1. Sáu câu thơ đầu
- Từ “khoá xuân” cho người đọc thấy được hoàn cảnh thực của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích- thực chất là Kiều đang bị giam lỏng.
- Cảnh vật thiên nhiên hiện lên trước lầu Ngưng Bích hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của Kiều:
+ Non xa- trăng gần
+ Bốn bề bát ngát
+ Cát vàng bụi hồng
=> Cảnh thiên nhiên biển trời trước lầu Ngưng Bích thật mênh mông, bát ngát, vắng vẻ, lạnh lùng. Không gian mở rộng trước hết cả hai chiều rộng và cao.
Cảnh hiện lên ở nhiều thời điểm khác nhau: mây sớm- buổi sớm; đèn khuya- đêm khuya; trăng gần- đêm trăng Gợi thời gian tuần hòn khép kín
Xét cho cùng đó là tâm cảnh- cảnh chất chứa tâm trạng.
=> đó là cảnh thực, cũng có thểv là hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông rợn ngợp của không gian, để diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Hình ảnh “non xa”, “trăng gần” nghe ra tưởng chừng thật vô lí vì trăng phải ở vị trí xa hơn núi nhiều. Thế nhưng sở dĩ có thể tả được như vậy là vì cảnh ban đêm, đêm trăng sáng: trăng xa nhưng sáng hơn nên có cảm giác gần, núi gần hơn nhưng mờ mờ nên có cảm giác xa hơn trăng.
=> Một lần nữa chúng ta lại thấy đây không phải là cách tả cảnh một cách khách quan, vô cảm mà cảnh được tả qua tâm trạng của người ngắm cảnh.
- Trong bức tranh phong cảnh thiên nhiên đầu tiên mà tác giả Nguyễn Du vẽ qua con mắt và tâm trạng của Thuý Kiều, ta thẫy rõ phong thái linh hồn của cảnh vật. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ sử dụng hai từ: “vẻ”, “tấm” đặt trước trăng, không tả kĩ non vì non ở xa chỉ thấy cái dáng vẻ.
16 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g: / / 2009
Trau dồi vốn từ
A.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ, ngoài ra muốn trau dồi vốn từ phải biết cách làm tăng vốn từ.
- Rèn kỹ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và trong văn bản.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ
- Học sinh: Tìm hiểu ngữ liệu
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Thuật ngữ là gì? lấy 3 ví dụ thuật ngữ có liên quan đến môi trường và giải thích?
- Thuật ngữ có đặc điểm gì?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp, nó có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp. Song muốn sử dụng có hiệu quả chúng ta phải không ngừng trau dồi vốn từ. Vậy có những cách trau dồi như thế nào?
Ngữ liệu- phân tích ngữ liệu
Đọc ngữ liệu 1 phần I sgk?
Tiếng Việt có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của chúng ta không? Vì sao?
Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải làm gì?
Đọc ngữ liệu2 phần I sgk?
Xác định lỗi diễn đạt sai trong các câu trong ngữ liệu? Giải thích vì sao?
Hãy sửa lại cho đúng?
Nguyên nhân nào dẫn đến việc sử dụng thừa, sử dụng sai từ như vậy?
Vậy làm thế nào khắc phục những lỗi sai này?
Đọc ngữ liệu phần II sgk?
Nhà văn Tô Hoài nói về vấn đè gì?
Theo tác giả thì nhà văn Nguyễn Du trau dồi ngôn ngữ bằng cách nào?
Qua ý kiến của nhà văn Tô Hoài đưa ra em rút ra được bài học gì cho mình?
Chọn cách giải thích đúng?
Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt?
Xác định lỗi diễn đạt sai?
Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên?
Chọn từ ngữ thích hợp cho mỗi ô trống
Phân biệt nghĩa của các từ?
I Bài học.
1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
Tiếng Việt có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp vì Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp.
Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là phải trau dồi vốn từ, biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng Việt trong nói, viết; vì đó là cách giẽ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hoá dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói hàng ngày của mỗi người.
* Xác định lỗi diễn đạt sai:
a. Việt nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
=> Dùng thừa từ “đẹp”: đã dùng “thắng cảnh” thì không dùng “đẹp” nữa, vì thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp.
b. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
=> Dùng từ “dự đoán” trong trường hợp này là sai, vì “dự đoán” có nghĩa là đoán trước tình hình sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai.
c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
=> Dùng sai từ “đẩy mạnh”, vì đẩy mạnh có nghĩa là thúc đẩy cho sự phát triển nhanh lên. Nói về quy mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được.
* Sửa lại:
a. Việt nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh.
b. Các nhà khoa học ước tính những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
c. Trong những năm gần đây, nhà trường đã mở rộng quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
* Kết luận:
- Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng thừa, sử dụng sai vì người viết không hiểu nghĩa chính xác của các từ ngữ mà mìn sử dụng, như vậy rõ ràng không phải do “tiếng ta nghèo” mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”
- Như vậy muốn “biết dùng tiếng ta” thì trước hết phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Ghi nhớ: sgk
2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
- Theo tác giả thì nhà văn Nguyễn Du trau dồi ngôn ngữ bằng cách học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân, học hỏi để biết thêm những điều mà mình chưa biết.
* Kết luận:
Cần học hỏi để biết thêm những điều mà mình chưa biết, nhằm tăng thêm vốn từ ngữ của bản thân
* Ghi nhớ: sgk
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Hậu quả: kết quả xấu
- Đoạt: chiếm đoạt phần thắng
- Tinh tú: sao trên trời (nói một cách khái quát)
2. Bài tập 2
Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt
a. Tuyệt:
- dứt, không còn gì:
+ tuyệt chủng: bị mất hẳn nòi giống
+ tuyệt giao: cắt đứt giao thiệp
+ tuyệt tự: không có người nối dõi
+ tuyệt thực: nhịn đói, không chịu ăn để phản đối- một hình thức đấu tranh
- cực kì, nhất:
+ tuyệt đỉnh:điểm cao nhất, mức cao nhất
+ tuyệt mật: cần được giữ bí mật một cách tuyệt đối
+ tuyệt tác: tác phẩm văn học nghệ thuậthay, đẹp đến mức không còn có thể có cái hơn
+ tuyệt trần: nhất trên đời, không có gì sánnh bằng
b. Đồng:
- cùng nhau, giống nhau:
+ đồng âm: có âm giống nhau
+ đồng bào: những người có chung giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc- với hàm ý có quan hệ thân thiết như ruột thịt
+ đồng bộ: phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng
+đồng niên: cùng tuổi
+ đồng dạng: có cùng một dạng như nhau
+ đồng khởi: cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp
3. Bài tập 3
a. Về khuya đường phố rất im lặng.
=> Dùng sai từ im lặng. Từ này dùng để nói về con người về vảnh tượng của con người. Có thể thay từ im lặng bằng yên tĩnh, vắng lặng
b. Trong thời kì đổi mới, Việt nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
=> Dùng sai từ “thành lập”. Từ này có nghĩa là: lập nên, xây dựng nên mộ tổ chức nhà nước, đảng hộiQuan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức. Tiếng Việt thường sử dụng cụm từ: thiết lập quan hệ ngoại giao.
c. Những hoạt động từ thiện của khiến chúng tôi rất cảm xúc.
=> Dùng sai từ “cảm xúc”. Có thể thay thế bằng: cảm động, cảm phục
4. Bài tập 4
Bình luận ý kiến của nhà thơ Chế Lan Viên:
Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của nững người nông dân. muốn gìn giữ sự tron sáng của tiếng Việt cần phảI học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5. Bài tập 6
Chọn từ ngữ thích hợp cho mỗi ô trống:
Đồng nghĩa với nhược điểm là điểm yếu
Cứu cánh nghĩa là “mục đích cuối cùng”
Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt
Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu
Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
6. Bài tập 7
Phân biệt nghĩa của các từ:
Nhuận bút: là tiền trả cho người viết một tác phẩm; thù lao: là trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra. Như vậy nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút.
Tay trắng: là không có chút vốn liếng, của cải gì; trắng tay: là bị mất không còn tiền bạc của cải gì.
Kiểm điểm: là xem xét, đánh giá lại những việc đã làm; kiểm kê: là kiểm lại từng cái để đánh giá số lượng và chất lượng
Lược khảo:là nhiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết; lược thuật: là kể, trình bày tóm tắt.
7. Bài tập 5
Để làm tăng vốn từ cần phải:
Quan sát, lắng nghe ở mọi lúc, mọi nơi
Đọc sách báo, tác phẩm văn học
Ghi chép tích luỹ, rèn thói quen tra từ điển
Tập viết những đoạn văn ngắn với những từ ngữ mới học được
4. Củng cố:
- Vì sao cần phải trau dồi vốn từ?
- Trau dồi vốn từ bằng những cách nào?
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Làm bài tập sgk
Tiết 34- 35
Soạn: 01 / 19 2009
Giảng: / 10 / 2009
Viết bài tập làm văn số 2
A.Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh vận dụng những kiến thức kĩ năng đã học về văn tự sự để thực hành tạo lập một văn bản tự sự trong đó có sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả một cách hợp lí.
- Qua bài viết nhằm giáo dục các em tình cảm , những giá trị nhân văn trong cuộc sống
- Rèn kỹ năng diễn đạt, kỹ năng vận dụng các yếu tố miêu tả vào làm bài tự sự.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên ra đề đáp án
- Học sinh ôn tập kiến thức, tham khảo các bài mẫu.
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/25
9B
/28
9C
/29
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giáo viên trình bày mục đích, yêu cầu của giờ viết bài.
I. Đê bài: giáo viên đọc và chép đề lên bảng
Kể lại một giấc mơ, trong mơ em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
II. Đáp án chấm.
* Yêu cầu:
- Bài viết đúng thể loại văn tự sự, bố cục rõ ràng mạch lạc.
- Nội dung:
+ Xác định được nội dung câu chuyện mình viết: Chuyện gì? về ai? mối quan hệ của mình với nhân vật trong câu chuyện.
+ Xác định được các tình huống truyện, các tình tiết trong câu chuyện
+ Kể được diễn biến cuộc gặp gỡ theo trình tự hợp lý
Hình thức:
+ Lựa chọn được ngôi kể phù hợp
+ Sử dụng phương thức biểu đạt một cách phù hợp.
+ Kết hợp các yếu tố biểu cảm và miêu tả một cách khéo léo
* Cụ thể:
A. Mở bài: (2 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ:
B. Thân bài (6 điểm)
Thực chất đây là bài viết yêu cầu học sinh phải tưởng tượng về một cuộc gặp gỡ với người thân đã xa cách lâu ngày ( có thể là đi công tác xa, thuyên chuyển chỗ ở, có thể đã mất).
PhảI xác định được: người thân là người có kỷ niệm gắn bó sâu nặng, quen thuộc và thân thiết với mình:
người đó là ai?
mối quan hệ với mình như thế nào?
Hiện tại người đó ở đâu, làm gì?
Hình ảnh của người thân khi gặp lại: (hình dáng, chỉ chỉ, hành động)
Câu chuyện xung quanh cuộc gặp gỡ.
Chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả: miêu tả noại hình, thái độ, tình cảm của nhân vật; các yếu tố miêu tả noại cảnh trong mơ phải khác đời thực
C. Kết bài: (2 điểm)
- Kết thúc cuộc gặp gỡ
- Cảm xúc, ấn tượng của bản thân sau giấc mơ
********************************************************
( Trên đây chỉ là những gợi ý cơ bản của bài tự sự, trong quá trình chấm bài giáo viên cần tôn trọng sự sáng tạo của học sinh, cần chú ý đến cách xây dựng nhân vật, cách kết cấu câu chuyện và xây dựng tình huống của truyện)
4. Củng cố:
- Thu bài
- Nhận xét giờ làm bài
5 Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại kiến thức có liên quan
- Lập dàn ý cho đề bài đã viết chuẩn bị cho giờ trả bài.
File đính kèm:
- tuan 7.doc