1.Bài cũ :
-Gọi hai em lên bảng sửa bài tập về nhà
-Chấm vở hai bàn tổ 2
-Nhận xét đánh giá phần kiểm tra .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn phép nhân .
- Giáo viên ghi lên bảng phép nhân :
14273 x 3 = ?
-Gọi HS đứng tại chỗ thực hiện phép nhân và GV ghi bảng như sách giáo khoa.
-Ghi bảng phép tính và gợi ý để học sinh nêu cách tính như sách giáo khoa .
-Lưu ý học sinh nhân rồi mới cộng phần nhớ .
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 31 chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m mình trước lớp .
- Nhận xét đánh giá khen những nhóm đề ra nhiều biện pháp hay .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
-Hai em lên bảng “ Đọc lá thư viết để gửi cho một bạn nhỏ nước ngoài qua bài TLV đã học.”
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
-Một em nhắc lại trình tự 5 bước về tổ chức một cuộc họp …
-Lắng nghe để nắm các yêu cầu khi tổ chức cuộc họp .
- Lớp chia thành các nhóm để tổ chức cuộc họp .
- Một em đọc lại các gợi ý về thảo luận bảo vệ môi trường
- Thực hiện họp đưa ra các ý kiến , một em ghi lại các ý kiến của bạn mình trong tổ.
-Các nhóm cử đại diện báo cáo nội dung họp của nhóm trước lớp .
- Lớp lắng nghe bình chọn nhóm có biện pháp hay nhất .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
SINH HOẠT TẬP THỂ
Tiết 3:Thủ công: Làm quạt giấy tròn (tiết 2)
I. Mục tiêu
II. Chuẩn bị
-Mẫu quạt giấy tròn có kích thước đủ lớn để hs quan sát.
-Giấy thủ công, sợi chỉ, kéo thủ công, hồ dán.
-Tranh qui trình gấp quạt tròn.
III . Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1,Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1 : Nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV giới thiệu quạt và các bộ phận làm quạt tròn, sau đặt câu hỏi để rút ra một số nhận xét
+ Nếp gấp, cách gấp và buộc chỉ giống làm quạt giấy đã học ở lớp 1 .
+ Điểm khác là là quạt giấy hình tròn và có cán để cầm.
+ Để gấp được quạt giấy tròn cần dán nối hai tờ giấy thủ công theo chiểu rộng.
-GV nhắc lại các bước thực hiện
-Cho HS thực hiện mẫu
-GV nhận xét
3,Hoạt động 2: Thực hành
-Tổ chức cho HS làm bài
-GV theo dõi, uốn nắn
-Trưng bày sản phẩm
4,Củng cố,dặn dò
-Gv nhận xét tiết học
-GV dặn HS chuẩn bị tiếp để học tiết 3.
-Theo dõi
-3HS nhắc lại các bước thực hiện
-3HS thực hiện mẫu trước lớp.
-HS chú ý
-HS làm bài
-HS trưng bày sản phẩm
Tiết 3:Thể dục: Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân – Trò chơi : “ Ai kéo khỏe
I/ Mục tiêu :
- Ôn lại động tác tung và bắt bóng cá nhân .Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ tương đối đúng . Chơi trò chơi : “Ai kéo khỏe “ Yêu cầu biết cách chơi và biết tham gia chơi .Tham gia chơi ở mức tương đối chủ động .
II/ Địa điểm phương tiện :-Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi , …
III/ Lên lớp :
Nội dung và phương pháp dạy học
Định lượng
Đội hình luyện tập
1/Phần mở đầu :
-G v nhận lớp phổ biến nội dung tiết học .
-Chạy chậm trên địa hình tự nhiên 100 – 200 m
-Đi đều theo nhịp vừa đi vừa hát .
-Tập bài thể dục phát triển chung 1 lần 2 x 8 nhịp.
2/ Phần cơ bản :
* Ôn tung và bắt bóng cá nhân .
-Hướng dẫn lại : Hai người đứng đối diện . Một em tung bóng , em kia bắt bóng .Cả hai em đều tung và bắt bóng bằng cả hai tay .Tung bóng sao cho bóng bay thành vòng cung vừa tầm bắt của bạn cứ như vậy tung qua bắt lại không để bóng rơi xuống đất càng nhiều lần càng tốt .
-Yêu cầu ôn lại cách cầm bóng , tung bóng và bắt bóng . Các em đứng tại chỗ tập tung và bắt bóng một số lần sau đó mới tập di chuyển để bắt bóng .
*Chơi trò chơi : “ Ai kéo khỏe “.
-Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi để học sinh nắm .
- Yêu cầu tập hợp thành các đội có số người bằng nhau
-Học sinh lần lượt từng cặp ra thực hiện chơi thử một lượt .
-Sau đó cho chơi chính thức với 3 lần kéo em nào được hai lần là thắng .
-Nhắc nhớ đảm bảo an toàn trong luyện tập và trong khi chơi và chú ý một số trường hợp phạm qui .
3/Phần kết thúc:
-Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng.
-Đi chậm xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà ôn Bài thể dục phát triển chung .
1phút
2phút
2phút
14 phút
6phút
2phút
2phút
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
§ § § § § § § §
GV
Tiết 4:Tập viết: Ôn chữ hoa V
I/ Mục tiêu :
-HS viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V, L, B.
- Viết đúng tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng: Vỗ tay...... cần nhiều người. Bằng cỡ chữ nhỏ.
- Rèn chữ viết cho HS.
II/ Chuẩn bị :
- Mẫu chữ hoa V mẫu chữ viết hoa về tên riêng Văn Lang và câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li
III/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh .
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b)Hướng dẫn viết trên bảng con
-Luyện viết chữ hoa :
-Yêu cầu tìm các chữ hoa có trong bài
- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
-Yêu cầu tập viết vào bảng con .
-Học sinh viết từ ứng dụng tên riêng
-Yêu cầu đọc từ ứng dụng Văn Lang
-GV giải thích nghĩa của từ ứng dụng để HS hiểu
*Luyện viết câu ứng dụng :
-Yêu cầu một học sinh đọc câu .
- Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kĩ cần nhiều người .
-Hướng dẫn hiểu nội dung câu ứng dụng
c) Hướng dẫn viết vào vở :
-GV nêu yêu cầu bài viết
-Yêu cầu HS viết vào vở
-Nhắc nhớ tư thế ngồi viết , cách viết các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu
d/ Chấm chữa bài
-Giáo viên chấm từ 5- 7 bài học sinh
-Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
3/ Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá
-Dặn về nhà học bài và xem trước bài mới .
- HS nộp vở
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- V , L , B
- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào bảng con .
-HS đọc
-Lắng nghe để hiểu thêm về tên riêng Văn Lang đây cũng là mốc lịch sử đầu tiên khi dựng nước .
-HS đọc
- HS nêu nội dung
-Lắng nghe
- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên
-Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm .
-HS theo dõi
Tiết 5:Đạo đức: Chăm sóc cây trồng vật nuôi (t2).
I / Mục tiêu :
-Kể được một số lợi ích của cây trồng, vật nuôi đối với cuộc sống con người.
-Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để chăm sóc cây trồng, vật nuôi; biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.
II /Chuẩn bị :
-Tranh ảnh một số cây trồng vật nuôi
III/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1,Giới thiệu bài:
2.Bài mới:
Hoạt động 1 Báo cáo kết quả điều tra .
- Yêu cầu các đại diện lên trình bày kết quả điều tra theo các vấn đề sau :
- Hãy kể tên một số vật nuôi và một số loại cây trông mà em biết ?
-Các vật nuôi và các loại cây trồng đó được chăm sóc như thế nào ?
-Em đã tham gia vào các hoạt động chăm sóc cây trồng vật nuôi như thế nào ?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có .
Hoạt động 2 : Đóng vai .
-Yêu cầu các nhóm mỗi nhóm đóng vai theo một tình huống do giáo viên đưa ra .
-Lần lượt nêu lên 4 tình huống như trong sách giáo viên .
-Yêu cầu các nhóm trao đổi để đóng vai .
-Mời từng nhóm lên đóng vai trước lớp .
-Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm .
-Giáo viên kết luận theo sách giáo viên .
Hoạt động 3
-Yêu cầu các nhóm thi vẽ tranh , hát , đọc thơ nói về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
3,Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Giáo dục học sinh ghi nhớ thực theo bài học
-Lắng nghe
-Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp .
-Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và và bổ sung .
-Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên .
-Lần lượt các nhóm cử đại diện lên đóng vai giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe .
-Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn .
-Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất .
- Các nhóm tổ chức thi đọc thơ , kể chuyện hoặc thi hát có chủ đề nói về việc chăm sóc cây trồng vật nuôi .
-HS theo dõi
Tiết 4:Tự nhiên xã hội: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất .
I/ Mục tiêu :
-Học sinh biết :- Trình bày mối quan hệ giữa Mặt Trời , Mặt Trăng và Trái Đất . Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất . Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất .
II/ Chuẩn bị :
-Tranh ảnh trong sách trang 118 , 119 . Quả địa cầu .
III/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 học sinh trả lời nội dung bài trước .
-Nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị bài của học sinh
2.Bài mới
a) Giới thiệu bài:
b/ Khai thác bài :
Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp .
-Hướng dẫn quan sát hình 1 sách giáo khoa
– Hãy chỉ Mặt Trời , Trái Đất , Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét chiều quay của của Trái Đất quanh Mặt Trăng và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất ?
- Nhận xét độ lớn của mặt Trời ,Trái Đất và Mặt Trăng?
- Yêu cầu các cặp lên trả lời trước lớp .
-Nhận xét đánh giá câu trả lời của học sinh
-Rút kết luận : như sách giáo khoa .
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất :
- Giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể quay quanh hành tinh .
-Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất ?
-Yêu cầu học sinh thực hành vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 sách giáo khoa vào vở và đánh mũi tên chỉ hướng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất .
-Theo dõi và hoàn chỉnh phần trả lời của học sinh .
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất .
-Hướng dẫn cách chơi cho từng nhóm .
- Mời một số em ra sân chơi thử .
-Yêu cầu học sinh đóng vai Mặt trăng quay quanh quả địa cầu một vòng và mặt luôn hướng về quả địa cầu
- Nhận xét bổ sung về cách thể hiện của học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Liên hệ với cuộc sống hàng ngày.Xem trước bài mới .
-2 HS trả lời
-Lớp theo dõi vài em nhắc lại tựa bài
- Chia ra từng cặp quan sát hình 1 sách giáo khoa thảo luận và trả lời theo các câu hỏi gợi ý .
- Các cặp lần lượt lên trình bày kết quả trước lớp .
-Lớp lắng nghe và nhận xét.
- Hai em nhắc lại .
- Lắng nghe giáo viên giảng để nắm về vệ tinh .
- Vì Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất nên được gọi là vệ tinh của Trái Đất
- Lớp quan sát hình 2 sách giáo khoa
- Thực hành vẽ vào vở chiều quay của mt quanh Trái Đất như hình 2 trang 119 sách giáo khoa .
- Học sinh làm việc theo nhóm .
-Một số em đóng vai Mặt Trăng để thực hiện trò chơi : Mặt Trăng quay quanh Trái Đất .
- Quan sát nhận xét cách thực hiện của bạn
-Về nhà học bài và xem trước bài mới .
File đính kèm:
- Tuan 31 CKTKNdoc.doc