Kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 129 - Trường THCS Tam Thanh

 I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm)

 Câu 1: Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Viếng lăng Bác là:

 a. Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc.

 b. Nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

 c. Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà vẫn đặc sắc, giàu sức gợi

 d. Hình ảnh trong bài thơ rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng giàu hình ảnh gợi tả,

 Câu 2: Dòng nào dưới đây trong bài thơ Viếng lăng Bác, không thể hiện ước nguyện của nhà thơ?

 a. Mai về miền Nam thương trào nước mắt b. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

 c. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây d. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

 Câu 3: Trong bài thơ Sang thu, con người cảm nhận mùa thu bắt đầu từ:

 a. Tiếng ve b. Hoa phượng c. Hương ổi d. Hoa đào

 Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Viếng lăng Bác là:

 a. Hàng tre b. Mặt trời c. Trời xanh d. Dòng người

 Câu 5: Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh:

 a. Mặt trời đi qua trên lăng b. Lăng Bác uy nghi

 c. Dòng người vào lăng viếng Bác d. Hàng tre bát ngát

 Câu 6: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, khi đất nước vào xuân, tác giả đã nhắc đến những ai?

 a. Người cầm súng, người ra đồng. b. Người cầm súng

 c. Người ra đồng d. Anh thanh niên

 Câu 7: Dòng thơ: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”, diễn đạt ý nghĩa:

 a. “Người đồng mình” mộc mạc.

 b. “Người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin.

 c. “Người đồng mình” lao động, cần cù xây dựng quê hương.

 d. “Người đồng mình” luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp.

 Câu 8: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ của bài thơ được hiểu là:

 a. Mùa xuân của một miền góp vào mùa xuân chung của đất nước.

 b. Những cái nhỏ bé trong mùa xuân thiên nhiên và trong cuộc đời con người.

 c. Những cái tinh túy, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.

 d. Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc đời.

 II. Đánh chữ (Đ) vào phương án đúng, chữ (S) vào phương án sai. (1 điểm)

 1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. ( .)

 2. Thơ của Hữu Thỉnh thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. ( .)

 3. Bài thơ Viếng lăng Bác được trích trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978) ( .)

 4. Y Phương là tác giả của bài thơ Nói với con. ( .)

 III. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống. (1 điểm)

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 308 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 9 - Tiết 129 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT HỌ VÀ TÊN: MÔN: NGỮ VĂN 9 LỚP: TUẦN: 26 - TIẾT: 129 Điểm Lời phê của thầy (cô) Đề A. Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) Câu 1: Nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ Viếng lăng Bác là: a. Giọng điệu trang trọng và tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. b. Nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. c. Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà vẫn đặc sắc, giàu sức gợi d. Hình ảnh trong bài thơ rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng giàu hình ảnh gợi tả, Câu 2: Dòng nào dưới đây trong bài thơ Viếng lăng Bác, không thể hiện ước nguyện của nhà thơ? a. Mai về miền Nam thương trào nước mắt b. Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác c. Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây d. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. Câu 3: Trong bài thơ Sang thu, con người cảm nhận mùa thu bắt đầu từ: a. Tiếng ve b. Hoa phượng c. Hương ổi d. Hoa đào Câu 4: Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ thứ ba của bài thơ Viếng lăng Bác là: a. Hàng tre b. Mặt trời c. Trời xanh d. Dòng người Câu 5: Ấn tượng đầu tiên khi nhà thơ Viễn Phương ra thăm lăng Bác là hình ảnh: a. Mặt trời đi qua trên lăng b. Lăng Bác uy nghi c. Dòng người vào lăng viếng Bác d. Hàng tre bát ngát Câu 6: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, khi đất nước vào xuân, tác giả đã nhắc đến những ai? a. Người cầm súng, người ra đồng. b. Người cầm súng c. Người ra đồng d. Anh thanh niên Câu 7: Dòng thơ: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”, diễn đạt ý nghĩa: a. “Người đồng mình” mộc mạc. b. “Người đồng mình” giàu chí khí, niềm tin. c. “Người đồng mình” lao động, cần cù xây dựng quê hương. d. “Người đồng mình” luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp. Câu 8: Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ của bài thơ được hiểu là: a. Mùa xuân của một miền góp vào mùa xuân chung của đất nước. b. Những cái nhỏ bé trong mùa xuân thiên nhiên và trong cuộc đời con người. c. Những cái tinh túy, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. d. Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc đời. II. Đánh chữ (Đ) vào phương án đúng, chữ (S) vào phương án sai. (1 điểm) 1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. (..) 2. Thơ của Hữu Thỉnh thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi. (..) 3. Bài thơ Viếng lăng Bác được trích trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978) (..) 4. Y Phương là tác giả của bài thơ Nói với con. (..) III. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống. (1 điểm) Mùa xuân Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân.. Lộc trả dài nương mạ Tất cả như. Tất cả như. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Nêu những đức tính cao đẹp của “người đồng mình”. (2 điểm) Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. (1 điểm) Câu 3: Chép lại khổ thơ cuối và phân tích hình ảnh ẩn dụ trong hai câu cuối của bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. (3 điểm) ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm: (4 điểm) (Mỗi ý đúng 0.25 điểm) I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm) 1a, 2a, 3c, 4c, 5d, 6a, 7c, 8c. II. Đánh chữ (Đ) vào phương án đúng, chữ (S) vào phương án sai. (1 điểm) 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ III. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống. (1 điểm) Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng. Mùa xuân người ra đồng Lộc trả dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao. B. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: Những đức tính cao đẹp của người đồng mình: (2 điểm) “Người đồng mình” sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ gắn bó với quê hương dẫu còn cực nhọc, nghèo đói. “Người đồng mình” mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Câu 2: Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân. ( 1 điểm) Câu 3: + HS Chép đầy đủ khổ thơ cuối. (1 điểm) + Phân tích hình ảnh ẩn dụ (2 điểm) Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. Lúc sang thu bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Cũng có thể hiểu: Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời.

File đính kèm:

  • docCopy of Kiểm tra-26-129.doc