Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010

2- Tìm hiểu chú thích (SGK 171,172)

 

* Tác giả Kim Lân.

- Tên khai sinh :Nguyễn Văn Tài.

- Sinh năm 1920.

- Quê: Từ Sơn- Bắc Ninh.

- Là nhà văn có sở trường về truyện ngắn.

- Am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân.

* Tác phẩm.

- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948.

- Khai thác 1tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.

* Từ khó:

- Vạt: mảnh, vùng, khoảng (đất)

- Gánh gồng: gánh một đầu có hàng còn một đầu không

- Vưỡn: vẫn

=> Các từ ngữ địa phương Nam Bộ

3- Bố cục: Ba phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”.

 Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.

- Phần 2: “Đã ba bốn hôm nay” đến “đôi phần”.

 Tâm trạng đau khổ , xấu hổ , buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.

- Phần 3: Còn lại:

 Tình cờ ông Hai mới biết đó là tin đồn nhảm. Ông vô cùng phấn khởi và tự hào về làng mình.

II- Phân tích văn bản

1-Tình huống truyện

*Tình yêu làng quê của ông Hai trong phần đầu của truyện:

-Tính hay khoe về làng từ xưa cho đến nay: với ông Hai làng chợ Dầu thật không đâu bằng và cái gì cũng đáng tự hào:

 

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t số đồ đựng có nắp đạy. + ở miền Trung, Nam: Chỉ áo quan( quan tài). - Nón: + miền Trung và từ ngữ toàn dân: chỉ một thứ đồ dùng làm bằng lá, để đội đầu, có hình chóp. + miền Nam: chỉ nón và mũ nói chung. - Bắp: + miền Bắc: có thể dung chỉ bắp chân, tay + miền Trung , Nam: chỉ bắp ngô. II. Vai trò của từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với từ toàn dân. 2- Bài tập 2: (SGK 175) - Những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì: Có những sự vật,hện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác do có sự khác biệt giữa các vùng miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn.( Từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều) - Một số từ ngữ này có thể chuyển thành từ ngữ toàn dân vì những sự vật, hiện tượng mà những từ ngữ này gọi tên. Vốn chỉ xuất hiện ở một địa phương, nhưng sau đó dần phổ biến trên cả nước. 3- Bài tập 3:(SGK 175) - Hai bảng mẫu ở bài tập 1- bảng b, c. - Từ ngữ toàn dân ở bảng b – từ ngữ ở miền Bắc: cá quả, lợn, ngã, ốm. - Cách hiểu thuộc ngôn ngữ toàn dân: ốm- bị bệnh. 4- Bài tập 4 (SGK 176) - Những từ ngữ địa phương trong đoạn trích: Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ - Các từ ngữ này thuộc phương ngữ miền Trung được dùng phổ biến ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. -Tác dụng: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động,gợi cảm của tác phẩm * Một số câu thơ, đoạn thơ có sử dụng từ ngữ địa phương: Bà bủ nằm ổ chuối khô Bà bủ không ngủ bà lo bời bời (bủ: bà mẹ, người phụ nữ có tuổi ở một số vùng quê Phú Thọ) Bầm ơi có rét không bầm Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn (Bầm: cách gọi mẹ của một số vùng quê Phú Thọ) 4. Củng cố: - Vai trò của từ ngữ địa phương? - Sử dụng từ ngữ địa phương như thế nào để đạt được hiệu quả? 5 Hướng dẫn về nhà: - Tìm nột số văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương, cho biết các văn bản có sử dụng từ ngữ địa phương chiếm số lượng nhiều hay ít, điều đó nói lên ưu điểm gì của Tiếng Việt? Xác định nhiệm vụ của em khi học từ địa phương. Tiết 64 Soạn: 11/ 11 / 2009 Giảng: 18/ 11 / 2009 đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm Trong văn bản tự sự. A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu thế nào là đối thoại, thế nào là độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự. - Rèn luyện kỹ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như trong viết văn tự sự. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: sưu tầm ngữ liệu, chuẩn bị bảng phụ - Học sinh: Sưu tầm từ ngữ, chuẩn bị theo yêu cầu SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nói đến tự sự là nói đến nhân vật- yếu tố trung tâm của tự sự. Nhân vật trong văn bản tự sự hiện lên qua hình dáng, cử chỉ hành độngvà đặc biệt qua ngôn ngữ ta cũng hiểu được nhân vật. Vậy có những kiểu ngôn ngữ nào khắc hoạ nhân vật? * Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu. Đọc ngữ liệu (SGK 167 ) Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy ngườ? Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi? Hình Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong câu chuyện? Câu “Nắng gớm, về nào ” Ông Hai nói với ai, đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Đoạn trích còn có những câu kiểu này không. Ví dụ: “Ông lão . rít lên” - Chúng bay thế này” Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì? Những câu “Chúng nó Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ? Nhận xét gì về hình thức của các câu hỏi này? Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào. Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm Xác định các lượt lời của nhân vật? Nhận xét? I- Bài học * Kết luận: Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau. (ít nhất là hai người) -> Dấu hiệu: + Có 2 lượt người qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện (về mặt nội dung). + Về mặt hình thức: 2 gạch đầu dòng(2 lượt lời). ->Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thực, dẫn dắt các tình tiết trong truyện (sự việc phát triển), thể hiện thái độ cămgiận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu. -> Không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bà tản cư đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại. Đây không phải là đối thoại, ông lão đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui . Đó là một độc thoại . -> Khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn . Ông Hai hỏi chính mình , diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt , đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc. - Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời độc thoại nội tâm. * Kết luận - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự . - Đối thoại hình thức đối đáp , trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng. - Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng. - Độc thoại nội tâm : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng. * Ghi nhớ ( SGK 178) II Luyện tập Bài tập 1 SGK 178 - 3 lời chao (vợ ông lão) - 2 lời đáp (ông lão) Sau lời chao 1: Không đáp mà nằm rũ nói gì Sau lời chao 2: “Khẽ nhúc nhích” “gì”. Sau lời chao 3 : “Biết rồi”. -Tâm trạng chán chường , buồn bã , đau khổ và thất vọng của ông Hai. 4. Củng cố: - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm bài tập số 2 - Chuẩn bị cho bài luyện nói Tiết 65 Soạn: 11/ 11 / 2009 Giảng: 19/ 11 / 2009 Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm A.Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng và tập kết hợp các yếu tố này trong tạo lập văn tự sự. B.Chuẩn bị : - Giáo viên: sưu tầm ngữ liệu, bài văn mẫu - Học sinh: chuẩn bị theo yêu cầu SGK. C. Tiến trình lên lớp: 1. Tổ chức: Lớp Ngày dạy sĩ số Ghi chú 9A /25 9B /28 9C /27 2. Kiểm tra: - Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Tác dụng của việc đưa yếu tố nghị luận vào văn bản tự sự? - Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Nói và nghe là một trong những hoạt động diễn ra thường xuyên, một kỹ năng được vận dụng khá nhiều. Nói để kể lại một câu chuyện, một sự việc theo ngôi kể phù hợp, có kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm nhân vật cần nói như thế nào? 1 HS đọc đề các bài tập (3 bài tập SGK 179) Xác định yêu cầu của các bài tập trên. Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử đại diện trình bày dàn ý của 1 bài tập. Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. HS khác nghe, nhận xét, bổ sung ( nếu có) GV nhận xét ưu , nhược điểm của HS trong giờ học. GV đánh giá, ghi điểm cho những HS đã trình bày trước lớp. I- Đề bài: Bài tập 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn. Bài tập 2: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn rất tốt. Bài tập 3: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm : “Chuyện người con gái Nam Xương”(Từ đầu đến “Bấy giờ qua rồi”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận. II- Phân tích đề – lập dàn ý : *Yêu cầu: Cả 3 đề đều là kể chuyện song phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đôí thoại , độc thoại. * Lập dàn ý: a- Bài tập 1: Gợi ý: - Diễn biến của sự việc: + Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi của em với bạn. + Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào. + Có ai chứng kiến hay chỉ một mình em biết. - Tâm trạng: + Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở? + Em có suy nghĩ gì? b- Bài tập 2: Gợi ý :- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt?) - Nội dung của buổi sinh hoạt lớp (sinh hoạt lớp với nội dung gì? em dã phát biểu để chứng minh Nam là người bạn rất tốt như thế nào: Lý do, dẫn chứng) c- Bài tập 3: Gợi ý: - Xác định ngôi kể - Xác định cách kể + Hoá thân vào nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện. + Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ ở Trương Sinh. III- Yêu cầu nói 1. Nội dung: - Theo đúng nội dung của đề yêu cầu - Xác định ngôi kể phù hợp, kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm để làm nổi bật hình ảnh nhân vật - Nói có đầu có cuối theo diễn biến của câu chuyện. 2. Hình thức: - Diễn đạt bằng ngôn ngữ nói, có thể kèm theo điệu bộ, cử chỉ. - Tuyệt đối không đọc lại bài đã viết sẵn. - Lời nói cần đảm bảo chuẩn mực phát âm (không ngọng), ngôn ngữ trong sáng (không lạm dụng các từ ngữ địa phương, từ ngữ vay mượn), đảm bảo văn hoá giao tiếp (không dùng tiếng nóng, biệt ngữ xã hội) IV- Học sinh luyện nói. - Bài tập 1: Nhóm 1 - Bài tập 2: Nhóm 2 - Bài tập 3: Nhóm 3 IV- Nhận xét, đánh giá. 1- Ưu điểm: 2- Tồn tại: 3- Đánh giá, ghi điểm. 4. Củng cố: - Vai trò của yéu tố nghị luận trong văn bản tự sự? - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, ôn lại kiến thức, kỹ năng có liên quan - Chuẩn bị cho viết bài tập làm văn số 3

File đính kèm:

  • doctuan 13.doc