát triển mạnh         d. Cả a và b đều đúng Câu 33: Thân hành được tạo thành là do:         a. Các bẹ lá xếp úp lên nhau         b. Các vảy lá xếp úp lên nhau         c. Chồi ngầm dưới đất phát triển thành         d. Cả a và b đều đúng Câu 34: Kiểu mô dày nào phổ biến nhất ở thân cây Hai lá mầm?         a. Mô dày phiến         b. Mô dày góc         c. Mô dày tròn Câu 35: Dựa vào vị trí của bầu đối với đế hoa, người ta phân biệt bầu trên là loại bầu:         a. Nằm trên đế hoa một cách tự do, không dính với các bộ phận khác của hoa         b. Nằm chìm trong đế hoa, dính liền với đế hoa. Các bộ phận khác của hoa nằm trên đế         c. Bầu chỉ dính với đế hoa ở phần dưới, phần trên vẫn tự do Câu 36: Túi phôi có cấu tạo gồm:         a. 6 nhân         b. 7 nhân         c. 8 nhân Câu 37: Tiền khai hoa thìa là kiểu tiền khai hoa:         a. Các cánh hoa không bằng nhau, 1 cánh to nằm ngoài (cánh cờ), 2 cánh bên nhỏ nằm ở 2 bên cánh cờ và 2 cánh còn lại nhỏ hơn dính lại với nhau ở phần lưng gọi là cánh thìa         b. Các cánh không bằng nhau, cánh nhỏ nhất nằm ở trog gọi là cánh cờ, 2 cánh lớn hơn nằm 2 bên cánh cờ và 2 cánh lớn nhất nằm ở ngoài gọi là cánh thìa         c. 2 cánh hoàn toàn bao ngoài, 2 cánh nằm trong và 1 cánh còn lại có 1 mép ở trong và 1 mép ở ngoài Câu 38: Thụ phấn chéo là quá trình thụ phấn:         a. Bắt buộc đối với hoa đơn tính và cả hoa lưỡng tính nhưng nhị và nhụy không chín cùng một lúc         b. Xảy ra ở hoa lưỡng tính khi nhị và nhụy chín cùng một lúc         c. Xảy ra ở hoa lưỡng tính nhưng nhị và nhụy không chín cùng một lúc         d. Cả a và c Câu 39: Chu trình sinh sản của loài dương xỉ nước khác với dương xỉ cạn ở chỗ:         a. Nguyên tản được hình thành là nguyên tản đơn tính (nguyên tản đực và nguyên tản cái)         b. Nguyên tản được hình thành là nguyên tản lưỡng tính         c. Sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của nguyên tản được bao bọc bên trong túi bào tử         d. Cả a và c Câu 40: Quả phức là loại quả:         a. Được hình thành từ một hoa có bộ nhụy 1 lá noãn hoặc nhiều lá noãn dính nhau         b. Được hình thành từ một hoa nhưng bộ nhụy có nhiều lá noãn rời         c. Được hình thành từ cả cụm hoa ♣♣♣

File đính kèm:

  • docthuc hanh thuc giai phau thuc vat.doc