Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 78: Khi con tu hú - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Tiểu Phong

A. Mức độ cần đạt:

1/. Kiến thức:

- Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị tha thiết.

2/. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích thơ.

3/. Thái độ: Giáo dục HS

- Tình cảm yêu quý, cảm thông với hoàn cảnh của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày và khâm phục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng.

B/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 2. Học sinh:

 Đọc trước bài thơ, đọc chú thích

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C/Tiến trình lên lớp:

 1. ổn định lớp.

 2. Kiểm tra:

H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và cho biết tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương được thể hiện như thế nào?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

 Tự do vốn là niềm khao khát của con người từ xưa đến nay vẫn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên quan niệm về tự do thì mỗi thời mỗi khác. Cái khác ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khi con tu hú”, khi mà tác giả là một chàng trai 19 tuổi đầy ước mơ và nhiệt huyết cách mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Tiết 78: Khi con tu hú - Năm học 2013-2014 - Trương Thị Tiểu Phong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2014 Ngày dạy: Tiết 78 Văn bản: Khi con tu hú (Tố Hữu) A. Mức độ cần đạt: 1/. Kiến thức : - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi đang bị giam cầm trong tù ngục được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm và thể thơ lục bát giản dị tha thiết. 2/. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm, cảm thụ và phân tích thơ. 3/. Thái độ: Giáo dục HS - Tình cảm yêu quý, cảm thông với hoàn cảnh của người chiến sĩ CM trong cảnh tù đày và khâm phục tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. B/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: Đọc trước bài thơ, đọc chú thích Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. C/Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và cho biết tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương được thể hiện như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tự do vốn là niềm khao khát của con người từ xưa đến nay vẫn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên quan niệm về tự do thì mỗi thời mỗi khác. Cái khác ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khi con tu hú”, khi mà tác giả là một chàng trai 19 tuổi đầy ước mơ và nhiệt huyết cách mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm? -> HS trả lời. - GV bổ sung thêm: Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Huế. Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng.. Cuộc đời thơ Tố Hữu gắn với cuộc đời cách mạng của ông. Bài thơ được sáng tác 7/ 1939, in trong tập “Từ ấy” khi đó Tố Hữu mới 19 tuổi và đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). Trước đó, (vào năm 18 tuổi) ông đang say sưa đón nhận ánh sáng cộng sản: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” Đang hoà mình vào cuộc sống tự do, bỗng dưng bị bắt, bị cầm tù. Ngột ngạt và tù túng , vì vậy tâm trạng của ông luôn sôi sục, hướng ra cuộc sống bên ngoài. GV: Hướng dẫn cách đọc: + 6 câu đầu: Giọng vui, náo nức, phấn chấn + 4 câu sau: dằn vặt, bực bội - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS - Giải thích từ khó: bầy, lúa chiêm, rây H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? -> Thơ lục bát H: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? -> MT và BC trực tiếp. H: Dựa vào nội dung, em có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần? -> 2 phần: + P1: 6 câu đầu (Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù). + P2: 4 câu sau(Tâm trạng của người tù CM). H: Thời gian mùa hè được gợi tả bằng những âm thanh nào? H: Tại sao mở đầu bài thơ, tác giả lại miêu tả tiếng chim tu hú? GV: Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè về. Mùa hè với không gian bao la, ánh nắng rực rỡ, sức sống trở nên rộn rã, tưng bừng...tiếng chim đã làm bừng dậy tất cả trong lòng người tù cách mạng đang bị nhốt trong phòng giam chật chội. Tiếng chim lúc này đối với tác giả là tiếng gọi vô cùng hào hứng và phấn khởi. H . Mùa hè được gợi tả qua các dấu hiệu điển hình của không gian. Không gian ấy nhuốm những sắc màu nào? H Một vẻ đẹp ntn đc gợi lên từ sắc màu ấy? H. Những sản vật nào của mùa hạ đc gợi nhắc? H Những sản vật ấy gợi lên một sự sống ntn? H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? H: Qua đó em hình dung như thế nào về cảnh vào hạ mà tác giả miêu tả? H: tác giả cảm nhận rõ nét cảnh tượng đó của mùa hè từ trong nhà tù.Điều đó cho thấy năng lực tâm hồn của nhà thơ ntn? GV: Những câu thơ thật trong trẻo, tất cả sự sống như bừng dậy bởi tiếng tu hú gọi. H: Bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả có được tận mắt nhìn thấy, nghe thấy không? -> Không. Vì tác giả đang ở trong tù. H: Vậy nhà thơ đã cảm nhận mùa hè bằng giác quan nào? -> Tưởng tượng, liên tưởng. H: Câu thơ nào giúp em biết được bức tranh mùa hè này chính là sự mường tượng của tác giả? -> Ta nghe hè dậy bên lòng H: Chỉ nghe âm thanh của tiếng tu hú vọng vào, nhà thơ đã biết ngay mùa hè đến và liên tưởng tới những dấu hiệu thiên nhiên bên ngoài. điều đó khiến em hiểu thêm gì về tâm hồn của nhà thơ? GV: Liên hệ bài “Tâm tư trong tù (4 – 1939) Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu -> Tâm hồn của nhà thơ luôn hướng ra ngoài song sắt và luôn theo dõi từng âm thanh, từng biến động nhỏ của cuộc sống. * HS đọc 4 câu thơ còn lại. GV: Bài thơ được làm trong tù. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả đang ở ngoài bầu trời cao rộng. Bên trong là 4 bức tường nhưng nhà thơ vẫn hướng tâm hồn ra phía ngoài, vẫn ẩn chứa 1 tâm trạng mãnh liệt. H: “Nghe” thấy mùa hè đến, nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào? H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật? H: Các biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần diễn tả điều gì? H: Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng như vậy? -> Vì nhà tù ngăn bước chân chính nghĩa, làm mất tự do, cô đơn... H: Kết thúc bài thơ là âm thanh gì? H: Cùng là tiếng chim tu hú, nhưng tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có giống nhau không? vì sao? -> Không giống nhau vì: + ở đầu bài thơ là tiếng chim gọi mùa hè, kết hợp với sự sống, say mê sự sống; mở ra 1bức tranh sinh động, náo nhiệt -> Khiến người tù hào hứng đón nhận mùa hè. + ở cuối bài thơ, là sự u uất, nôn nóng, khắc khoải, bồn chồn “Cứ kêu”. H: Em hiểu được điều mãnh liệt nào của người tù trong những lời thơ cuối? H: Hai đoạn thở, một thiên về tả cảnh, một thiên về tả tình nhưng đều là tiếng nói của một tâm hồn. Em cảm nhận những điều cao đẹp từ tâm hồn ấy? H: Em hãy nêu những đặc sắc về ngt của bài thơ? GV: Chốt: Cụm từ “Khi con tu hú” chưa diễn đạt được 1 ý hoàn chỉnh, nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với nhà thơ. Nó là tiếng gọi của đất trời, tiếng gọi của tự do, ấm áp và cũng nóng bỏng làm sao... I/Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả. 2/ Tác phẩm: - Đọc. - Tìm hiểu chú thích. - PTBBĐ - Bố cục: 2 phần II/ Tìm hiểu nội dungvăn bản 1. Cảnh mùa hè Khi con tu hú gọi bầy... - Tiếng chim tu hú/ Tiếng ve -> Báo hiệu mùa hè đến. - Vàng(của bắp). Hồng ( Của sân nắng), xanh (của trời) - Đẹp tươi thắm lộng lẫy, thanh bình. + Lúa chiêm: chín + Trái cây: ngọt + Bắp: vàng hạt - sự sống sinh sôi, nảy nở, đầy đặn, ngọt ngào. - Dùng động từ, tính từ gợi cảm giác về hình ảnh, âm thanh, màu sắc. -> Bức tranh mùa hè đẹp, trong sáng, rực rỡ, sống động và tràn đầy sức sống. - Nồng nàn tình yêu cuộc sống. -Tha thiết với cuộc đời tự do - nhạy cảm với mọi biến động của cuộc đời. => Nhà thơ yêu cuộc sống, nhạy cảm với những biến động của thiên nhiên. 2. Tâm trạng của người tù - Chân: muốn đạp tan phòng - Tâm trạng: Ngột làm sao Chết uất thôi - NT: Động từ mạnh, câu cảm thán và nhiều thanh trắc. -> Tâm trạng ngột ngạt, uất ức dồn nén, bức bối cao độ, muốn vươn ra ngoài bầu trời. - Tiếng chim tu hú -> Tiếng gọi của khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt III- ý nghĩa văn bản: 1/ Nội dung: - Lòng yêu sống, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. 2/. Nghệ thuật: - M.tả cảnh vật, tâm trạng rất tài tình. - Giọng điệu: tự nhiên, tươi sáng - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển. - Sử dụng nhiều động từ, tính từ, động từ mạnh * Ghi nhớ: (SGK - 20) 4. Củng cố: GV hỏi HS: - Bức tranh mùa hè hiện lên qua những chi tiết nào? - Tâm trạng của người tù? 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bài thơ - Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi. - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: Câu nghi vấn.

File đính kèm:

  • docTiết 78-Khi con tu hú.doc