GV yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- HS làm việc độc lập.
H? Đoạn văn đã khái quát vốn tri thức văn hoá của Bác Hồ bằng câu văn nào?
GV: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu về các dân tộc, nhân dân thế giới , văn hoá thế giơí sâu sắc như Bác.
H? Bằng con đường nào Người có được vốn tri thức văn hoá ấy?
- HS suy nghĩ trả lớp, nhận xét. GV chốt.
- Nhờ Bác đã dày công học tập , rèn luyện không ngừng suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân
=> Như vậy, vốn tri thức ấy không phải trời cho một cách tự nhiên mà nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện.
H? Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì? Vì sao có thể nói như vậy?
( Sgk)
Nói cách khác chỗ độc đáo và kì lạ nhất là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất rất khác nhau , thống nhất trong con người HCM.
=> Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người, nhưng mặt khác, tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách HCM.
192 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 9 - Bản đẹp 2 cột - Năm học 2013-2014 - Ngô Thị Huấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể, chi tiết .
- ứng dụng trong nhiều tình huống cuộc sống, văn hoá, khoa học .
- Thường theo một số yêu cầu giống nhau
( Mẫu) .
-Đơn nghĩa.
4. Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ Văn lớp 9.
- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại và độc thoại, người kể chuyện trong văn bản tự sự.
- Vai trò, tác dụng của các yếu tố đó.
-Kĩ năng kết hợp các yếu tố.
III. Củng cố:
GV củng cố lại nội dung bài học
D. HD HS học và chuẩn bị bài ở nhà:
- Nắm lại nội dung tiết ôn tập.
- Chuẩn bị tiết ôn tập tiếp theo.
**********************************************
Ngày soạn: /12/2013 Ngày dạy: /12/2013
Tuần 18- Bài 16,17:
Tiết 83-84: Ôn tập Tập làm văn ( Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp HS tiếp tục hệ thống hoákiến thức về văn bản tự sự.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tíchvăn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.
B.Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Bảng phụ
- Trò: Các câu hỏi SGK.
C. Tổ chức các hoạt động:
I. Khởi động
- Gv ổn định lớp.
- Giới thiệu nội dung của tiết ôn tập.
II. Ôn tập.
GV: chia lớp làm 5 nhóm:
Nhóm 1: Câu 7 Nhóm 3: Câu 10 Nhóm 5: Câu 12.
Nhóm 2: Câu 8 Nhóm 4: Câu 11
Thời gian chuẩn bị : 10 phút.
đại diện trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau
GV: Chốt:
Câu 7: Giống: - Có hệ thống nhân vật ( chính, phụ)
- Có cốt truyện ( Sự việc chính, phụ)
Khác: ở lớp 9 có thêm:
+ Sự kết hợp giãư tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm.
+ Sự kết hợp giãư tự sự với các yếu tố nghị luận.
+ Đối thoại và độc thoại trong văn bản tự sự.
+ Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong VB Tự sự
Câu 8: - Các yếu tố này chỉ có ý nghĩa bổ trợ.
- Trong thực tế ít gặp hoặc không có một văn bản nào “thuần khiết” đến mức chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Câu 10: Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, HS đang trong giai đoạn luyện tập, phảI rèn luyện theo những yêu cầu “ chuẩn mực” của nhà trường. Sau khi đã trưởng thành, HS có thể viết tự do, “ phá cách” như các nhà văn.
Câu 11: Đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc- hiểu VB trong SGK Ngữ văn.
VD: Khi học về đối thoại và độc thoại nội tâm trong VB tự sự, các kiến thức về TLV đã giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong “ Truyện Kiều”.
- Đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” với những suy nghĩ nội tâm thấm nhuần đạo hiếu và đức hi sinh: “ Xót người ghế ngồi”.
- Đối thoại: “ Thuý Kiều báo ân báo oán”,
Câu 12: đã cung cấp cho HS những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự.Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôI kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận.
VD: Từ các VB: Chiếc lược ngà, Lặng lẽ SaPa-> để học tập về cách kể chuyện ngôi thứ nhất, ba, về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả.
III. Củng cố:
GV củng cố lại nội dung tiết ôn tập.
D. HD HS học và chuẩn bị bài ở nhà.
- Tiếp tục ôn tập.
- Chuẩn bị bài 17.
---------------------------------------------------------------------------
Tiết 85 - 86 :
Kiểm tra tổng hợp học kì I.
( Theo đề của Sở giáo dục )
**********************************************
Ngày soạn: /12/2013 Ngày dạy: /12/2013
Tuần 19- Bài 17:
Tiết 87-88: Tập làm thơ tám chữ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp HS: Tiếp tục tìm hiểu những bài thơ tám chữ hay của các tác giả.
- Tập làm thơ 8 chữ theo chủ đề tự chọn hoặc viết tiếp những câu thơ vào bài thơ cho trước.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng bình thơ tự sáng tác.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Một số bài thơ 8 chữ ghi trên bảng phụ.
- Trò: Làm BT 3 mục II Tiết 54.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
I.Khởi động.
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của thể thơ 8 chữ?
- Giới thiệu bài mới.
II. Bài mới:
1. Tìm hiểu một số đoạnthơ 8 chữ.
GV: Treo bảng phụ.
H? Chỉ ra đặc điểm của thể thơ trong đoạn thơ.
Nét mong manh thấp thoáng cánh hoa bay
Kẻ cơ hàn nơi nước đọng bùn lầy
Thú sán lạn mơ hồ trong ảo mộng
Chí hăng hái ganh đua đời náo động
Tôi đều yêu, đều kiếm, đều say mê
( Cây đàn muôn điệu- Thế Lữ)
Nhổ neo rồi, thuyền ơi!Xin mặc sóng
Xô về Đông hay dạt tới Phương Đoài
Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
Lòng cô đơn, cay đắng, hoạ dần vơi
( Phương xa- Vũ Hồng Chương)
GV: Một lần nữa củng cố về đặc điểm của thể thơ tám chữ.
2. Viết thêm một câu thơ đề hoàn thiện khổ thơ.
- Yêu cầu:
+ Câu mới viết phảI đủ 8 chữ
+ Phải đảm bảo lôgíc về ý nghĩa với những câu đã cho.
+ Phải có vần chân gián tiếp hoặc trực tiếp với những câu đã cho.
- Cành mùa xuân đã mùa thu nảy lộc
Hoa gạo nở rồi, nở đỏ bến sông
Tôi cũng khác tôi sau lần gặp trước.
?
( Trước dòng sông- Đỗ Bạch Mai)
Đáp án: Bởi đời tôi cũng đang chảy theo dòng
Câu trong nguyên tác: Mà sông bình yên nước chảy theo dòng
- Biết làm thơ chưa hẳn là thi sĩ
Như người yêu khác hẳn với tình nhân
Biển dù nhỏ không phảI là ao rộng
?
( Vô đề -Phạm Công Trứ)
Đáp án: Chợt quen nhau chưa thể gọi bạ thân
Câu trong nguyên tác: Một cành đào chưa thể gọi mùa xuân!
3. Tập làm thơ 8 chữ theo đề tài.
GV: Đưa ra đề tài: Môi trường.
HS làm, trình bày, bình trước lớp.
III. HD củng cố và luyện tập.
GV Củng cố lại nội dung bài học.
D. HD HS học và chuẩn bị bài ở nhà.
- Tiếp tục tập làm thơ tám chữ theo chủ đề tự chọn.
------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: / /2013 Ngày dạy: / /2013
Tiết 89:
Những đứa trẻ ( HDĐT)
Mác Xim Gorki.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Biết rung cảm với những tâm hồn tuổi thơ trong trắng, sống thiếu tình thương và nghệ thuật kể chuyện của Gorki trong đoạn trích tiểu thuyết tự thuật này.
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cảm thụ những văn bản tự sự và học tập cách viết văn tự sự ngôi kể số 1.
B. Chuẩn bị :
- Thầy: ảnh chân dung tác giả
Tác phẩm "Thời thơ ấu"
- Trò: soạn bài theo các câu hỏi SgK.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
I.Khởi động
- GV ổn định lớp
- Kiể tra bài cũ : không kiểm tra
- Giới thiệu bài mới : Xem ảnh chân dung tác giả.
II. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
- HS đọc chú thích * và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
Giáo viên hướng dẫn đọc - Giáo viên nêu tóm tắt phần trích - Học sinh đọc một vài đoạn.
H? Đoạn trích có bố cục mấy phần? Nội dung từng phần.
H?Chuyện được kể theo ngôi kể thứ mấy? ( Ngôi thứ nhất - Aliôsa )
H? Tìm nhữn chi tiết xuất hiện cả ở phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ?
- Hs làm việc độc lập.
II. Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích.
H?Em hiểu gì về hoàn cảnh của những đứa trẻ?
- Hs làm việc độc lập.
H?Tìm ra điểm giống và điểm khác nhau trong hoàn cảnh xuất hiện của chúng?
H?Quan hệ giữa hai gia đình như thế nào? Tại sao bọn trẻ lại chơi thân với nhau.
- HS làm việc độc lập.
H? Đọc truyện tự thuật này em cảm nhận tình bạn giữa bọn trẻ như thế nào ? Tại sao nhà văn lại có thể khắc ghi sâu sắc và kể lại xúc đọng như vậy?
=> để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả khiến mấy chục năm sau ông vẫn còn nhớ như in và kể lại hết sức xúc động.
GV: Dẫn dắt : Trước khi thân với nhau, nhìn sang nhà hàng xóm, A-li-ô-sa chỉ biết 3 đứa trẻ cùng mặc áo cánh và quần dài màu xám, đội mũ như nhau, chúng có khuôn mặt tròn, mắt xám giống nhau-> chỉ phân biệt được qua tầm vóc.
H? Khi ba đứa trẻ kể chyện mẹ chết, phải sống với dì ghẻ, thì chúng ngồi lặng đi A-li-ô-sa quan sát và cảm nhận như thế nào?
-> Ta liên tưởng cảnh lũ gà con mất mẹ, sợ hãI co cụm vào nhau khi thấy diều hâu.
H? Hình ảnh 3 đứa trẻ khi bị mắng tiếp tục hiện lên dưới con mắt và tưởng tượng của A-li-ô-sa như thế nào? Khẳng định thêm phẩm chất gì của A-li-ô-sa?
-> Chúng bị bố áp chế, lẳng lặng cam chịu, đi vào nhà, chẳng dám hé răng.
GV: Nêu yêu cầu 4 SGK?
=> Mấy đứa trẻ nhắc đến dì ghẻ mà chúng gọi là mẹ khác=> A-li-ô-sa liên tưởng ngay đến mụ dì ghẻ độc ác trong truyện cổ tích.
- Chi tiết trang 230: mẹ thật của các cậu
- Trang 230,231.
H? Tác dụng nghệ thuật của biện pháp kể chuyện lồng giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích?
- HS làm việc độc lập.
Hoạt động 3: HD tổng kết.
- Hs trả lời theo yêu cầu của GV.
H? Khía quát lại nội dùngvà nghệ thuật kể chuyện của tác giả?
I. HD tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm :
( SGK)
2 . Đọc, tìm hiểu bố cục :
- Bố cục : 3 phần.
- Tình bạn trong trắng.
- Tình bạn bị cấm đoán.
- Tình bạn tiếp diễn.
=> Kể theo trình tự thời gian.
- các yếu tố chủ chốt(ở cả P1 và P3):
+ Những đứa trẻ
+ Những con chim
+ Truyện cổ tích
+ Người dì ghẻ
+ Người bà hiền hậu
-> Kết nối chặt chẽ và gây ấn tượng.
II. Phân tích .
1. Những đứa trẻ sống thiếu tình thương .
-A li-ôsa : bố mất ở với bà ngoại .
- 3 đứa con ông đại tá : mẹ mất sống với bố và gì ghẻ (quý tộc ) .
-> Đều sống thiếu tình thương, thuộc các giai cấp khác nhau .
- Bọn trẻ quen nhau tình cờ . Ali ôsa cứu thằng em bị ngã xuống giếng -> chúng chơi thân với nhau vì có cảnh ngộ giống nhau .
=> Tình bạn trong sáng hồn nhiên .
-> Tác giả nhớ lại tuổi thơ cay đắng, nhưng đôi khi cũng có những khoảnh khắc ngọt ngào của mình .
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế của Ali ôsa .
- Khi kể chuyện mẹ chết :" Chúng ngồi sát vào nhau như những chú gà con " -> sự so sánh chính xác -> Sự cảm thông của Ali ôsa với nổi bất hạnh của các bạn nhỏ .
- Khi đại tá xuất hiện :" Chúng như những con ngỗng ngoan ngoãn "
So sánh chính xác -> cảm thông với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn .
3. Chuyện đời thường và truyện cổ tích.
- Lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ.
- Qua chi tiết người mẹ thật.
- Qua hình ảnh người bà nhân hậu.
=> Câu chuyện khái quát hơn, đậm màu sắc cổ tích hơn.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ : SGK.
III. HD củng cố và luyện tập.
GV HD HS làm bài tập luyện tập.
D. HD HS học và chuẩn bị bài ở nhà.
- Kể chuyện về tình bạn của em.
- Ôn tập cuối kì.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 90: Trả bài kiểm tra tổng hợp học kì I.
( Thi tập trung -> không trả bài)
******************************************************
File đính kèm:
- Giao an Ngu van 9.doc