Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới tổ quốc - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Viết Thanh Tùng

1: Mục đích, yêu cầu

 Hiểu được khái niệm;sự hình thành; các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền lãnh thổ; biên giới quốc gia Việt Nam và cách xác định đường biên giới quốc gia trên đất liền, biển,trong lòng đất và trên không.

 Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước; Các nội dung biên pháp cơ bản về xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia.

2: Nội dung và trọng tâm

 Bài có 3 phần chính

 Lãnh thổ quốc gia và chủ quyền lãnh thổ quốc gia

 Biên giới quốc gia

 Bảo vệ biên giới quốc gia nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

3: Tổ chức,phương pháp và phương tiện

 Tổ chức: Lấy đội hình lớp học để giảng dạy

 Phương pháp; thuyết trình kết hợp với các thao tác nghiệp vụ sư phạm.

 Phương tiện:giáo án,sơ đồ,bản đồ

4: Thời gian:

 

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục quốc phòng Lớp 11 - Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới tổ quốc - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Viết Thanh Tùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NVN" b. Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia. Biên giới quốc gia có 4 bộ phận cấu thành là: _ Biên giới trên đất liền: là biên giứoi phân chia chủ quyền lãnh thổ đất liền của 1 quốc gia với quốc gia khác. Nó được hoạch định và phân giới cắm mốc đàm phán, thương lượng đối với các nước có chung biên giới. - Biên giới quốc gia trên biển: Có thể có 2 phần: + Một đường là đường phân định nội thuỷ, lãnh hải các nước có bờ biển liên tiếp hay đối diện nhau. Điều này được xác định bởi điều ước giữu các nước hữu quan. + Một phần là đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải để phân cách với các vùng biển và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền phán xét của quốc gia ven biển, điều này do luật của quốc gia ven biển quyết định. - Biên giới lòng đất của quốc gia: là biên giới được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường quốc gia biên giới trên đất liền, trên biển, xuống lòng đất, độ sâu tới tâm trái đất. - Biên giới trên không: là biên giới vùng trời của quốc gia, gồm 2 phần: + Phần 1: là biên giới bên sườn được xác định bằng mặt thẳng đứng đi qua đường biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển của quốc gia lên không trung. + Phần 2 : là phần biên giới trên cao để phân định biên giới vùng trời thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia và khoảng không gian vũ trụ phía trên. 3. Xác định biên giới quốc gia Việt Nam a. Nguyên tắc cơ bản xác định biên giới quốc gia. - Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết, hoặc gia nhập, hoặc do pháp luật VN qui định. - Các nước trên thế giới cũng như VN đều tiến hành xác định biên giới bằng 2 cách cơ bản: + Thứ 1: Các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển thương lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. + Thứ 2: Đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, nhà nước tự quyết định biên giới trên biển phù hợp với các qui định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982. - ở VN, mọi kí kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực với VN. b. Cách xác định biên giới Quốc gia Mỗi loại biên giới Quốc gia được xác định theo các cách khác nhau. - Xác định biên giới Quốc gia trên đất liền: Được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới. - Nguyên tắc chung hoạch định biên giới Quốc gia trên đất liền gồm: + Biên giới Quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm, đường, vật chuẩn. + Biên giới Quốc gia trên sông suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sông hoặc lạch chính của sông. Nếu sông và tàu thuyền không đi lại được thì biên giới theo giữa sông đó. Biên giới trên cầu bắc qua sông, suối được xác định chính giữa cầu, không kể biên giới dưới sông suối như thế nào. + Khi biên giới đã được xác định, cần có các biện pháp và phương pháp cố định biên giới đó. Thông thường sử dụng 3 phương pháp: . Dùng tài liệu ghi lại đường biên giới . Đặt mốc quốc giới . Dùng đường phát quang ở VN hiện nay mới dùng 2 phương pháp đầu Như vậy, việc xác định biên giới Quốc gia trên đất liền thực hiện theo 3 giai đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa; cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới. - Xác định biên giới Quốc gia trên biển: được đánh dấu và hoạch định bằng các toạ đồ trên hải đồ, là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo VN được xác định bằng pháp luật VN phù hợp với công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa CHXHCNVN với các quốc gia hữu quan. - Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới Quốc gia trên biên xuống lòng đất. - Xác định biên giới Quốc gia trên không: là mặt thẳng đứng từ biên giới QG trên đất liền và biên giới Quốc gia trên biển lên vùng trời. Biên giới Quốc gia trên không xác định chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ, do Quốc gia tự xác định và các nước mặc nhiên thừa nhận. III. Bảo vệ biên giới Quốc gia nước CHXHCNVN 1. Một số quan điểm của Đảng và nhà nước về bảo vệ biên giới Quốc gia. a. Biên giới Quốc gia nước CHXHCNVN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. b. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia là nhiệm vụ của nhà nước và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. c. Bảo vệ biên giới Quốc gia phải dựa vào dân, trực tiếp là đồng bào các dân tộc ở biên giới. d. Xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, giải quyết các vấn đề về biên giới Quốc gia bằng biện pháp hoà bình. e, Xây dựng lực lượng vũ trang chuyên trách, nòng cốt để quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia thực sự vững mạnh theo hướng CM, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng cao, có quân số và tổ chức hợp lí. 2. Nội dung cơ bản xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia nước CHXHCNVN a. Vị trí, ý nghĩa của việc xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia. - Biên giới là bờ cõi, là tuyến đầu của Tổ quốc và là ngõ để giao lưu giữa các quốc gia. Khu vực biên giới là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh của mỗi quốc gia. - Xuất phát từ vị trí, đặc điểm của biên giới Quốc gia nên việc xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa vô cùng quan trọng về chính trị, kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại. - Xây dựng khu vực biên giới có quan hệ chặt chẽ với quản lý, bảo vệ biên giới. Chỉ có xây dựng biên giới, khu vực biên giới vững mạnh mới tạo điều kiện, cơ sở cho quản lý,bảo vệ biên giới quốc gia,giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa bên ngoài, tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, tạo môi trường thuận lợi cho xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. b. Xây dựng, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia - Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. - Quản lí, bảo vệ đường biên giới quốc gia, hệ thống dấu hiệu mốc giới; đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm lãnh thổ, biên giới, vuợt biên, vượt biển và các vi phạm khác xảy ra ở khu vực biên giới. - Xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện: Để quản lí và bảo vệ tốt phải xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt: + Về chính trị: Phải xây dựng được "Thế trận lòng dân" vững chắc; xây dựng được hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; đảm bảo cho sự đoàn kết toàn xã hội. + Về kinh tế xã hội: Có chiến lược, qui hoach, kế hoạch, biện pháp pháp triển kinh tế xã hội để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; đồng thời xây dựng tiềm lực tại chỗ phục vụ yêu cầu quản lí, bảo vệ biên giới. + Về quốc phòng, an ninh: có chiến lược xây dựng kinh tế xã hội gắn với củng cố quốc phòng an ninh, để giữ vững an ninh , chính trị; trật tự an toàn xã hội ỏ khu vực biên giới, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. - Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới Quốc gia: Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa quan trọng trong quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia trước mắt cũng như lâu dài. - Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên; mốc quốc giới; bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới; biển; đảo của Tổ quốc. Cần hướng vào các nội dung sau: + Tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nắm vững đường lối, chính sánh của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là văn bản pháp luật về biên giới. Giáo dục ý thức về độc lập dân tộc; tinh thần yêu nước + Hướng dẫn cho quần chúng nắm chắc vị trí, dấu hiệu đường biên, mốc quốc giới; biết cách phát hiện, báo tin cho các cơ quan tổ chức khi dấu hiệu đường biên giới, mốc giới bị thay đổi, bị mất... + Tổ chức cho quần chúng học tập cách thức đấu tranh chống lấn chiếm biên giới, đấu tranh với các hành vi vi phạm và tội phạm. + Tổ chức cho các xã, bản biên giới cam kết tự quản đoạn biên giới, mốc quốc giới thuộc đất đai của xã, bản mình. c. Trách nhiệm của công dân - Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quí của mọi công dân, công dân phải làm đầy đủ nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. - Mọi công dân VN có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ biên giới nước CHXHCNVN, xây dựng khu vực biên giới, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới. Để thực hiện trách nhiệm của mình, trước hết công dân phải nhận thức rõ nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chấp hành hiến pháp; pháp luật của nhà nước - Học sinh phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN. Trên cơ sở đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc. - Tích cực học tập kiến thức quốc phòng an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nghĩa vụ quốc phòng, an ninh khi nhà nước và người có thẩm quyền huy động viên. - Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn TNCSHCM, phong trào mùa hè xanh Giảng dạy nội dung bài theo từng phần, mục bằng phương pháp diễn giải, phân tích chứng minh kết hợp với tranh vẽ + Phát vấn và nêu câu hỏi Giảng dạy nội dung bài theo từng phần, mục bằng phương pháp diễn giải, phân tích chứng minh kết hợp với tranh vẽ + Phát vấn và nêu câu hỏi + Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ. + Suy nghĩ phát biểu và trả lời + Học sinh chú ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ. + Suy nghĩ phát biểu và trả lời III. Thực hành giảng dạy 1. ổn định lớp: kiểm tra sĩ số, sơ đồ lớp. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Tiến trình giảng dạy: giảng bài mới - Giảng từng phần - Hệ thống, kết thúc và nhận xét IV. Tổ chức ôn tập và nhận xét 1. Tổ chức cho học sinh ôn lý thuyết, tập thực hành 2. Nhận xét tiết học V. Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh 1. Kiểm tra miệng 2. Kiểm tra 15 3. Kiểm tra 1 tiết 4. Kiểm tra học kỳ

File đính kèm:

  • docgiao an gdqp chuan truong dhsp ha noi 2.doc