Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên

1. Đọc:

- Đoạn đâù: Giọng say sưa trước vể đẹp của đất trời khi vào xuân

- Đoạn giữa:Giọng phấn chấn trước cuộc sống chiến đấu sôi nổi khẩn trương

- Đoạn cuối: Giộng trầm lắng thiết tha bày tỏ suy nghĩ về lẽ sống, ước nguyện được cống hiến cho đời.

2. Chú thích

*. Tác giả:

- Sinh 1930- 1980- tên thât : Phạm Bá Ngoãn

- Quê: Phong Điền- Thừa thiên Huế

- Là thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

- Là một trong những cây bút có công trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.

*. Tác phẩm: viết năm1980.

* Từ khó: (SGK 60)

3. Bố cục:

* Thể thơ: 5 chữ (nhiều khổ:mỗi khổ 4-> 6 dòng)

 * Phương thức biểu đạt: biểu cảm là chủ yếu

( Miêu tả khổ1- Lập luận khổ 2)

 * Bố cục: 4 đoạn

a. (khổ đầu): cảm nghĩ về thiên nhiên đất trời.

b. 2 khổ tiếp Cảm nghĩ về Mx đất nước.

c. (2 khổ sau):Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân

d. khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

II. Phân tích văn bản.

1. Cảm nghĩ về mùa xuân của thiên nhiên đất trời:

 

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Bích Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học ở các tiết trước. - Qua hoạt động luyện tập cụ thể nắm vững thành thạo kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chuẩn bị ngữ liệu vào bảng phụ - Học sinh: đọc và tìm hiểu ngữ liệu sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào là NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? - Yêu cầu đối với bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã được biết thế nào là bài nhị luận về tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích, yêu cầu của bài nghị luận về phẩm truyện hoặc một đoạn trích. Vậy cách làm bài như thế nào? Ngữ liệu HS đọc đề bài SGK Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nào về tác phẩm truyện? Như vậy em có nhận xét gì về nội dung cần nghị luận? Em có nhận xét gì về phạm vi của đề bài nghị luận? Yêu cầu nghị luận trong các bài có giống nhau không? Hs đọc đề bài( SGK 68) Hs dựa vào gợi ý( SGK 69) * HS tự làm Em tìm những ý nào? Nét nổi bật nhất ở ông Hai là gì? Tình yêu làng yêu nước của ông Hai biểu hiện ntn, trong những tình huống nào? Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vị tình yêu làng và lòng yêu nước của ông Hai? Dựa vào phần tìm ý lập dàn ý khái quát cho đề bài? Dựa vào dàn ý khái quát lập dàn ý chi tiết. - Gv nhận xét, bổ sung. ?Từ dàn ý đã làm em rút ra dàn ý chung của kiểu bài này? Trong qúa trình triển khai luận điểm luận cứ cần chú ý điều gì? Nêu y.c của đề? Viết phần mở bài và thân bài I.Bài học 1.Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Đề 1: Về nhân vật trong tác phẩm Đề 2: Xây dựng cốt truyện Đề 3: Số phận nhân vật Đề 4: Một khía cạnh nội dung tác phẩm. -> Nội dung NL rất phong phú. * Đề bài NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thụât của truyện. Đề 1,3,4 yêu cầu “Suy nghĩ”: Yêu cầu đề xuất, nhận xét về tác phẩm trên cơ sở 1 tư tưởng, góc nhìn nào đó. Đề 2 yêu cầu “Phân tích”: Yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. -> Cùng kiểu bài nhưng cách làm khác nhau. 2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Đề bài: Suy nghĩ về n.vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân Bước 1.Tìm hiểu đề và tìm ý * Tìm hiểu đề * Tìm ý - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nhân vật - Nét nổi bật nhất ở ông Hai là tình yêu làng và lòng yêu nước + Đi tản cư nhớ làng + Theo dõi tin tức kháng chiến + Tâm trạng khi nghe tin làng theo Tây + Niềm vui khi nghe tin làng cải chính Nghệ thuật xây dựng nhân vật + Chọn tình huống tin đồn thất thiệt để thể hiện n.v + Các chi tiết m.tả n.vật + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại) - Sức hấp dẫn của hình tượng n.vật, thành công của nhà văn khi xây dựng n.v ông Hai. Bước 2. Lập dàn ý (HS tự lập dàn ý) Bước3.Viết bài (Xem SGK tr 66) Bước4.Đọc lại và sửa chữa ** Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài Nghị luận: A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (Tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ. B. Thân bài: Nêu các LĐ chính về nội dung và nghệ thuật của t.phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu. C. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Chú ý * Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm. * Giữa các phần các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên. II. Luyện tập Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Gợi ý: Viết phần mở bài: Truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao đã để lại trong lòng người đọc những suy nghĩ sâu sắc về thân phận người nông dân trong x.hội cũ. Lão Hạc không chỉ là người nông dân bị bần cùng hóa vì đói nghèo, c.sống tối tăm như bao người nông dân khác, mà có lẽ lão Hạc còn là một kiểu nạn nhân của bổn phận làm cha. Đây chính là tấm bi kịch tinh thần đầy nước mắt của ngời nông dân nghèo nhưng giầu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình 1 cách nghiêm khắc. Viết phần thân bài: HS dựa vào phần thân bài để viết hoàn chỉnh 1 đoạn về nội dung đoạn trích. HS viết, GV sửa chữa. 4. Củng cố: Thế nào là nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? 5 Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm được nội dung bài học. - Hoàn thành bài tập, sưu tầm các văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. - Chuẩn bị bài luyện tập Tiết 120 Soạn: 6 / 02 / 2010 Giảng: 11 / 02 / 2010 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích viết bài tập làm văn số 6 (ở nhà) A.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: - Củng cố những tri thức về yêu cầu về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học ở các tiết trước. - Qua hoạt động luyện tập cụ thể nắm vững thành thạo kỹ năng tìm ý, lập dàn ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: chuẩn bị ngữ liệu vào bảng phụ - Học sinh: ôn tập kiến thức đã học,đọc và tìm hiểu ngữ liệu sgk C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào là NL về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích? - Nêu nhiệm vụ của các phần mở bài, thân bài, kết bài của văn nghị luận về một tác phẩm truyện. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chúng ta đã được biết thế nào là bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích, yêu cầu của bài nghị luận về phẩm truyện hoặc một đoạn trích và cách làm bài. Để củng cố những tri thức về yêu cầu về cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học ở các tiết trước hôm nay chúng ta sẽ luyện tập và chuẩn bị cho bài viết số 6 Thế nào là nghị luận về t/ p truyện? Khi làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện cần chú ý những gì? HS chép đề bài. Hãy phân tích đề bài? Khi tìm ý cho đề bài này cần chú ý tìm hiểu những gì? Hãy lập dàn ý phần MB? Hãy lập dàn ý phần TB? Phần KB cần làm gì? : I. Ôn tập lý thuyết. 1. Nghị luận về một tác phẩm hoặc một đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. - Nhận xét, đánh giá phải xuất phát từ ý nghĩa cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật. - Các nhận xét, đánh phải rõ ràng đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục. - Phải có bố cục rõ ràng chuẩn xác. - Bài viết có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện. - Giữa các phần của bài phải có sự liên kết hợp lý, tự nhiên. II.Luyện tập. Cho đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. * Tìm hiểu đề, tìm ý. + Tìm hiểu đề. - Thể loại: Nghị luận về đoạn trích. - Nội dung: Cảm nhận của em về đoạn trích. - Phạm vi: Đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. + Tìm ý: - Hoàn cảnh lịch sử của nước ta: MN bị ĐQMĩ xâm lược. - Hoàn cảnh của cha con ông Sáu - Nhân vật ông Sáu: tình cảm với con. - Nhân vật Thu: Tình cảm với cha. - Nghệ thuật : Tạo tình huống, cách trần thuật, cách lựa chọn chi tiết II. Lập dàn ý: A. Mở bài: - Giới thiệu t/ giả , t/phẩm. - Giới thiệu nội dung đoạn trích : Tình cảm cha con ông Sáu. B. Thân bài: a. Nội dung: - Hoàn cảnh lịch sử nước ta đang trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp -> khiến cho nhiều người giống như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và phải chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình. - Tình cảm cha con ông Sáu: + Nhân vật ông Sáu: - Trong đợt nghỉ phép: ông rất buồn, hẫng hụt sau đó kiên nhẫn cảm hoá, vỗ về đứa con; đến khi chia tay ông có suy nghĩ bất lực; khi đứa con nhận ra cha thì hạnh phúc tột đỉnh. - Sau đợt nghỉ phép: say sưa, tỉ mẩn làm chiếc lược ngà (dẫn chứng) trước khi trút hơi thở cuối cùng ông gửi lại cây lược nhờ bạn trao cho con. + Nhân vật bé Thu: - Thái độ của Thu trong buổi đầu gặp gỡ: không nhận Ba( dẫn chứng..) -Thái độ, tình cảm của Thu trong những ngày tiếp theo: thờ ơ, lạnh nhạt, tẩy chay ông Sáu (dẫn chứng) - Thái độ, hành động trong buổi chia tay: tình cảm cha con cảm động( dẫn chứng). + Nhận xét, đánh giá: Câu truyện ca ngợi tình phụ tử sâu đậm như một lẽ sống, vì nó con người có thể bình thản hy sinh cho lý tưởng. b. Về nghệ thuật: cốt truyện chặt chẽ,tình huống bất ngờ nhưng hợp lý: ngôi kể thứ nhất đảm bảo tính trung thực của tác phẩm. Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ. C. Kết bài: - Khái quát giá trị của đoạn trích. - Nêu suy nghĩ của người viết. *Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà: Đề bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Viêt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Đáp án: A.Mở bài:(1,5 điểm) - Giới thiệu tác gỉa, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận : tác phẩm thể hiện chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thờiấmhng chiến chống Pháp. B. Thân bài: (7 điểm) 1. Nhận xét chung: Trong tác phẩm “Làng” tình cảm yêu làng quê có chuyển biến mới : Tình yêu làng quê đặt trong tình yêu nước, trong tình cảm với cuộc kháng chiến của dân tộc. 2.Trình bày suy nghĩ: a. Tình cảm với làng quê là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam . Biểu hiện ở nhân vật ông Hai:Yêu làng, tự hào về làng: khoe làng, nhớ làng. b. Chuyển biến mới trong tình cảm: Yêu làng gắn với yêu nước và tinh thần kháng chiến. Chuyển biến rõ nhất trong tình cảm là chi tiết nghe tin làng theo giặc (Phân tích rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật để thể hiện sự chuyển biến mới trong tình cảm của ông Hai.) 3. Khái quát lại: Ông Hai là hình ảnh tiêu biểu cho tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. C. Kết bài: (1,5 điểm) - Khái quát giá trị của tác phẩm. - Tình cảm của mình với người nông dân trong kháng chiến giữ nước *Yêu cầu: - Viết trong 3 ngày nộp lại bài. - Chú ý trình bày sạch sẽ, đủ bố cục 3 phần. - Cần đọc kĩ tác phẩm, tìm hiểu kĩ về nhân vật trước khi làm bài. - Không sao chép bài văn mẫu

File đính kèm:

  • docTuan 25.doc