Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1. Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.

* Tình huống 1: Thái và Cửu- 2 cán bộ cách mạng bị Ngọc truy lùng đã chạy vào nhà Thơm.

-Thơm: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?

Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu.

-Thơm (hốt hoảng chạy vào) làm thế nào, hai ông? (cuống quýt gần như khóc)

- Thơm: Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây.

=> Đặt nhân vật vào một xung đột có tình huống, bộc lộ rõ tâm trạng và hành động của nhân vật. Qua đó cho chúng ta thấy rõ tính cách của nhân vật Thơm: Hành động dứt khoát đứng hẳn về phía cách mạng . Cô là người nhân hậu. Cô đã cứu Thái và Cửu: che giấu họ ngay trong buồng nhà mình ngoan ngoãn, mau lẹ như 1e người em gái bởi cô vốn có tình cảm với Thái. Cô đã rất hối hận trước cái chết của cha và em, trước sự đau khổ đến hoá điên của mẹ

* Tình huống 2: Ngọc về nhà, Thơm phải đứng trước tình huống nguy hiểm hơn nhiều, Thơm đã khôn ngoan, bình tĩnh che mắt Ngọc, bảo vệ cho 2 người cán bộ cách mạng.

 Cuộc đối thoại giữa Thơm, Ngọc:

- Thơm: rũ rượi, buồn bã

- Thơm: tỏ vẻ thương chồng đi đêm nhiều vất vả.

- Thơm (Nhìn trộm chồng, sốt ruột)

 Nói to cho 2 người nghe thấy: thế nào có đi không? - Thơm không tỏ thải độ dứt khoát với chồng vì:

+ Thơm muốn Ngọc đi khỏi nhà để bảo vệ an toàn cho Thái và Cửu.

+ Thơm chưa dứt bỏ hẳn nếp nghĩ ,nếp sống ăn chơi, nhàn nhã hàng ngày.

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 34 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể loại văn học tự sự: -Văn bản tự sự: Được thể hiện trong văn học là truyện; Được thể hiện trong bản tin (Tường thuật)... -Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài) 6. Giống nhau và khác nhau của văn bản biểu cảm và thể loại vh trữ tình: +Giống nhau: Đều được thể hiện rõ yếu tố biểu cảm. +Khác nhau: Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phương thức biểu đạt, mục đích. Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thể văn học như thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút) Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi. của Vũ Bằng Ví dụ: Các bài thơ hiện đại. 7. Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự - Các tác phẩm nghị luận có cần sự kết hợp các yếu tố khác. Cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận. - Các yếu tố đó chỉ có vai trò làm cho yếu tố nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, sinh động. 4. Củng cố: - Kể tên các kiểu văn bản đã học và phương thức biểu đạt của chúng 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức - Chuẩn bị cho giờ tiếp theo Tiết 164 Soạn: 19 / 4/ 2010 Giảng: 29 / 4 / 2010 Tổng kết tập làm văn. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt và nhận biết sự kết hợp của các kiểu văn bản khi viết văn. Học sinh biết phân biệt kiểu văn bản và thể loại văn học. - Rèn kỹ năng đọc, cảm thụ các kiểu văn bản. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Lập bảng hệ thống kiến thức - Học sinh: Ôn tập theo yêu cầu sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ học 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Phần văn và tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học? (Ví dụ: Văn bản: ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh) Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần và tập làm văn? Việc bổ sung và quan hệ chặt chẽ như thế nào? Cho VD cụ thể? (Ví dụ: Truyện ngắn; ví dụ một văn bản nghị luân, một văn bản thuyết minh...). (Chú ý: Đây là yêu cầu tích hợp ngang trong môn Ngữ văn.) Mục đích biểu đạt của 3 kiểu VB đó là gì? Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh? (So sánh, nêu số liệu, nêu khái niệm, phân tích, tổng hợp...). Văn bản TS thường kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm? Vì sao? Ngôn ngữ, lời văn trong mỗi kiểu VB trên ntn? Đích cần đạt của văn bản nghị luận là gì? Văn bản nghị luận có những yếu tố nào? Yêu cầu đối với luận điểm; luận cứ, lập luận trong văn nghị luận? Trình bày dàn ý của bài nghị luận về một sự việc hiện tượng? Dàn bài của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý? Một bài nghị luận về tác phẩm truyện gồm các phần ntn? Cho biết dàn ý của nghị luận về tác phẩm thơ I . Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS: 1. Phần văn và TLV có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau: - Tập làm văn giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phương pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. - Các văn bản giúp cho học sinh học tập được cách viết tập làm văn. - Ví dụ: Văn bản : “ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh giúp cho việc viết TLV nghị luận rất có hiệu quả. 2. Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và TLV? Nêu VD chứng minh: - Có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần. -Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ, khả năng của từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viết TLV. -Ví dụ cụ thể: Truyện ngắn:”Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) 3. Các phương thức biểu đạt: MT,TS,BC,TM, Có ý nghiã đối với rèn luyện kĩ năng TLV, giúp hs có kĩ năng tốt để làm các dạng bài với các thể loại khác nhau và biết vàn dụng phối hợp các phương thức biểu đạt trong 1 bài TLV. III. Các kiểu văn bản trọng tâm: 1. Văn bản thuyết minh: - Mục đích biểu đạt : người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng đắn đối với đối tượng thuyết minh. -Yêu cầu chuẩn bị để làm được VB thuyết minh: Quan sát, tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh. - Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, sử dụng số liệu, so sánh, phân loại- phân tích. - Ngôn ngữ trong VB thuyết minh: rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. 2. Văn bản tự sự: - Mục đích biểu đạt: Biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. - Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự: Cốt truyện, nhân vật, sự việc, ngôi kể, tình huống. -Thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. =>Tác dụng: Làm cho câu chuyện sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm. - Ngôn ngữ trong văn bản tự sự : Rõ ràng,trong sáng, sinh động, hấp dẫn gợi cảm. 3. Văn bản nghị luận: - Mục đích biểu đạt: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. - Các yếu tố tạo thành VB nghị luận: Luận điểm, luận cứ, lập luận. -Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận: + Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. + Luận cứ; phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu-> khiến cho luận điểm có sức thuyết phục. + Lập luận: chặt chẽ, hợp lý. -Nêu dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đã học ở kỳ II lớp 9. a. Dàn bài của bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. - Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. - Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. b. Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần nghị luận. - Thân bài: + Giải thích, chứng minh vấn đề tư tưởng đạo lí + Nhận định , đánh giá tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sổng riêng, chung. - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. c. Nghị luận về tác phẩm truyện: - Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ . - Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truỵên hoặc trích đoạn. d. Nghị luận về tác phẩm thơ - Mở bài: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình( Nếu phân tích 1 đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó). - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ , đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ). - Kết bài: Khái quát giá trị , ý nghĩa của bài thơ , đoạn thơ. 4. Củng cố: Mối quan hệ giữa ba phân môn trong môn học tập làm văn? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại toàn bộ kiến thức - Xem lại kỹ năng tạo lập các kiểu văn bản. Tiết 165 Soạn: 19 / 4/ 2010 Giảng: 29 / 4 / 2010 Tôi và chúng ta. (Trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được phần nào tính cách của nhân vật tiêu biểu Hoàng Việt, Nguyễn Chính, từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt giữa những con người mạnh dạn đổi mới, có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với những kẻ mang tư tưởng bảo thủ, lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH ta. - Hiểu thêm về đặc điểm của thể loại kịch: Cách tạo tình huống; phát triển mâu thuẫn; diễn tả hành động, ngôn ngữ. - Rèn kỹ năng tìm hiểu và phân tích mâu thuẫn, xung đột, tình huống và tính cách nhân vật. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: Sưu tầm toàn văn kịch bản: Tôi và chúng ta - Học sinh: Đọc và tìm hiểu theo câu hỏi sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /24 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Xác định mâu thuẫn- xung đột cơ bản của vở kịch và đoạn trích học kịch nói: Bắc Sơn? Mâu thuẫn- xung đột ấy được thể hiện qua sự đối lập giữa những nhân vật nào? - Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Thơm trong đoạn trích? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lưu Quang Vũ nhà thơ- nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70- 80 của thế kỷ XX. Vở kịch Tôi và chúng ta, là một vở kịch từng làm sôi động kịch trường khi ấy, vở kịch gồm 9 cảnh, đoạn trích học là cảnh 3. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài Các nhân vật tham gia là ai? Nội dung cơ bản được thể hiện là gì? Toàn bộ vở kịch có mấy cảnh? đây là cảnh thứ mấy? Vấn đề cơ bản đặt ra là gì? Em hiểu như thế nào về nhan đề của vở kịch? ý nghĩa đối với XH nước ta lúc bấy giờ? Theo em ngày nay còn giá trị như thể nào? (G/V gợi ý: Nêu lại hoàn cảnh ra đời của TP; XH nước ta lúc bấy giờ; sự đấu tranh gay gắn trong sự chuyển mình mạnh mẽ của XH) I. Tiếp xúc văn bản 1. Đọc: - Chú ý qua lời đối thoại, bộc lộ rõ tính cách của nhân vật 2. Tìm hiểu chú thích * Tác giả, tác phẩm: - Lưu Quang Vũ (1948-1988) là nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của van học Vệt Nam trong những năm 70 – 80 của TK XX. - Được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 2000. - Tác phẩm: Văn bản trích cảnh 3 của vở kịch . * Từ khó : SGK 3. Bố cục Đoạn trích cảnh 3 của vở kịch II. Phân tích văn bản 1. Vấn đề cơ bản của vở kịch đặt ra, ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của XH ta thời kì bấy giờ: - Không thể cứ khư khư giữ lấy nguyên tắc cứng nhắc, lạc hậu mà phải mạnh dạn thay đổi tổ chức, quản lí để thúc đẩy sản xuất phát triển; không chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn. - Nhan đề Tôi và chúng ta: Là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Không có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung. Cái chúng ta tạo thành từ những cái tôi cụ thể. Vì thế cần quan tâm một cách thiết thực đến cuộc sống quyền lợi cuả mỗi cá nhân. => Đặt trong tình hình đất nước ta những năm bấy giờ vấn đề Tôi Và Chúng ta đặt ra có ý nghĩa thực tiễn thật lớn lao. Có ý nghĩa trực tiếp đối với sự phát triển của đất nước. 4. Củng cố - Hai tuyến nhân vật trong đoạn trích là ai? tình huống kịch ntn? - Đọc lại các lời đối thoại thể hiện rõ những tình huống đó. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại đoạn trích; phân tích cách xây dựng nhân vật, lời đối thoại, ngôn ngữ để cho 2 tiết.

File đính kèm:

  • docTuan 34.doc