. Nội dung ôn tập.
A. Từ loại:
+ Nhóm1:danh, động, tính.
+ Nhóm 2: Số từ, đại từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ, trợ từ, tình thái từ, thán từ.
a. Danh từ
*. Khái niệm:Là những từ chỉ sự vật (hiện tượng,người, vật, khái niệm)
* Khả năng kết hợp:
- Phía trước với các từ: những, các, mỗi, mọi.
-Phía sau với các từ: này, kia, ấy,nọ, đó.
*Chức vụ ngữ pháp:
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Làm vị ngữ khi đứng trước từ "Là".
VD:
+ Hoa// đi học.
CN VN
+ Lan// là học sinh lớp 9B.
CN VN
b. Động từ.
* Khái niệm: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái sự vật.
* Khả năng kết hợp:
+ Phía trước với các từ: Hãy, đừng chớ, đã, vừa,mới.
+ Phía sau với từ “rồi”.
* Chức vụ ngữ pháp:
- Thường làm vị ngữ trong câu.
- Làm bổ ngữ trong cụm danh từ, cụm tính từ.
c.Tính từ.
* Khái niệm: chỉ những đặc điểm tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
* Khả năng kết hợp:
- Phía trước với các từ: đã, vừa, mới, rất, quá, hơi.
- Phía sau với các từ:lắm, quá
*Chức vụ ngữ pháp:- thường làm vị ngữ trong câu.
- làm phụ ngữ cho cụm danh từ- cụm động từ.
17 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 31 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á như ), thì
+ Tuy ( dù, mặc dù ), nhưng
k. Trợ từ:
Là những từ chuyên đi kèm những từ ngữ để nhấn mạnh hoặc để nwu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc mà các từ ngữ đó biểu thị: Chính, ngay, là những, có
- Không có khả năng làm thành 1 câu độc lập
- Không có khả năng làm thành phần câu hoặc thành tố của cụm từ
- Các trợ từ còn biểu hiện cách đánh giá về sự vật, sự việc do các từ đi kèm biểu thị.
B. Cụm từ:
- Cụm danh từ
- Cụm động từ
- Cụm tính từ
II. Luyện tập:
1.Bài tập 1/130
Danh từ: lần, lăng, làng
Động từ: Đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, dậy
Tính từ: Hay, đột ngột, phải, sung sướng
2.Bài tập 2( SGK 130)
Rất /hay một/cái quá/đột ngột
Đã/đọc đã/phục dịch những/ông già
Một/ lần Các/làng rất /phải
Vừa/nghĩ ngợi đã/đập quá/sung sướng
3.Bài tập 3:
- Danh từ có thể đứng sau: những, các, một ( loại từ )
- Động từ có thể đứng sau: Hãy, đã, vừa
- Tính từ có thể dứng sau: rất, hơi, quá
4.Bài tập 5:
- Tròn - tính từ được dùng như động từ
- Lý tưởng - DT được dùng như tính từ
- Băn khoăn - Tính từ được dùng như DT
5.Bài tập 1/132:
-Số từ: ba, năm
- Qhệ từ: ở, của, nhưng
-Đạt: tôi, báo nhiêu, bao giờ
- Trợ từ: chỉ cả ngay
- Lượng từ: Những
- Tình thái từ: Hả
- Chỉ từ: ấy, đâu
- Thán từ: Trời ơi
-Phó từ: Đã, mới, đã, đang
6. Bài 1/133: TP TT của cụm DT
a. Tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
Một nhân cách rất Việt Nam
Một lối sống rất bình dị
7. Bài 2/133: Phần TT của cụm ĐT
Đã đến gần anh
Sẽ chạy xô vào lòng anh
Sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
4. Củng cố:
- Hệ thống các đơn vị kiến thức đã được tổng kết
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Tiếp tục ôn tập kiến thức tiếng Việt
Tiết 148
Soạn: 22 / 3/ 2010
Giảng: 7 / 4 / 2010
Tổng kết về ngữ pháp.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Hệ thống hoá kiến thức tiếng việt đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về các thành phần câu để nắm rõ bản chất, vai trò chức năng của từng thành phần câu và nhận biết được chúng trong các câu cụ thể.
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thành phần câu một cách hiệu quả
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ
-Học sinh: ôn tập theo yêu cầu sgk
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giờ trước chúng ta đã ôn tập về từ tiếng Việt, hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết về câu và các thành phần câu tiếng Việt
Thành phần chính là gì? Các thành phần chính của câu?
Kể tên các thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết?
Xác định các thành phần câu?
Các thành phần biệt lập của câu? Khái niệm của từng thành phần?
Xác định các thành phần biệt lập?
I. Nội dung ôn tập:
C. Thành phần câu
I. Thành phần chính và thành phần phụ
1. Lý thuyết
* Thành phần chính
- Là thành phần bắt buộc phải có để câu có cấu trúc hoàn chỉnh và diễn đạt một ý tương đối chọn vẹn
- Các thành phần chính là:
a. Chủ ngữ:
- Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc đỉem, trạng tháiđược miêu tả ở vị ngữ
- Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: ai? Cái gì? con gì?...
b. Vị ngữ:
- Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hẹ thời gian .
- Vị ngữ trả lời cho các câu hỏi: làm gì? làm sao? Như thế nào?
* Thành phần phụ và dấu hiệu nhận biết:
a. Trạng ngữ:
- Vị trí: thường đứng ở đàu câu, nhưng cũng có khi đứng ở cuối câu.
- Tác dụng: cụ thể hoá không gian, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đíchđược dĩen đạt ở lòng cốt câu
- Dấu hiệu hình thức đặc trưng: được ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phảy.
b. Khởi ngữ:
- Vị trí: thường đứng trước chủ ngữ
- Tác dụng: nêu nên đề tài của câu
- Dấu hiệu: có thể thêm quan hệ từ về, đối với vào trước khởi ngữ.
2. Bài tập:
a. Đôi càng tôi // mẫn bóng
CN VN
b. Sau một hồi trống thúc vang dội cả vào
TN
lòng tôi, mấy người học trò cũ// đến sắp hàng
CN VN
dưới hiên rồi đi vào lớp.
c. Còn tấm gương bằng thuỷ tinh tráng bạc,
KN
Nó// vẫn là người bạn trung thực chân thành,
CN VN
thẳng thắn, không hề nói dối, cũng không bao giờ biết nịnh hót hay độc ác
II. Thành phần biệt lập:
1 Các thành phần biệt lập của câu:
a. Thành phần tính thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói, viết đối với sự việc được nói đến trong câu.
b. Thành phần cảm thán: là thành phần được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói, viết (vui, buồn, mừng, giận).
c. Thành phần gọi đáp: là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
d. Thành phần phụ chú: là thành phần được dùng để bổ xung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
* Dấu hiệu để nhận biết các thành phần biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói đến trong câu.
2. Bài tập:
a. Có lẽ: thành phần tình thái
b. Ngẫm ra: thành phần tình thái
c. Dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời, quả vàng xanh mơm mởn, dừa lửa lá đỏ, vỏ hồng:thành phàn phụ chú
d. Bẩm: thành phần gọi- đáp; có khi: thành phần tình thái.
e. Ơi: thành phần gọi- đáp
4. Củng cố:
- Hệ thống các đơn vị kiến thức đã được tổng kết
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Tiếp tục ôn tập kiến thức tiếng Việt
Tiết 149
Soạn: 23 / 3/ 2010
Giảng: 8 / 4 / 2010
Luyện tập viết biên bản.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản
- Biết vận dụng lý thuyết đã học để viết được 1 biên bản hội nghị hoặc 1 biên bản sự vụ.
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: chuẩn bị biên bản mẫu
- Học sinh: ôn tập lý thuyết, sưu tầm biên bản
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Biên bản có đặc điểm gì? Yêu cầu đối với người ghi biên bản.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Giờ trước các em đã biết thế nào là biên bản, tình huống nào thì cần đến biên bản, cách viết 1 biên bản. hôm nay chúng ta luyện tập để có kĩ năng viết loại văn bản này.
Biên bản được viết nhằm mục đích gì?
Người viết biên bản phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
Lời văn, cách trình bày, bố cục của văn bản thông thường?
Chia nhóm để HS viết bài.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Khi viết biên bản này cần có những mục nào lớn?
Hãy thảo luận xem cần ghi ntn?
I. Ôn tập lý thuyết
1. Mục đích của biên bản:
- Ghi lại những điều xảy ra hoặc tình trạng của 1 sự việc để làm bằng chứng về sau.
- Số liệu sự kiện đầy đủ, cụ thể, chính xác, trung thực, khách quan, chặt chẽ, ngắn gọn.
2. Bố cục của biên bản:
3 phần: + Phần mở đầu.
+ Phần nội dung.
+ Phần kết thúc.
II. Luyện tập.
1. Bài tập1: Cần khôi phục lại các ý sau:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Địa điểm , thời gian hội nghị .
- Tên văn bản .
- Thành phần tham dự .
- Diễn biến và kết quả hội nghị .
- Thời gian kết thúc ,thủ tục kí, xác nhận.
2. Bài tâp 2. Ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua:
Quốc hiệu , tiêu ngữ.
Tên biên bản.
-Thành phần tham dự
- Diễn biến kết quả :
+ Lớp trưởng nhận xét.
+ ý kiến của học sinh trong lớp.
+ ý kiến của giáo viên chủ nhiệm.
+ Xây dựng kế hoạch tuần 31.
- Thời gian kết thúc.
- Thư kí kí tên.
3. Bài tập 3
Ghi lại biên bản xử phạt hành chính ( vi phạm quy định vệ sinh đường phố )
* Yêu cầu:
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, xây dựng, viết biên bản cho nhóm mình theo cách thức, bố cục biên bản
- Chọn đại diện nhóm đọc kết quả bài tập của nhóm mình.
- Mục đích của biên bản.
- Bố cục trình bày biên bản
- Viết hoàn chỉnh 3 bài tập vào vở.
4. Củng cố:
- Khi viết biên bản cần những yêu cầu gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, ôn lại phần lý thuyết, tập viết hoàn chỉnh biên bản bài tập 3
- Tiếp tục sưu tầm biên bản và tập phân tích cách viết
Tiết 150
Soạn: 25 / 3/ 2010
Giảng: 8 / 4 / 2010
Hợp đồng.
A.Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Phân tích được đặc điểm, mục đích, tác dụng của Hợp đồng
- Viết được 1 hợp đồng đơn giản
- Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thực hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và ký kết
B.Chuẩn bị :
- Giáo viên: sưu tầm các loại hợp đồng
- Học sinh: sưu tầm các loại hợp đồng
C. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
Lớp
Ngày dạy
sĩ số
Ghi chú
9A
/24
9B
/28
9C
/27
2. Kiểm tra:
- Biên bản có đặc điểm gì? Yêu cầu đối với người ghi biên bản.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Trong thực tế cuộc sống nhiều khi ta phải dùng đến hợp đồng. Vậy hợp đồng được viết như thế nào?
1. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu
Đọc ngữ liệu?
Hợp đồng là gì?
Hợp đồng cần đạt những yêu cầu gì?
Nội dung các mục trong hợp đồng?
Hình thức của hợp đồng?
Lời văn trong hợp đồng cần đạt yêu cầu gì?
Lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng?
Hãy ghi lại phần mở đầu, nội dung và kết thúc hợp đồng?
I. Bài học
1. Đặc điểm của hợp đồng
a. Khái niệm:
- Loại văn bản có tính chất pháp lý ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của 2 bên thực hiện đúng nội dung thỏa thuận cam kết
- Các loại hợp đồng: Hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, hợp đồng chuyển nhượng
b. Nội dung:
- Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ pháp luật, hợp truyền thống.
- Cụ thể, chính xác: nội dung, chất lượng, số lượng, thời gian, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi.
c. Hình thức:
- 3 phần: + Mở đầu
+ Phần nội dung
+ Phần kết thúc
- Câu văn ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản, từ ngữ chính xác.
- Các bên tham gia hợp đồng phải biểu hiện sự nhất trí, tự nguyện chấp thuận nội dung hợp đồng qua chữ ký của người đại diện có đủ tư cách.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập:
1. Bài tập1
- Lựa chọn những tình huống cần viết hợp đồng:
b. Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng
c. Hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
e. Hợp đồng thuê nhà
=> Hai bên càn đưa ra những thoả thuận cụ thể để kí kết.
2. Bài tập 2
Yêu cầu học sinh ghi nội dung của hợp đồng với những điều khoản cụ thể, gắn với lợi ích và trách nhiệm của cả hai bên
4. Củng cố:
- Khi viết cần viết hợp đồng?
- Yêu cầu quan trọng nhất của hợp đồng là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được các yêu cầu của bản hợp đồng
- Tiếp tục sưu tầm các loại hợp đồng?
File đính kèm:
- Tuan 31.doc