Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh

Câu 1: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương trích trong quyển nào ?

 A. Truyền kì mạn lục B. Phong cách Hồ Chí Minh

 C. Truyện Kiều D. Lục Vân Tiên

Câu 2: Tên thật của Nguyễn Dữ là gì ?

 A. Nguyễn Du B. Thế Lữ

 C. Nguyễn Đình Chiểu D. Nguyễn Tự

Câu 3: Tác giả của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là ai ?

 A. Hà Hoàng Hổ B. Nguyễn Hữu Tiến

 C. Phạm Đình Hổ D. Ngô Thì Nhậm

Câu 4: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh phản ánh sự việc gì ?

 A. Sự tàn bạo, vô nhân nghĩa của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

 B. Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại thời Lê – Trịnh.

 C. Sự vô lí của những tên hôn quân bạo chúa.

 D. Sự điên rồ của bọn hôn quân.

Câu 5: Tùy bút là gì ?

 A. Là một thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của người viết, kết hợp với việc phản ánh thực tế khách quan.

 B. Là thể loại tiểu thuyết mà trong đó các nhân vật chính vì một lý do nào đó đã đi đến một khoảng thời gian , không gian , một thời đại khác so với thời đại mà họ đang sinh sống.

 C. Là những truyện viết về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

 D. Là một thể loại viết về những câu chuyện hoang đường.

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 10 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Long Thạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất cụ thể, sinh động. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy.  Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Sau gió “xoa mắt đắng” là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi” như một tiếng “mặc kệ” cất lên, biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho những mái tóc xanh trở thành “ tóc trắng như người già”. "Mặt lấm” cũng chẳng cần vội rửa. Cách hút thuốc “phì phèo", tiếng “cười ha ha” là những chi tiết nghệ thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của tiểu đội xe không kính. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. Nắm nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. - Thấy được sức mạnh, vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. - So sánh để thấy được vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ qua hai bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính. - Soạn “Nghị luận trong văn bản tự sự”. TUẦN 10 Ngày soạn: TIẾT 50 Ngày dạy:. Tập làm văn NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Mở rộng kiến thức về văn bản tự sự đã học. - Thấy được vai trò của nghị luận trong văn bản tự sự. - Biết cách sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Mục đích của việc sử dụng yếu tố nghị luậ trong văn tự sự. - Tác dụng của các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự. - Phân tích được các yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: 9A1/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A3/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 9A2/ (Vắng : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ) 9A5/ (Vắng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) 2. Kiểm tra: Thế nào là miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ? Vai trò của yếu tố này ? Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật làm cho nhân vật thêm sinh động. 3. Bài mới: Tự sự chính là bức tranh gần gũi nhất với cuộc sống, mà cuộc sống thì hết sức đa dạng, phong phú với đầy đủ các tình huống cảnh ngộ, tất cả các kiểu nhân vật, các mẫu người ta vẫn thường gặp hàng ngày. Để tập trung khắc hoạ kiểu nhân vật hay triết lí, hay suy nghĩ trăn trở, về lí tưởng về cuộc đời, về yêu ghét thì các tác giả sử dụng yếu tố nghị luận để tô đậm tính chất nhân vật mà mình muốn khắc hoạ. Giờ học này, chúng ta cùng tìm hiểu kĩ về nghị luận trong văn bản tự sự. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG HĐ1: Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. + GV yêu cầu HS đọc VD1: S/137-138. Đọc các đoạn trích sau: a) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca. Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Khen cho: “Thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời. Tha ra, thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) + GV yêu cầu HS đọc VD2: S/138. Suy nghĩa và thực hiện các yêu cầu sau: a) Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó. Căn cứ vào định nghĩa này, hãy tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong hai đoạn trích trên. b) Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự nói chung. Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào? (Gợi ý: Để thực hiện các yêu cầu trên, cần chú ý mấy điểm sau: - Trong mỗi đoạn trích, nhân vật nêu ra những luận điểm gì ? - Để làm rõ luận điểm đó người nói đã đưa ra luận cứ gì và lập luận như thế nào? - Các câu văn trong văn bản tự sự thường là loại câu gì? (miêu tả, trần thuật, khẳng định, phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếuthì ; không nhữngmà còn ; càngcàng; vì thếcho nên). - Các từ ngữ thường được dùng để lập luận trong văn bản tự sự là những từ ngữ nào ? (tại sao, thật vậy, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại, tuy nhiên,). + GV chốt đáp án cho HS ghi vào vở. + GV yêu cầu HS đọc Ghi nhớ: S/138. Trong văn bản tự sự để người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. HĐ2: Hướng dẫn luyện tập. + GV yêu cầu HS đọc BT1. (S/139). Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục I.1 là lời của ai ? Người ấy đang thuyết phục ai ? Thuyết phục điều gì ? + GV yêu cầu HS đọc BT2. (S/139). Ở đoạn trích (b) mục I.1 Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng: “Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”? Hãy tóm tắt các nội dung lí lẽ trong lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều. I. TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: VD1: S/137-138. Đọc các đoạn trích sau: a) Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (Nam Cao, Lão Hạc) b) Thoắt trông nàng đã chào thưa: “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều” Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng, liệu điều kêu ca. Rằng: “Tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai nhường cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Khen cho: “Thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời. Tha ra, thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen.” (Nguyễn Du, Truyện Kiều) VD2 : S/138. (a). + Đoạn trích (Lão Hạc của Nam Cao). Ông Giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgíc sau: - Nêu vấn đề: Nếu ta không tìm mà hiểu những người ở xung quanh ta thì ta luôn có cơ sở tàn nhẫn và độc ác với họ. - Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ: Vì sao? + Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau + Khi người ta khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa + Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. - Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nở giận”. *Về hình thức: Nhiều câu mang tính chất nghị luận đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán như: Nếu thì, vì thế cho nên, sở dĩ là vì, _ Câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí. + Đoạn trích “Kiều báo ân báo oán”- Nguyễn Du Đoạn thoại giữa Kiều và Hoạn Thư Lập luận của Hoạn Thư 8 dòng thơ với 4 luận điểm: - Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. (lẽ thường) - Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đối xử rất tốt với cô. Khi cô trốn không đuổi theo. (kể công) - Thứ ba: Tôi với cô trong cảnh chồng chung. Chắc gì ai nhường cho ai. - Thứ tư: Nhưng dù sao tôi đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô. (nhận tội và đề cao tâng bốc Kiều) - Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe phải suy nghĩ về một vấn đề, một tư tưởng, một quan điểm nào đó. - Trong đoạn văn nghị luận, người viết ít dùng câu miêu tả, trần thuật mà thường dùng nhiều loại câu khẳng định, phủ định và câu có các cặp quan hệ từ như: không nhữngmà còn, vì thếcho nên - Dùng nhiều từ ngữ như: tại sao, thật vậy, tuy thế, trước hết, sau cùng, nói chung, tóm lại... - Yếu tố nghị luận làm cho đoạn văn có lập luận chặt chẽ, sức thuyết phục cao. * Ghi nhớ: S/138. II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: (S/139). - Lời của ông Giáo - Ông Giáo đang thuyết phục chính mình, rằng vợ ông không ác để “chỉ buồn chứ không nở giận” - Thuyết phục về đạo lí của cuộc sống. Bài tập 2: (S/139). - Hoạn Thư giây phút đầu “ Hồn lạc phách xiêu” nhưng sau đó “Liệu điều kêu ca”. + “Rằng tôi thường tình” à Lí lẽ này xóa sự đối lập giữa Kiều và Hoạn Thư. Từ đối lập trở thành cùng cảnh ngộ “chồng chungcho ai”. Hoạn Thư từ tội nhân à nạn nhân của chế độ đa thê. + Kể công: Cho Kiều ở gác viết kinh. Khi Kiều trốn không đuổi theo. + Cuối cùng nhận tất cả lỗi về mình. IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Hoàn thiện bài tập - Chuẩn bị bài: Đoàn thuyền đánh cá

File đính kèm:

  • docThanh Nguyen Ngu van 9 Tuan 10 cktkn.doc