Giáo án Sinh học 7 - Tiết 60, Bài 57: Đa dạng sinh học - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Hương

1.Mục tiêu

 a.Kiến thức

- Nêu được khái niệm đa dạng sinh học.

- Học sinh hiểu được sự đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau.

 b. Kỹ năng

-HS giải thích được đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.

- Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học

 c.Thái độ :

- Giáo dục học sinh có lòng yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản xuất, thích khám phá tự nhiên.

2. Nội dung học tập:

- Sự đa dạng sinh học

- Đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng

3.Chuẩn bị

 3.1. Giáo viên :

-Tranh gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt, lạc đà

- Bảng phụ:kẻ bảng/187 SGK, câu hỏi trắc nghiệm.

3.2. Học sinh:

 - Ôn lại kiến thức bộ cá voi

 -Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các động vật sống ở vung hoang mạc đới nóng và động vật sống ở môi trường đới lạnh

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 671 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Tiết 60, Bài 57: Đa dạng sinh học - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 31- Tiết : 60 Ngày dạy : BÀI 57 ĐA DẠNG SINH HỌC 1.Mục tiêu a.Kiến thức - Nêu được khái niệm đa dạng sinh học. - Học sinh hiểu được sự đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của động vật với các điều kiện sống khác nhau. b. Kỹ năng -HS giải thích được đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. - Học sinh chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học c.Thái độ : - Giáo dục học sinh có lòng yêu thích bộ môn gắn với thực tế sản xuất, thích khám phá tự nhiên. 2. Nội dung học tập: - Sự đa dạng sinh học - Đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng 3.Chuẩn bị 3.1. Giáo viên : -Tranh gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt, lạc đà - Bảng phụ:kẻ bảng/187 SGK, câu hỏi trắc nghiệm. 3.2. Học sinh: - Ôn lại kiến thức bộ cá voi -Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các động vật sống ở vung hoang mạc đới nóng và động vật sống ở môi trường đới lạnh 4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện : (1’ ) -Lớp 7a17a2..7a37a47a5 4.2.Kiểm tra miệng (4’ ) Câu 1 : Cho biết ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn hay với cá chép hơn? Vì sao?(7đ ) * Yù nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật : +Cây phát sinh giúp ta hiểu được mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài động vật +Các nhóm động vật có cùng nguồn gốc, có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn +Kích thước của các nhóm trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. *Cá voi có quan hệ họ hàng gần với hươu sao hơn vì cá voi và hươu sao cùng lớp thú. Câu 2: Kể tên các động vật sống ở môi trường đới lạnh ? (3đ ) - Cá voi, gấu trắng, chim cánh cụt 4.3 Tiến trình bài học( 33’) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1:Tìm hiểu về sự đa dạng sinh học (10’) MT:Biết được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, và khả năng thích nghi của động vật với môi trường sống GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin /185 SGK, trả lời câu hỏi ? Đa dạng sinh học được thể hiện như thế nào? (Sự đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài) ? Vì sao có sự đa dạng sinh học? (Đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống) GV hướng dẫn HS chốt lại kiến thức đúng và rút ra kết luận của bài. HĐ2:Tìm hiểu đa dạng của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. (23’) MT: HS giải thích được đặc điểm cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng. GV treo tranh gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt và hướng dẫn HS quan sát (chú ý đến màu sắc, lông, chân của chúng) GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I,II/185,186 SGK, kết hợp với tranh của GV, chia nhóm thảo luận thống nhất ý kiến thực hiện hoàn thành bảng/187 SGK (5’) HS quan sát tranh gấu trắng, cá voi, chim cánh cụt, GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I,II/185,186 , chia nhóm thảo luận thực hiện bảng/187 SGK GV treo bảng phụ bảng/187 gọi đại diện 2 nhóm hoàn thành sớm nhất lên ghi kết quả thảo luận vào bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung. *Yêu cầu thực hiện được : Môi trường đới lạnh Những đặc điểm thích nghi Giải thích vai trò các đặc điểm thích nghi Cấu tạo Bộ lông dày Giữ nhiệt cho cơ thể Mỡ dưới da dày Giữ năng lượng, chống rét Lông màu trắng (mùa đông) Lẫn màu tuyết che mắt kẻ thù Tập tính Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét Tiết kiệm năng lượng Tránh rét tìm nơi ấm áp Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ Thời tiết ấm hơn ? Đặc điểm cấu tạo, tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường đới lạnh? Môi trường hoang mạc đới nóng Những đặc điểm thích nghi Giải thích Cấu tạo Chân dài Cơ thể nằm cao so với cát nóng, nhảy xa Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày Không bị lún, chống nóng Bướu mỡlạc đà Trữ nước Màu lông nhạt, giống màu cát Dễ lẫn trốn kẻ thù Tập tính Mỗi bước nhảy cao và xa Hạn chế tiếp xúc cát nóng Di chuyển bằng cách quăng thân Hạn chế tiếp xúc cát nóng Hoạt động vào ban đêm Thời tiết dịu mát hơn Khả năng đi xa Tìm nước Khả năng nhịn khát Thời gian tìm nước lâu Chui rúc vào sâu trong cát Chống nóng ?Đặc điểm cấu tạo, tập tính giúp động vật thích nghi với môi trường đới nóng? HS dựa vào bảng /187 vừa thực hiện trả lời câu hỏi ? Em có nhận xét gì về số lượng các động vật sống ở vùng đới nóng và đới lạnh? ( số lượng loài động vật ít) ? Vì sao số lượng loài động vật ở 2 vùng này ít? ( do môi trường khắc nghiệt, đa số động vật không sống được, chỉ có một số loài có cấu tạo thích nghi mới tồn tại được) GV hướng dẫn HS chốt lại kiến thức đúng : mức độ đa dạng của động vật ở môi trường này rất thấp, do vậy đây là những động vật quý hiếm cân được bảo vệ. I. ĐA DẠNG SINH HỌC -Sự đa dạng sinh học được biểu thị bằng số lượng loài -Đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống. II. ĐA DẠNG SINH HỌC ĐỘNG VẬT Ở MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH VÀ HOANG MẠC ĐỚI NÓNG 1. Động vật sống ở môi trường đới lạnh : cá voi, gấu trắng, chim cánh cụt -Bộ lông dày. -Lớp mỡ dưới da dày. -Lông màu trắng. -Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét. -Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ. 2. Động vật sống ở môi trường đới nóng: chuột nhảy, lạc đà, rắn hoang mạc. -Chân dài. -Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày. -Bướu mỡ : lạc đà. -Màu lông nhạt, giống màu cát. -Mỗi bước nhảy cao và xa. -Di chuyển bằng cách quăng cơ thể. -Hoạt động vào ban đêm. -Khả năng đi xa. -Khả năng nhịn khát tốt. -Chui rúc vào sâu trong cát. * Đa dạng của động vật ở môi trường đặc biệt rất thấp: -Chỉ có những loài có khả năng chịu đựng được băng giá hoặc khí hậu khô nóng mới tồn tại được. 4.4. Tổng kết : (4’) * GV treo bảng phụ ghi câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS thực hiện : - Em hãy chọn các câu trả lời đúng : Câu 1: Những đặc điểm nào của gấu trắng thích nghi với môi trường đới lạnh ? a.Bộ lông màu trắng dày b.Di cư về mùa đông c.Lớp mỡ dưới da dày d.Ngủ suốt mùa đông e.Thức ăn chủ yếu là động vật Câu 2: Chuột nhảy sống ở hoang mạc đới nóng có chân dài là để : Đào bới thức ăn Tìm nguồn nước c. Cơ thể cao so với cát nóng và nhảy xa Câu3:Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng? + Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới lạnh - Bộ lông dày .Lớp mỡ dưới da dày .Lông màu trắng - Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét . Hoạt động về ban ngày trong mùa hạ + Đặc điểm cấu tạo, tập tính thích nghi của động vật ở đới nóng - Chân dài . Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày - Màu lông nhạt, giống màu cá . Mỗi bước nhảy cao và xa - Di chuyển bằng cách quăng . Hoạt động vào ban đêm - Khả năng đi xa . Khả năng nhịn khát . Chui rúc vào sâu trong cát 4.5.Hướng dẫn HS học tập: (3’) * Đối với tiết học này: - HoÏc bài, trả lời câu hỏi 2 SGK /188 - Đọc mục:Em có biết/188 SGK. * Đối với tiết học sau: + Tìm hiểu cấu tạo ngoài, hoạt động sống của bò sát (rắn) +Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các động vật sống ở vùng nhiệt đới gió mùa và tìm hiểu về các lợi ích mà chúng đem lại cho thiên nhiên và cho con người. +Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học. 5.PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docDA DANG SINH HOC.doc