Giáo án Tự chọn Ngữ Văn Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố những hiểu biết về nghĩa của từ tiếng Việt: nghĩa đen, nghĩa bóng, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, hiện tượng từ đồng âm - đồng nghĩa - trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ, trường từ vựng.

- Phân biệt một số hiện tượng về nghĩa của từ.

2. Kỹ năng:

 Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết làm bài tập.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

* Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ.

 Bài cũ: Làm bài tập VN: Xác định từ ghép, từ láy trong đoạn thơ 4 câu cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân.

 * Tổ chức dạy học bài mới

 

doc14 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ Văn Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho sự diễn đạt. VD: Trẻ em như búp trên cành 2. Nhân hoá: là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người. VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu. 3. ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. 4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài). 5. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc... VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm. 6. Chơi chữ là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước. VD: Mênh mông muôn mẫu màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ 7. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho. 8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự. Ví dụ: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Hoạt động 2: Luyện tập Bài tập 1: Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học và ẩn dụ, hoán dụ tu từ học? Gợi ý: 1.( 1điểm) Trả lời đợc : - ẩn dụ, hoán dụ từ vựng học là phép chuyển nghĩa tạo nên nghĩa mới thực sự của từ, các nghĩa này được ghi trong từ điển. - ẩn dụ, hoán dụ tu từ học là các ẩn dụ, hoán dụ tạo ra ý nghĩa lâm thời (nghĩa ngữ cảnh) không tạo ra ý nghĩa mới cho từ. Đây là cách diễn đạt bằng hình ảnh, hình tượng mang tính biểu cảm cho câu nói; Không phải là phương thức chuyển nghĩa tạo nên sự phát triển nghĩa của từ ngữ. Bài tập 2: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau là gì ? Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi . ( Truyện Kiều - Nguyễn Du ) A. ẩn dụ C. Tương phản B. Hoán dụ D. Nói giảm , nói tránh . Gợi ý: C Bài tập 3: Hai câu thơ sau sử dụng những biện pháp tu từ nào ? “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa” A. Nhân hoá và so sánh C. ẩn dụ và hoán dụ. B. Nói quá và liệt kê. D. Chơi chữ và điệp từ. Gợi ý: A Bài tập 4: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng trong hai câu thơ sau: Ngày ngày mặt trờ đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trog lăng rất đỏ. Gợi ý: Phép tu từ ẩn dụ: Mượn hình ảnh mặt trời để chỉ Bác Hồ. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - BTVN: Viết đoạn văn kể về một con vật trong gia đình em, trong đó vận dụng các phép tu từ. - Chuẩn bị: Luyện tập làm bài tập về các biện pháp tu từ từ vựng D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động: Ngày soạn: 29/12/2007 Ngày dạy:02-03/01/2008 CHủ Đề 3: từ vựng - các biện pháp tu từ Tiết 17: Luyện tập làm bài tập về các biện pháp tu từ từ vựng A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về các biện pháp tu từ tiếng Việt qua làm các bài tập thực hành. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: Làm bài tập GV giao về nhà. * Tổ chức HS luyện tập Bài tập 1: Xác định và phân tích phép tu từ có trong các đoạn thơ sau: A. Đau lòng kẻ ở người đi Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. (Nguyễn Du) B. Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù (Nguyễn Duy) C. Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? (Chinh phụ ngâm khúc) D. Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Chính Hữu) Gợi ý: A. Nói quá: thể hiện nỗi đau đớn chia li khôn xiết giữa người đi và kẻ ở. B. Nhân hoá - ẩn dụ: Phẩm chất siêng năng cần cù của trenhư con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. C. Điệp ngữ: Nhấn mạnh không gian xa cách mênh mông bát ngát giưa người đi và kẻ ở. Từ đó tô đậm nỗi sầu chia li, cô đơn của người chinh phụ. D. Hoán dụ: bàn tay để chỉ con người. Bài tập 2: Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh? A. Thôi để mẹ cầm cũng được. B. Mợ mày phát đạt lắm, có như dạo trước đâu. C. Bác trai đã khá rồi chứ. D. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt. Gợi ý: D Bài tập 3: Cho các ví dụ sau: Chân cứng đá mềm, đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, long trời lở đất. Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên? A- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh. B- Là các câu thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. C- Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá. D- Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh. Gợi ý: B Bài tập 4: Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau: “ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh. Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình” (Tố Hữu) Gợi ý: - Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ: hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng. - Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT - Chuẩn bị: Trau dồi vốn từ. D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động: Ngày soạn: 05/01/2007 Ngày dạy:09-10/01/2008 CHủ Đề 3: từ vựng - các biện pháp tu từ Tiết 18: luyện tập trau dồi vốn từ A. Mục tiêu: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: - Củng cố những hiểu biết về cách trau dồi vốn từ: Cách nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ, cách làm tăng vốn từ. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng trau dồi vốn từ qua làm các bài tập. B. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo. - HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học. C. tổ chức hoạt động dạy học * ổn định lớp, kiểm tra bài cũ. Bài cũ: ? Nêu những cách trau dồi vốn từ? * Tổ chức HS hoạt động Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ ? Nêu những cách để trau dồi vốn từ? - HS xác định được 2 cách rèn luyện để trau dồi vốn từ chính. ? Tại sao cần phải nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ? - HS lí giải ? Ta có thể làm tăng vốn từ cho bản thân bằng những cách nào? - HS rút ra kinh nghiệm cá nhân. GV bổ sung, rút ra kết luận chung. i. kĩ năng rèn luyện trau dồi vốn từ 1. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ - Một từ có thể nhiều nghĩa, ngược lại một khái niệm có thể được biểu hiện bằng nhiều từ. - Vì vậy cần phải có ý thức nắm được nghĩa của từ và sắc thái ý nghĩa của từ trong từng trường hợp thì mới có thể dùng từ một cách chính xác. 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ - Gặp từ ngữ khó không hiểu thì ta phải nhờ họ giải thích để hiểu biết và nắm chắc được nghĩa của từ. - Khi xem sách vở, báo chí nếu gặp từ ngữ nào mình không hiểu nghĩa thì phải tra từ điển hoặc hỏi những người tin cậy để nắm được nghĩa của từ đó để hiểu được nội dung của văn bản. - những từ mới cần ghi chép cẩn thận... Hoạt động 2: Luyện tập ii. luyện tập Bài tập 1: Tìm nghĩa của các từ: đánh, chín , gánh, nắm trong các trường hợp sau: - đánh cho mấy đòn, đánh đuổi giặc, đánh đàn, đánh cờ, đánh chuối để trồng, đánh hàng ra chợ. - quả cây đã chín, cơm canh đã chín, vá chín săm xe, ngượng chín mặt. - gánh lấy thất bại, gánh lúa về nhà. - nắm tay lại để đấm, nắm vắt xôi, nắm chính quyền, nắm kiến thức. Bài tập 2: Phát hiện lỗi dùng từ sau và chữa lại cho đúng: a. Anh em công nhân đã nhận đầy đủ tiền bù lao của mấy ngày làm thêm ca. b. Ba tiếng kẻng dóng lên một hồi dài. c. một kĩ sư người Nga là cha ruột của súng AK. d. Trong chiến tranh, nhiều chiến sĩ cách mạng đã bị tra tấn hết sức cực đoan. e. Cách đây 25 năm, điểm chuẩn dể du học nước ngoài là 21 điểm vào năm 1981. Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau giữa nghĩa của các từ trong từng cặp từ sau: thám báo - quân báo; tình báo - gián điệp; trinh sát - trinh thám; đối thủ - đối phương. Bài tập 4: Đặt câu với các từ ngữ Hán Việt sau : tinh tú, điều tiết, tiết tháo, phá gia chi tử, công luận, độc thoại. Gợi ý: Bài tập 1: đánh (đánh cho mấy đòn): làm đau, làm tổn thương bằng tác động của một lực (nghĩa gốc), các từ đánh còn lại dùng theo nghĩa chuyển. Bài tập 2: a. bù lao = thù lao; b. cha ruột = cha đẻ; c. cực đoan = dã man; ... Bài tập 3: Mẫu : lính có nhiệm vụ dò xét thu thập tình hình quân sự phục vụ chiến đấu cho địch thì gọi là thám báo, cho ta thì gọi là quân báo. Bài tập 4: Mẫu: Ông ấy vẫn giữ vững tiết tháo của một nhà nho. * Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học; - BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. Bài tập: Tìm những từ Hán Việt đồng nghĩa với các từi Hán Việt sau: vấn đáp, tứ tuần, phụ mẫu, ẩm thực, trường độ, cường độ, không phận, tư duy, an khang, thông minh, thiên kiến. - Chuẩn bị: Chủ đề 4: Hệ thống hoá một số vấn đề về lịch sử văn học Việt Nam. D. ĐáNH GIá ĐIềU CHỉNH Kế HOạCH: * Thời gian * Kiến thức * Tổ chức các hoạt động:

File đính kèm:

  • docGiao an Tu chon Van 9 20132014.doc
Giáo án liên quan