Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 28 và 29 - Năm học 2013-2014

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hệ thống hóa lại và nắm được những kiến thức về các văn bản thơ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

2. Kĩ năng:

- Tổng hợp, hệ thống những kiến thức về các tác phẩm thơ đã học.

- Nhớ chắc tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung nghệ thuật của các bài, lập bảng thống kê lại.

3. Thái độ:

- Có ý thức trong việc học ôn tập, thống kê các văn bản thơ một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu.

II. Chuẩn bị:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Soạn bài theo yêu cầu.

III. Phương pháp : nêu vấn đề, thảo luận nhóm , làm việc độc lập .

IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc thuộc lòng từ đầu đến “. và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go? Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?

3. Bài mới:

 a.Giới thiệu bài.

 

doc31 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 28 và 29 - Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trẻ em được đề cập trong chương trình lớp 7 và lớp 9, em sẽ vận dụng kiến thức bộ môn nào. - Gợi ý HS có thể liên hệ bộ môn Giáo dục công dân. ? Để phân tích nội dung của một VB nhật dụng nào đó cần phải căn cứ vào đâu? Vì sao. ? Hãy nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính. ? Để học tốt văn bản nhật dụng cần lưu ý những điểm nào. - Nhận xét, khái quát lại và gọi HS đọc ghi nhớ SGK. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi đối đáp nhanh. - GV nêu nội dung hoặc phương thức biểu đạt của một vài VB đã học. Yêu cầu HS nêu tên VB ứng với nội dung và phương thức biểu đạt ấy. - HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - GV khuyến khích HS trả lời nhanh, đúng. -> Đề cập những vấn đề như: - Di tíchh lịch sử - Danh lam thắng cảnh - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người. - Giáo dục - Vai trò của người phụ nữ - Văn hóa - Môi trường - Tệ nạn ma túy, thuốc lá - Dân số và tương lai loài người - Quyền sống của con người - Bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh - Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. III. Hình thức của văn bản nhật dụng. - Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm. -> Tăng sức thuyết phục cho người nghe, người đọc. - Một số văn bản nhật dụng được xem có giá trị như một tác phẩm văn học vì có thể vận dụng và củng cố những kiến thức, kỹ năng đã được học và luyện tập ở các phần khác trong phân môn Tiếng việt và Tập làm văn. IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng 1. Đọc kĩ các chú thích. 2. Liên hệ những vấn đề trong văn bản với đời sống xã hội. 3. Có ý kiến, quan điểm và đề xuất những kiến nghị, giải pháp. 4. Vận dụng tổng hợp kiến thức các môn khác để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 5. Căn cứ vào đặc điểm và phương thức biểu đạt để phân tích nội dung văn bản. * Ghi nhớ: SGK/96 4. Củng cố, dặn dò - Học bài, xem lại nội dung ôn tập. - Soạn bài Ngữ văn địa phương: Phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp: - Xem lại kiến thức về câu đơn, câu ghép. V. Rút kinh nghiệm : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tuần 29 Tiết 135,* LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: - Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Những yêu cầu đối với luyện nói khi bàn luận về một đoạn thơ, bài thơ trước tập thể. 2. Kĩ năng: - Lập ý và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Trình bày miệng một cách mạch lạc những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. - Rèn kĩ năng nói. 3. Thái độ: - Có ý thức nghiêm túc trong việc luyện nói một đoạn thơ, bài thơ. II. Chuẩn bị - GV: Bảng phụ - HS: Soạn bài theo yêu cầu. III. Hoạt động lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. HĐ của thầy và trò ND ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn HS chuẩn bị dàn ý . ? Hãy nhắc lại yêu cầu của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - HS nhắc lại yêu cầu về nội dung và hình thức. + Về nội dung: phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. + Về hình thức: cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng, lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết. ? Bố cục bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần. - Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. - Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: khái quát giá trị, ý nghĩa của của đoạn thơ, bài thơ. - Gọi HS đọc đề bài SGK/112. ? Vấn đề nghị luận trong đề bài trên là gì. -> Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt ? Đề trên yêu cầu người viết điều gì. HS: Trình bày cảm nhận hoặc phân tích. ? Để giải quyết được vấn đề đặt ra, người viết cần phải có những kiến thức gì. ? Bài thơ Bếp lửa được sáng tác vào thời gian nào? Em có nhận xét gì về khoảng thời gian đó của nước ta. ? Trong bài thơ, hình ảnh nào được nói nhiều nhất? Vì sao. HS: Hình ảnh bếp lửa vì nó gắn liền với bà.. Mỗi khi bà nhóm lửa là nhóm lên ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin => Bếp lửa gợi đến ngọn lửa với ý nghĩa khái quát : “Rồi sớm rồi chiều . niềm tin dai dẳng” ? Hình ảnh bếp lửa gắn với người bà tần tảo ra sao và được thể hiện qua những chi tiết nào. “Lên bốn tuổi Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” “Năm giặc đốt làng Cứ bảo nhà vẫn được..” HS: Hình ảnh người bà : tần tảo, yêu thương cháu, dạy dỗ,, lo lắng cho cháu - Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. ? Hình ảnh ấy gợi lên cho nhà thơ những tình cảm gì (tuổi thơ vất vả nhưng thấm đượm tình bà). ? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ. ? Thành công về nghệ thuật của bài thơ là gì. HS: Sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận. Giọng điều và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Yêu cầu HS khái quát thành dàn ý. HĐ2: Hướng dẫn HS luyện nói trên lớp. - GV nêu yêu cầu của phần Luyện nói. HĐ 3: Học sinh thực hành nói trên lớp GV cho các em tập nói với nhau trong nhóm . - Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả. - Hướng dẫn HS nhận xét, bổ sung cho bạn. - Nhận xét, chỉ ra những ưu, khuyết điểm và uốn nắn cách trình bày của các em. GV đọc mẫu một đoạn văn phần mở bài để HS tham khảo. I. Chuẩn bị: 1. Yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 2. Đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. * Lập dàn bài: a/ Mở bài : Giới thiệu khái quát bài thơ Bếp lửa. Nêu được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. b/ Thân bài : cần làm nổi bật các ý sau: + Hình ảnh bếp lửa và ý nghĩa tượng trưng của bếp lửa. + Hình ảnh người bà được gợi lên qua hình ảnh bếp lửa và trong tâm tưởng của người cháu. + Tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ. + Y nghĩa triết lí của bài thơ. + Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ. c/ Kết bài: + Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ và tình cảm chân thành của tác giả. + Khẳng định sức sống của bài thơ trong lòng người đọc. II. Hướng dẫn HS luyện nói trên lớp Mở bài: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 2. Nêu vấn đề nghị luận: Qua hình tượng bếp lửa, người cháu muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình yêu thương bao la của bà , đồng thời nói lên lòng biết ơn, thương nhớ bà khôn nguôi. Thân bài: LĐ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng cảm xúc về bà: ( 3 dòng thơ đầu) Hình ảnh bếp lửa chờn vờn Hình ảnh bếp lửa ấp iu LĐ2 : Những kỉ niệm về tình bà cháu -Kỉ niệm những ngày ở quê sống cuộc sống vất vả bên bà “ Tám năm ròng ...” - Những năm kháng chiến cha mẹ đi công tác xa , cháu ở với bà , Bà “ Dạy cháu làm , bà chăm cháu học” LĐ3: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà Bà đã nhen nhóm, nuôi dường trong lòng cháu bao niềm yêu thương, bao hoài bão ước mơ Người cháu chợt nhận ra điều thiêng liêng, kỳ lạ trong ngọn lửa, bếp lửa LĐ4: Lòng kính yêu, biết ơn của ngưòi cháu với bà Kết bài Ý nghĩa gd đối với mỗi người về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng qua bài thơ III. Thực hành Luyện nói trên lớp 1. Dẫn vào bài: - Trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh (đã học ở lớp 7), chúng ta gặp hình ảnh một người lính trẻ trên đường hành quân, nghe tiếng gà gáy trưa chợt nhớ bà với tình cảm chân thành, cảm động. Một người cháu xa nhà bỗng nhớ bà với cuộc sống lam lũ giản dị mà vẫn ngời sáng một vẻ đẹp tinh thần của tình bà cháu. - Bằng Việt là nhà thơ trẻ nổi tiếng vào những năm sáu mươi. Thơ của Bằng Việt thiên về việc tái hiện những kỉ niệm của tuổi thơ mà bài thơ Bếp lửa được coi là một trong những thành công đáng kể nhất. 2. Nội dung nói: - Hình ảnh đầu tiên được tác giả tái hiện là hình ảnh một bếp lửa ở làng quê Việt Nam thời thơ ấu: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. - Chú ý khai thác các từ “chờn vờn”, “ấp iu”. - Kỉ niệm về thời thơ ấu thường là rất xa, nhưng bao giờ cũng có vẻ đẹp trong sáng nguyên sơ, do đó nó thường có sức sống ám ảnh trong tâm hồn: Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói................. Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay! - Tiếp theo là những kỉ niệm đầy ắp âm thanh, ánh sáng và những tình cảm sâu sắc xung quanh cái bếp lửa quê hương: Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa Tu hú kêu trên những cánh đồng xa ................những cánh đồng xa? - Tiếp theo là hình ảnh bếp lửa gắn liền với những biến cố lớn của đất nước và ngọn lửa cụ thể từ cái bếp lửa đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin: Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen ....... lửa chứa niềm tin dai dẳng... - Hình ảnh cái bếp lửa đã trở thành một biểu tượng của quê hương đất nước; trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa: Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ......Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa! - Cuối cùng, nhà thơ rút ra một bài học đạo lí về mối quan hệ hữu cơ giữa quá khứ với hiện tại: Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhỏ: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?... 4. Củng cố , dặn dò : - Hoàn chỉnh dàn bài vào vở. - Tập trình bày một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ trước mặt bạn bè hoặc người thân. - Soạn bài Những ngôi sao xa xôi: + Đọc kỹ văn bản và các chú thích SGK. + Trả lời các câu hỏi trong sách. V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docNV9 tuan 2829 day du sua chuan day ngay.doc