- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V(1 dòng ) L,B; viết đúng tên riêng Văn Lang(1 dòng) và câu ứng dụng: Vỗ tay nhiều người(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.(HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết)
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 31 Thứ 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu ngày 13 tháng 4 năm 2012
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA V
IMục tiêu:
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa V(1 dòng ) L,B; viết đúng tên riêng Văn Lang(1 dòng) và câu ứng dụng: Vỗ tay…nhiều người(1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.(HS K,G:Viết đúng và đủ các dòng trong vở t/viết)
II/Chuẩn bị :
- Mẫu chữ V
- Viết sẵn tờ giấy tên riêng Văn Lang và mẫu Vỗ tay cần nhiều ngón / Bàn kỹ cần nhiều người trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học.
GV
HS
1.Ổn định
2.K/tra b/cũ- Kiểm tra vở tập viết ở nhà.
- Gọi 1 học sinh nhắc lại bài trước. Trong tiết học trước các em học viết chữ hoa nào ?
- Học câu ứng dụng nào ?
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết
- GV nhận xét kỹ năng viết chữ của các em. Cho điểm.
- Nhận xét viết bài ở nhà.
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1: Hướng dẫn HS viết bảng con.
a) Luyện viết chữ hoa:
- Tìm xem trong bài học SGK có những chữ hoa nào?
- GV treo chữ hoa V lên bảng.
- GV viết mẫu chữa hoa V.
- GV nhắc lại cách viết.
- Các chữ V, L , B cao mấy ô li ?
- Khoảng cách giữa các chữ thế nào ?
- Viết chữ V như thế nào ?
- Đặt bút từ đâu ?
- HS viết bảng con
- Trong bài còn có chữ hoa nào nữa ?
- Chữ l gồm mấy nét ?
- L cao mấy dòng li ?
- Cách viết hoa thế nào ?
- Cho viết bảng con.
- Viết chữ B.
- HS viết bảng con.
b). HS viết từ ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng ( tên riêng).
- GV: Văn Lang là tên nước Việt Nam thời các vua Hùng, thời kỳ đầu tiên của nước Việt Nam.
- HS viết bảng con.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- GV nhận xét sửa chữa.
c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng ?
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.
- GV: Câu này khuyên ta muốn bàn kỹ điều gì đó thì cần có nhiều người tham gia.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Viết bảng con
d) Hướng dẫn viết vở tập viết.
- Cho HS viết mẫu.
- GV theo dõi và sửa chữa.
HĐ 2: Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Bài sau: Ôn chữ hoa X
- HS để vở bàn GV kiểm tra.
- Các chữ U, B, D
“ Uốn cây từ thủa còn non
Dạy con từ thủ con còn bi bô.
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Có các chữ hoa : V, L, B
- HS quan sát chữ hoa V
- V, k, B cao 2 li
- Bằng 1 con chữ o.
- Viết 1 nét con trên một nét sổ thẳng và 1 nét mó xuôi phải.
- Đặt bút đường kẻ thứ 2, kéo thẳng xuống đường kẻ thứ nhất. Sau đó nối với nét móc xuôi phải.
- Học sinh viết bảng con chữ hoa V.
- Chữ h, B
- 3 nét.: 1 nét cong dưới, 1 nét lượn đứng và nét lượn ngang.
- Cao 2 dòng li.
- Đặt bút từ ½ dòng kẻ thứ ba rê bút giáp với đường kẻ thứ 2 đưa lên lại ½ đường kẻ ba nối với nét lượn đứng và cuối cùng là nét lượn ngang.
- 1 học sinh viết bảng, lớp bảng con.
- Chữ B gồm có 1 nét cong trên, 1 nét móc 2 đầu trái và 1 nét móc ngược trái.
- 1 HS đọc từ ứng dụng Văn Lang.
- 1Học sinh lên bảng , lớp bảng con.
- Chữ V, L, B cao 2 li, các chữ còn lại cao 1 li.
- Bàng 1 con chữ o, HS viết
- 3 HS đọc câu ứng dụng.
Vỗ tay cần nhiều ngón
Bàn kỹ cần nhiều người.
- V, B,y,h,g,k cao 2 li rưỡi
t cao 2 li, các chữ còn lại 1 li
- 1 HS lên bảng, lớp bảng con.
- HS viết.
- 1 dòng chữ V cỡ nhỏ.
1 dòng chữ L ,B cỡ nhỏ.
- 2 dòng Văn Lang cỡ nhỏ.
- 4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
TOÁN
LUYỆN TẬP/165
I. Mục tiêu:
- Biết chia số có năm chữ số cho số có một chữ số trường hợp có số 0 ở thương
(BTCL:1,2,3,4)
- Giải bài toán bằng hai phép tính (chia)
II. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định(1’)
2.K/tra b/cũ (5’)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1: Hướng dẫn luyện tập(26’)
Bài 1
- Giáo viên viết lên bảng phép tính: 28921 : 4 lên bảng và yêu cầu học sinh đọc phép tính.
- Giáo viên đặt câu hỏi hướng dẫn học sinh thực hiện chia như sau:
- Ta bắt đầu lấy từ hàng nào của số bị chia để chia ?
- 28 chia 4 được mấy ?
- Giáo viên mời 1 học sinh lên bảng viết thương trong lần chia thứ nhất đồng thời tìm số dư trong lần chia này.
- Ta tiếp tục chia như thế nào ?
- Bạn nào có thê thực hiện lần chia này?
- Tiếp theo, ta thực hiện phép chia hàng nào ?
- Giáo viên gọi 1 học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ ba.
- Cuối cùng ta thực hiện chia hàng nào của số bị chia ?
- Giáo viên gọi 1 học sinh khác lên thực hiện lần chia thứ tư.
- Trong lượt chia cuối cùng, ta tìm được số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 28921 : 4 = 7230 ( dư 1 ) là phép chia hết.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện lại phép chia trên.
- Yêu cầu học sinh tiếp tục thực hiện các phép chia trong bài.
- Giáo viên chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 2
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự đặt tính và thực hiện tính.
- Giáo viên kiểm tra vở của một số học sinh.
Bài 3
- Giáo viên gọi 1 học sinh lên đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Em sẽ tính số ki – lô – gam thóc nào trước và tính như thế nào ?
- Sau đó làm thế nào để tìm được số thóc tẻ ?
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài
Bài 4:
HĐ 2: Củng cố - dặn dò(2’)
Bài sau: Luyện tập chung
2 học sinh lên bảng làm bài
Nghe giáo viên giới thiệu
- Học sinh đọc theo yêu cầu
- Học sinh đặt tính và thực hiện ra giấy nháp.
- Ta bắt đầu thực hiện phép chia từ hàng nghìn của số bị chia.
- 28 chia 4 được 7
- Học sinh lên bảng
- Lấy hàng trăm để chia.
- 1 học sinh lên bảng
- Lấy hàng chục để chia.
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu
- 1 học sinh lên bảng vừa thực hiện chia, vừa nêu: Hạ 1, 1 chia 4 được 0, viết 0. 0 nhân 4 bằng 0, 1 trừ 0 bằng 1.
- Cả lớp thực hiện vào giấy nháp, một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
- 3 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập. Sau đó 2 học sinh ngồi cạnh đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- Một kho chứa 27280kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ. Trong đó số thóc nếp bằng một phần tư số thóc trong kho. Hỏi mỗi loại thóc có bao nhiêu ki – lô – gam ?
- Có 27280 kg thóc gồm thóc nếp và thóc tẻ, trong đó một phần tư số thóc là thóc nếp.
- Số li – lô – gam thóc mỗi loại
- Tính số kg thóc nếp trước bằng cách lấy tổng số thóc chia cho 4
- Lấy tổng số thóc trừ đi số thóc nếp.
- 1 học sinh lên bảng làm bài, học sinh cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-Chú ý lắng nghe
TẬP LÀM VĂN:
THẢO LUẬN VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
-Bước đầu biết trao đổi ý kiến về chủ đề Em cần làm gì để b/vệ m/trường?
-Viết được đoạn văn ngắ (khoảng 5 câu) thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để b/vệ m/trường.
II/Chuẩn bị :
- Bảng phụ ghi sẵnỉtình tự 5 bước tổ chức cuộc họp đã họp ở học kỳ 1 và Tiếng Việt 3.
- HS sưu tầm các tranh, ảnh đẹp về cảnh quan thiên nhiên môi trường và tranh ảnh phản ánh sự ô nhiễm, huỷ hoại môi trường.
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định (1’)
2.K/tra b/cũ - GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu đọc bài viết thư cho bạn nước ngoài để làm quen và tỏ lòng thân ái.(5’)
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1’)
HĐ 1: Hướng dẫn làm bài (26’)
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (khoảng 6 HS tạo thành 1 nhóm
- GV hỏi: Nội dung cuộc họp của chúng ta là gì ?
- GV Bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, cần có sự tham gia của toàn nhân loại. Tuy nhiên, trong phạm vi tiết học này, các em có thể dựa vào các câu hỏi dưới đây để bàn bạc về vấn đề này.
+ Môi trường xung quanh các em như trường học, lớp , phố xá, làng xóm, ao hồ,... có gì tốt, có gì chưa tốt ?
+ Theo em, nguyên nhân nào làm cho môi trường bị ô nhiễm ?
+ Những việc cần làm để bảo vệ, cải tạo môi trường lag gì ?
( GV viết các câu hỏi gợi ý này lên bảng)
- GV Hãy nêu trình tự tiến hành của cuộc họp nhóm, họp tổ.
- GV : mở bảng phụ đã viết sẵn trình tự cuộc họp sau đó yêu cầu HS đọc.
- GV Yêu cầu các nhóm tiến hành họp, sau đó cho 3 nhóm thi tổ chức cuộpc họp trước lớp.
- Nhận xét và tuyên dương nhóm tổ chức cuộc họp tốt.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS ghi ý kiến các bạn một cách ngắn gọn, đầy đủ, cần lược bỏ những ý rườm rà, trùng lặp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
HĐ 2: Củng cố - dặn dò(2’)
- Nhắc những HS chưa hoàn thành bài tập 2 về nhà viết tiếp.
- Nhận xét tiết học
Bài sau: Nói, viết về bảo vệ
môi trường
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Nghe GV giảng bài.
- 1 HS đọc trước lớp.
- Tiến hành chia nhóm và chuẩn bị cho cuộc họp.
- Một số HS nêu trước lớp.
- Trình tự cuộc họp: Nêu mục đích cuộc họp - Thảo luận tình hình - Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó - Nêu cách giải quyết - Giao việc cho mọi người.
- 2 HS lần lượt đọc trước lớp.
-HS làm bài, sau đó một số HS đọc bài viết trước lớp, cả lớp cùng theo dõi và nhận xét.
-Làm bài
-Chú ý lắng nghe
File đính kèm:
- Thư 6.doc