Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 116 đến 120 - Năm học 2013-2014

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1 .

 9A3 .

 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

 

 3. Bài mới:

Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài

 - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.

 - Phương pháp: Thuyết trình.

Bác nhớ Miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam thương Bác nỗi thương cha

Nỗi mong chờ và ước ao của đồng bào Miền Nam được Bác vào thăm không còn nữa. Người đã ra đi mãi để lại bao niềm nuói tiếc trong lòng mỗi người dân Nam bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Viễn Phương đã thay mặt nhân dân cả nước bày tỏ tình cảm của mình qua bài thơ Viếng lăng Bác.

Hoạt động 3 ( 27 phút) Hướng dẫn tìm hiểu văn bản - tiếp

 - Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

 - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình.

 - Kĩ thuật: Tư duy động não.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn lớp 9 - Tiết 116 đến 120 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gì về Bác điều đó được diễn tả độc đáo như thế nào? * Phân tích h/ả mặt trời trong hai câu thơ? - Mặt trời trong câu thơ thứ nhất là mặt trời thực, mặt trời của tự nhiên. - Ở câu thơ thứ hai mặt trời là h/ả ẩn dụ sự vĩ đại của Bác như mặt trời chiếu sáng cho con đường giải phóng dân tộc, đem lại sức sống mới cho dân tộc Việt Nam. Lòng tôn kính của nhân dân đối với Bác. * Ngoài hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ còn hình ảnh nào gây ấn tượng? * Miêu tả đoàn người vào lăng viếng Bác tác giả sử dụng nghệ thuật gì? * Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện ý nghĩa gì? (*) Cảm nhận của em về 4 câu thơ? - Bốn câu thơ xen lẫn tả thực và ẩn dụ, nhịp điệu chậm rãi như mô phỏng nhịp điệu trang nghiêm tiến dần từng bước của đoàn người đi vào lăng viếng Bác. Nhịp điệu thơ đã thể hiện rõ những xúc động và suy tưởng sâu lắng của nhà thơ. - Gọi hs đọc khổ 3. * Cảnh trong lăng được miêu tả như thế nào? Suy nghĩ của em về cảnh đó? * Khi vào trong lăng nhìn thấy Bác nhà thơ liên tưởng đến điều gì? - Liên tưởng đến vầng trăng. * Hình ảnh liên tưởng đó có ý nghĩa gì? * Trước cảnh tượng đó tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được diễn tả qua câu thơ nào? * Câu thơ cảm thán đã thể hiện tâm trạng của nhà thơ như thế nào? - Gọi hs đọc khổ 4 * Khi ra khỏi lăng nghĩ đến ngày trở về miền Nam nhà thơ đã thốt lên điều gì? * Trong khổ thơ cuối nhà thơ đã bày tỏ ước muốn của mình. Theo em đó là những ước muốn như thế nào? ý nghĩa của những ước muốn đó? * Khổ thơ cuối được diễn đạt đặc sắc ở điểm gì? - Sử dụng điệp ngữ, biểu cảm trực tiếp và gián tiếp kết hợp thể hiện mong ước thiết tha và sự lưu luyến không muốn rời xa của nhà thơ. * Đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ ? * Cảm nhận của em về bài thơ? - Hs đọc ghi nhớ/sgk 60 II. Tìm hiểu văn bản - tiếp 2. Cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ... - Kết tràng hoa dâng bẩy mươi chín mùa xuân. à Hình ảnh ẩn dụ. - Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác. 3. Tâm trạng của nhà thơ khi vào trong lăng. Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền - Ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian được tác giả miêu tả chính xác, tinh tế, một khung cảnh trang nghiêm, yên tĩnh nơi Bác nằm nghỉ. - Hình ảnh vầng trăng gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. Hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thực, vừa gửi gắm lòng kính yêu vô hạn của tác giả đối với bác. Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. - Tuy lí trí đã nhận thức Bác vẫn còn sống mãi với non sông đất nước nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nhà thơ đau xót trước sự thực Bác đã đi xa. 4. Tâm trạng của nhà thơ khi rời xa lăng. Mai về Miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác - Ước muốn giản dị bé nhỏ, thể hiện tâm trạng lưu luyến của nhà thơ không muốn rời xa Bác... * Tổng kết - Nghệ thuật. - Nội dung. * Ghi nhớ / sgk60 Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não - Gọi hs đọc bài tập. * Cho biết yêu cầu của bài tập ? HỌC SINH HOẠT ĐỘNG NHÓM - Đại diện nhóm trình bày bài tập. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thiện bài tập. - GV kết luận - cho điểm khuyến khích. III. Luyện tập - Học thuộc lòng bài thơ - Viết một đoạn văn bình 2,3 khổ thơ trong bài thơ mà em thích. 4. Củng cố (3 phút) - Người phổ nhạc hay nhất cho bài thơ này là nhạc sĩ nào? (Hoàng Hiệp) - Nghệ sĩ nào hát thành công nhất bài hát này? (Thanh Hoa) 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài: Nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích. IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày soạn: 11 / 2 / 2014 Ngày giảng 9A1 9A3 Tiết 120 - Bài 23 NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH ) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích), nhận diện chính xác một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). Nắm vững các yêu cầu đối với một bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để có cơ sở tiếp thu, rèn luyện tốt về kiểu bài này ở các tiết tiếp theo. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận diện và kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Thái độ: Học sinh luôn có ý thức vận dụng lý thuyết để làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. II. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TKBG. 2. Trò: Đọc, soạn bài. III. Tiến trinh tổ chức các hoạt động dạy - học 1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 9A1.. 9A3... 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu dàn ý chung của bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo đức ? 3. Bài mới: Hoạt động 1 (2 phút) Giới thiệu bài - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS. - Phương pháp: Thuyết trình. Hoạt động 2 (7 phút) Tìm hiểu chung - Mục tiêu: HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật: Tư duy động não. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Gọi hs đọc bài tập SGK/61 * Bài văn chia làm mấy phần? Giới hạn của từng phần? - Bài văn chia ba phần + Phần 1 : Từ đầu đến ấn tượng khó phai mờ + Phần 2: Tiếp đến lo nghĩ cho đất nước + Phần 3 còn lại. * Vấn đề nghị luận ở văn bản là gì? * Vấn đề này được thể hiện ở câu văn nào? * Em hãy đặt một nhan đề thích hợp cho văn bản? * Vấn đề nghị luận được triển khai bằng những luận điểm nào? * Tìm những câu văn nêu cô đúc các luận điểm ? * Câu văn nào nêu cô đúc vấn đề đã nghị luận? * Các luận điểm trong bài được làm sáng tỏ thông qua phương pháp lập luận nào? Em hãy phân tích? * Qua các luận điểm ta thấy những nét tính cách nổi bật nào của anh thanh niên? * Vì sao ta nắm được những nét tính cách nổi bật đó của nhân vật. - Thông qua chi tiết hành động cử chỉ lời nói của nhân vật trong tác phẩm. * Nhận xét lời văn, bố cục của bài viết? * Từ văn bản nghị luận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa em cho biết thế nào là NL về tác phẩm truyện? * Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ đâu? Có tính chất như thế nào? * Bố cục , lời văn của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần đảm bảo những yêu cầu gì? - Học sinh đọc ghi nhớ SGK/63 I. Tìm hiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 1. Bài tập : SGK/61 - Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của, đáng quí của anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. - Câu văn nêu luận đề: Dù được miêu tả nhiều hay ít..khâm phục. Trong đó, anh thanh niên làm công tác ...để lại cho ta ấn tượng khó phai mờ. - Đặt nhan đề: + H/ả anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. + Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ. + Sa Pa không lặng lẽ. + Xao xuyến Sa Pa. + Sức mạnh của niềm đam mê. - Vấn đề được triển khai thông qua ba luận điểm. + Luận điểm 1: Nhân vật anh thanhniên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. + Luận điểm 2: Anh thanh niên thật đáng yêu ở nỗi thèm người, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt, ở sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. + Luận điểm 3: Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. - Câu văn chủ đề nêu luận điểm 1: Trước tiên, nhân vật anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời... gian khổ của mình. - Câu chủ đề nêu luận điểm 2: Nhưng anh thanh niên này thất đáng yêu ở nỗi" thèm người"...chu đáo. - Câu chủ đề nêu luận điểm 3: Công việc vất vả... lại rất khiêm tốn. - Các câu văn cô đúc vấn đề nghị luận: Cuộc sống của chúng ta... thật đáng tin yêu. - Các luận điểm được phân tích, chứng minh một cách thuyết phục bằng dẫn chứng trong tác phẩm, luận cứ xác đáng sinh động bởi những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của tác phẩm. - Say mê với công việc, khiêm tốn, nhiệt tình... - Bài văn được dẫn dắt tự nhiên, bố cục chặt chẽ. Từ việc nêu vấn đề đến việc phân tích, diễn giải, khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận. - Các luận điểm được nêu rõ ràng, ngắn gọn, gợi được ở người đọc sự chú ý. - Bố cục bài víêt rõ ràng: + Mở bài : Nêu vấn đề Giới thiệu nhân vật và vẻ đẹp của nhân vật. + Thân bài: Trình bày từng vẻ đẹp ở nhân vật bằng những luận điểm, luận cứ rõ ràng xác đáng lấy từ chi tiết trong tác phẩm... + Kết bài: Nâng cao vấn đề nghị luận. Với truyện ngắn này phải chăng... èNghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện... - Những nhận xét đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm. Nhận xét rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Bố cục mạch lạc, lời văn rõ ràng chuẩn xác, gợi cảm. 2. Ghi nhớ /sgk 63 Hoạt động 4 (5 phút) Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, hệ thống kiến thức cơ bản - Phương pháp: Thực hành - Kĩ thuật: Động não * Vấn đề nghị luận của đoạn văn là gì? * Đoạn văn nêu những ý kiến chính nào? * Các ý kiến đó giúp ta hiểu thêm gì về Lão Hạc? * Để làm sáng tỏ các ý kiến tác giả đã dùng cách lập luận nào? II. Luyện tập - Vấn đề nghị luận: Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp của nhân vật này. - Ý kiến chính: Nam Cao đã đưa ra một tình thế lựa chọn đối với Lão Hạc đó là giưã cái sống và cái chết. + Lão đã chọn cái chết trong còn hơn phải sống khổ nhục để bảo toàn tính cách của mình. + Cái chết đó giúp ta nhận thấy rõ tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm. - Lão Hạc là là một nhân cách đáng kính trọng, một tấm lòng hi sinh cao quý. - Phân tích nội tâm, hành động của nhân vật Lão Hạc. 4. Củng cố (3 phút) - Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ? 5. Hướng dẫn HS tự học ( 2 phút) - Học bài. Hoàn thiện bài tập sgk 64 - Chuẩn bị bài: cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) IV. Tự rút kinh nghiệm sau tiết dạy .. Ngày 14 tháng 2 năm 2014 DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN ... Phạm Ngọc Ánh Ngày 14 tháng 2 năm 2014 ... Người kiểm tra: Nguyễn Thị Thanh

File đính kèm:

  • docVan 9 tuan 26.doc