Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Khi con tu hú (Tố Hữu) - Năm học 2009-2010 - Lã Thị Liên

? Em đã làm quen với tác giả Tố Hữu qua tác phẩm nào?

( “Lượm” ở lớp 6)

 Cùng với một số tên tuổi của phong trào Thơ Mới như Thế Lữ, Trần Tuấn Khải , , Tố Hữu cũng góp một phần lớn công sức của mình vào sự chuyển mình của phong trào Thơ Mới. Nhưng thơ ông thấm đượm tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, căm ghét cảnh lao tù, muốn đạp tan phòng giam, đó là lời thơ tha thiết được thể hiện trong bài thơ “Khi con tu hú”- một sáng tác tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Khi con tu hú (Tố Hữu) - Năm học 2009-2010 - Lã Thị Liên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẹp, một vẻ đẹp tươi thắm, lộng lẫy, thanh bình. - Sắc màu rực rỡ. ? Bức tranh thiên nhiên còn được tô điểm thêm bằng những sản vật điển hình nào? - Lúa chiêm – chín. - Trái cây: ngọt - Bắp : vàng ? Em hiểu thế nào về từ “bắp”? - Ngô. ? Sản vật ấy gợi cho ta những cảm giác như thế nào về hương vị của sự sống khi hè sang? - Sự sống sinh sôi , nảy nở với hương vị ngọt ngào ? Bầu trời cao, xanh, nơi những tiếng sáo diều vang vọng trong lời thơ “ Trời xanh càng rông càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không” gợi không gian như thế nào? - Không gian phóng túng , tự do CH: Từ những dấu hiệu của âm thanh, không gian , sắc màu, của sự vật, em cho biết tiếng chim tu hú đã thức dậy trong tâm hồn người chiến sĩ trẻ trong tù ngục một khung cảnh thiên nhiên khi hè sang ntn?→Ghi GV: Với 6 câu thơ lục bát thanh thoát mở ra cả một thế giới rộn ràng tràn đầy sự sống.Tiếng chim tu hú đã thức dậy, mở ra thế giới mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ sắc màu , ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt, tự do trong cảm nhận của người tù. ? Tiếng chim tu hú đã giúp người chiến sĩ trong chốn lao tù cảm nhận được nét đẹp của bức tranh thiên nhiên khi hè sang. Điều đó giúp ta cảm nhận như thế nào về tâm hồn và khát vọng của nhà thơ? * Tâm hồn: - Nồng nàn tình yêu cuộc sống - Thiế tha với cuộc đời tự do. - Nhạy cảm với mọi biến động của cuộc đời. * Khát vọng: tự do GV: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng khi còn rất trẻ .Anh nhanh chóng tiếp thu lí tưởng cách mạng và say mê hoạt động trong Đoàn thanh niên dân chủ. Đang say mê lí tưởng, say mê cuộc đời và hoạt động cách mạng với niềm vui phơi phới: Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Bỗng bị nhốt trong phòng giam bưng bít, cách biệt hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài, người chiến sĩ trẻ ấy đã “vượt ngục tinh thần” hướng tâm hồn ra thế giới náo nức và vui sướng kia: “ Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu” Đó là tâm trạng chung của những người tù cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ . Chuyển ý: Một tâm hồn yêu cuộc sống tự do, khát khao cuộc sống tự do, nhạy cảm trước cuộc sống, Tiếng chim tu hú cấtt lên đã đánh thức điều gì trong tân tưởng người tù , người tù có tâm trạng như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu trong 4 câu thơ cuối. * HS đọc 4 câu thơ cuối. ? Nhắc lại nội dung 4 câu thơ cuối ? Khi nhà thơ viết “Ta nghe lòng”, em hiểu nhà thơ đã đón nhận cảnh tươi đẹp của mùa hè bằng thính giác hay bằng sức mạnh của tâm hồn? - bằng sức mạnh của tâm hồn, bằng cả tấm lòng. GV: bằng sức mạnh của tâm hồn, của trái tim nhạy cảm, khi nghe tiếng chim tu hù kêu , người tù đã hình dung ra bức tranh thiên nhiên đẹp, lộng lẫy ở bên ngoài ; và cũng có thể tiếng chim tu hú đã gọi về cảnh thiên nhiên khi hè sang khi nhà thơ được tự do ở cuộc sống bên ngoài nhà tù. ? Từ đó, em cảm nhận như thế nào về trạng thái tâm hồn của người tù cách mạng? - Nồng nhiệt với tình yêu cuộc sống tự do. ? Vậy tiếng chim tu hú đánh thức điều gì trong tâm tưởng người tù cách mạng? - Muốn đạp tan phòng. ? Em hiểu thế nào về cụm từ “Muốn đạp tan phòng”?. - đạp tan phòng giam của nhà tù thực dân và đạp tan xiềng xích nô lệ của bọn thực dân- đạp tan chế độ thực dân. ? Người tù “muốn đạp tan phòng” vì lí do gì? - Vì cảm giác bực bội, u uất, ngột ngạt trong nhà giam chật chội thiếu sinh khí - Vì bị mất tự do. ? Có gì đặc biệt trong hình thức nghệ thuật của câu 8,9? - Nói quá. - Ngắt nhịp bất thường: 6/2 và 3/3 - Dùng từ ngữ mạnh: đạp tan phòng , chết uất - Sử dụng nhiều từ cảm thán liên tiếp: ôi, thôi, làm sao. ? Tác dụng của những biệp pháp nghệ thuật ấy? - Làm bật trạng thái căng thẳng cao độ, uất ức tột cùng và cảm giác ngột ngạt của người tù khi bị giam giữ trong bốn bức tường lạnh lẽo, tối tăm. - Khát vọng thoát khỏi tù đày, khao khát sống, khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng.→ghi * HS đọc câu thơ cuối. GV mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) HS trình bày kết quả. GV hướng dẫn học sinh chuẩn kiến thức: - Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ là tiếng gọi mùa hè náo nức, rộn ràng; là tâm trang hòa hợp với sự sống mùa hè, biểu hiện niềm say mê cuộc sống. - Tiếng chim tu hú ở cuối bài thơ là tiếng gọi của cảm xúc nôn nóng, u uất, khắc khoải , của người bị cưỡng đoạt tự do, bị tách rời cuộc sống; là tiếng gọi của khát vọng tự do da diết và cháy bỏng. Khác nhau vì: Hai tâm trạng được khơi nguồn từ 2 không gian hoàn toàn khác nhau: tự do và mất tự do. GV: người ta gọi kiểu kết cấu đó là : kết cấu đầu cuối tương ứng. Với thủ pháp đối lập, tương phản giữ một bên là cảnh thiên nhiên tươi đẹp dạt dào sức sống với một bên là tâm trạng u uất, dằn vặt, khát khao tự do của người tù, tác giả đã đem lại cho bài thơ một kết cấu độc đáo. Và độc đáo hơn, khi mở đầu và kết thúc bài thơ đều là âm thanh tiếng chim tu hú. Tất cả tạo nên cảm xúc nhất quán của bài thơ: đó là tình yêu thiên nhiên, tâm trạng ngột ngạt khi phải sống trong cảnh tù đày và khát vọng trở về với cuộc sồng tự do của người chiến sĩ yêu nước. ? Em cảm nhận được điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn người tù ở câu cuối bài thơ? - Khát khao cao độ cuộc sống tự do, tâm hồn đang cháy lên k/ vọng yêu c/ sống Hoạt động 3. Tổng kết ?Sức hấp dẫn về nghệ thuật của bài thơ được thể hiện ở đặc điểm nào? - Sử dụng thể thơ lục bát giản dị, tha thiết diễn tả cảm xúc nồng nàn, cháy bỏng của tâm hồn. - Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi, từ ngữ mạnh, từ cảm thán, - Nói quá. - Ngắt nhịp khác thường. - Kết cấu đầu cuối tương ứng. ? Qua bài thơ, em cảm nhận được điều cao đẹp nào từ tâm hồn người tù cách mạng Tố Hữu? - Lòng yêu cuộc sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người c/s CM trong cảnh tù đày.→ ghi ? Bài thơ là tiếng nói của tâm hồn nhà thơ. Bài thơ “Khi con tu hú” cho em biết gì về hồn thơ Tố Hữu?(nếu có thời gian) - Hồn thơ nhạy cảm với biểu hiện của sự sống - Hồn thơ yêu sống mãnh liệt - Hồn thơ tranh đếu cho tự do - Hồn thơ cách mạng . ? Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do là cảm xúc thường gặp trong thơ tù của nhiều chiến sĩ cách mạng. Em biết những vần thơ nào như thế?( HS tự bộ lộ) Tập “Nhật kí trong tù” của HCM “Lấy củi” của Sóng Hồng(còn thời gian thì gv đọc cho hs nghe) Rủ nhau lấy củi sườn non Chim kêu vượn hót bồn chồn ruột gan Đống bào đau xót lầm than Mà ai nắng xế sương tan qua ngày Có về không,có về không Bướng mau mau bước non sông đợi chờ Đốt cho tiêu kiếp tù đày Cho bừng lửa hận biết tay anh hùng ? Qua bài thơ, em cảm nhận gì về những chiến sĩ - người tù cách mạng? (Hs tự bộc lộ theo hai hướng : có tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng tự do, đấu tranh vì độc lập tự do) I. Tìm hiểu chung. 1.Tác giả Tố Hữu: - Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành(1920-2002). - Thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. 2. Văn bản : - Hoàn cảnh sáng tác: “ Khi con tu hú” được sáng tác khi nhà thơ mới bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ- Huế tháng 7. 1939. - Xuất xứ: trích trong tập thơ “ Từ ấy”. - Thể thơ: lục bát - Bố cục: 2 phần Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên khi hè sang. Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người tù cách mạng. II. Phân tích. 1. Bức tranh thiên nhiên khi hè sang. →Bức tranh thiên nhiên đẹp, tràn đầy sự sống, phóng khoáng , tự do. 2. Tâm trạng của người tù cách mạng. →Tâm trạng phẫn uất, bực bội cao độ, và khát khao tự do cháy bỏng của người tù cách mạng. III Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ lục bát giản dị. - Sử dụng từ ngữ giàu sức gợi, từ ngữ mạnh, từ ngữ cảm thán 2. Nội dung: Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù đày. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học tập ở nhà Học thuộc lòng bài thơ. Hãy vẽ bức tranh thiên nhiên khi hè sang bằng cảm nhận của em vể bài thơ. Tìm hiểu bài “ Câu nghi vấn”. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút) Mở đầu và kết thúc bài thơ đều là tiếng chim tu hú kêu, nhưng tâm trạng người tù khi nghe tiếng chim tu hú kêu ở đầu và cuối bài thơ rất khác nhau . ? Thảo luận: Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? (3 phút)

File đính kèm:

  • dockhi con tu hu.doc