A/ Mục tiêu :* Giúp học sinh ôn về đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc. Về tính chu vi tam giác và tứ giác. Củng cố nhận dạng hình vuông, tứ giác, tam giác qua bài đếm hình
B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ đã vẽ sẵn các hình như SGK.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 3 Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------------------------------
Ngày soạn: 7/9/2009
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 18 tháng 9 năm 2009
Tiết 1: Toán :
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu - Biết xem giờ ( chính xác đến 5 phút)
- Biết xác định 1/2, 1/3 của nhóm đồ vật.
B/ Đồ dùng dạy - học : - Đồng hồ, hình trong bài tập 1và 3
C/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ :
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
“Luyện tập “
b)Hướng dẫn HS làm BT:
-Bài 1: Gọi học sinh nêu bài tập .
- Dùng mô hình đồng hồ vặn kim theo các giờ khác nhau và yêu cầu học sinh đọc.
-Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài
- Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2 : - Yêu cầu hs nhìn tóm tắt nêu yêu cầu bài
- HDHS làm bài vào vở.
- Gọi 1 em lên bảng chữa bài.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3 Yêu cầu HS đọc câu hỏi ở SGK, xem hình vẽ rồi trả lời miệng.
Yêu cầu học sinh nêu trong hình 1đã khoanh vào số phần nào?
- Gọi một học sinh lên bảng chỉ.
3b/ Đã khoanh vào số bông hoa trong hình nào ?
- Nhận xét bài học sinh .
Bài 4 : -Gọi học sinh đọc đề
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. Sau đó đỏi vở cheo để KT.
-Nhận xét bài làm của học sinh
3) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học
–Dặn về nhà học và làm bài tập .
Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài
- Cả lớp thực hiện quan sát và trả lời .
- 3 em đứng tại chỗ nêu số giờ ở đồng hồ giáo viên vặn kim
- 3 Học sinh nhận xét bài bạn.
- 2 em nhìn vào tóm tắt để nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
-1 học sinh lên bảng chữa bài, lớp tneo dõi bổ sung.
- Giải: Số người bốn thuyền có là:
5 x 4 = 20 (người)
Đáp số: 20 người.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- Lên bảng chỉ vào hình và nêu :
- Hình 1 có 3 hàng đã khoanh vào một hàng vậy đã khoanh vào số cam
- Hình B đã khoanh vào số bông hoa trong cả hai hình 3 và 4.
- Lớp nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài ở SGK.
-Cả lớp làm vào vào vở bài tập .
-Một em lên bảng tính giá trị biểu thức đơn giản rồi so sánh giá trị của biểu thức .
- Từng cặp đổi vở để KT bài nhau.
-Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học
-Về nhà xem lại cácbài tập đã làm.
---------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập làm văn :
KỂ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
A/ Mục tiêu : - HS kể được một cách đơn giản về gia đình mình với bạn mới quen.
- Viết đúng đơn xin nghỉ học theo mẫu. Biết điền vào giấy tờ in sẵn.
B/ Đồ dùng dạy - học : - Mẫu đơn, bảng phụ.
C/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra vở của học sinh .
- Gọi 2HS lên kể về gia đình mình .
2.Bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
b/ Hướng dẫn làm bài tập :
*Bài 1 : - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập (Kể về gia đình em)
- Cho HS kể về gia đình theo bàn.
- Gọi đại diện các nhóm lên thi kể .
- Giáo viên lắng nghe và nhận xét
*Bài 2 :- Gọi 1 học sinh đọc bài tập
- Yêu cầu HS đọc lại mẫu đơn.
- Nêu trình tự của lá đơn .
- Gọi học sinh làm miệng BT .
- Yêu cầu lớp điền vào mẫu đơn ở VBT.
- Gọi 1 số đọc bài viết của mình .
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, tuyên dương.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Nhắc học sinh về cách trình bày một lá đơn
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
- Học sinh nộp vở .
- 2 em lên bảng kể về gia đình mình (Phương Lam, Hải Quân)
- Lắng nghe giáo viên để nắm bắt về yêu cầu của tiết tập làm văn này .
- Hai em đọc yêu cầu BT.
- HS kể theo bàn.
- Lần lượt đại diện nhóm lên thi kể trước lớp
- Cả lớp lắng nghe bình chon bạn kể tốt nhất.
- Một học sinh đọc bài tập 2 .
-1 HS đọc lại mẫu đơn và các bước của một lá đơn .
- 2 em làm miệng BT
- Thực hành làm bài vào VBT.
- Ba học sinh đọc lại đơn.
- Lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- Hai em nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau : Nghe kể dại gì mà đổi – điền vào tờ giấy in sẵn
Tiết 3: Tự nhiên xã hội:
MÁU VÀ CƠ QUAN TUẦN HOÀN
A/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh: Chỉ đúng các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên hình vẽ hoạc mô hình.
- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể.
B/ Đồ dùng dạy học : Các hình trang 14 và 15 SGK.
C/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Nêu nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi ?
-Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh tránh mắc bệnh lao phổi ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
*) Giới thiệu bài:
“ Máu và cơ quan tuần hoàn “
*Hoạt động 1: quan sát và thảo luận .
-Bước 1 : Làm việc theo nhóm:
- Yêu cầu các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 trang 14 SGK và thảo luận các câu hỏi sau:
- Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa? Khi bị đứt tay bạn nhìn thấy gì ở vết thương?
- Khi máu mới bị chảy ra khỏi cơ thể là chất lỏng hay đặc?.
- Quan sát máu ở hình 2 bạn thấy máu có mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- Huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào? Có chức năng gì ?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Gọi đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp nhận xét bổ sung .
* Giáo viên kết luận sách giáo viên .
*Hoạt động 2: làm việc với SGK.
- Bước 1: làm việc theo cặp
-Yêu cầu hai em ngồi gần nhau quan sát hình 4 trang 15 SGK, lần lượt 1 bạn hỏi- 1 bạn trả lời các câu hỏi:
- Chỉ trên hình vẽ đâu là tim ? đâu là các mạch máu?
- Dựa vào hình vẽ hãy mô tả tim trong lồng ngực?
- Em hãy chỉ vị trí tim trên lồng ngực của mình ?
-Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Giáo viên gọi một số cặp học sinh lên trình bày kết quả thảo luận
* GV kết luận:Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu
- Bài học SGK
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi tiếp sức
- Hướng dẫn học sinh cách chơi
- Yêu cầu học sinh cầm phấn mỗi em viết tên một bộ phận trên cơ thể có máu đi qua.
- GV nhận xét, kết luận và tuyên dương đội thắng cuộc.
3) Củng cố - Dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- Hai học sinh lên bảng trả lời câu hỏi
- Cả lớp lắng nghe giới thiệu bài
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lớp tiến hành làm việc theo nhóm thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên .
- Học sinh nêu đã có lần bị đứt tay…
- Từ vết thương ta thấy có máu chảy ra .
- Máu ban đầu mới chảy từ cơ thể ra là một chất lỏng.
- Máu là một chất màu đỏ có hai phần. Đó là huyết tương và huyết cầu.
- Huyết cầu có dạng tròn màu đỏ có chức năng nuôi cơ thể.
- Cơ quan vận chuyển máu đi nuôi cơ thể gọi là cơ quan tuần hoàn .
- Lần lượt đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận .
-Lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
- Từng cặp quan sát tranh và làm việc theo yêu cầu của GV.
- Bức tranh 4 : Học sinh lên chỉ vị trí của tim trên hình vẽ .
- Học sinh dựa vào tranh để mô tả vị trí của tim trong lồng ngực .
- Lần lượt từng cặp học sinh lên trình bày.
- Hai em nhắc lại.
- Nêu bài học.
- Lớp chia thành hai đội có số người bằng nhau lên thực hiện trò chơi tiếp sức: Lần lượt từng em trong mỗi đội lên bảng viết tên 1 bộ phận của cơ thể có các mạch máu đi qua.
-Hai học sinh nhắc lại bài học.
-Hai học sinh nêu nội dung bài học .
-Về nhà học bài và xem trước bài mới
Tiết 4: Thủ công :
GẤP CON ẾCH
A/ Mục tiêu : - Sau bài học học sinh biết:
+ Cách gấp con ếch
+ Gấp được con ếch theo quy trình kĩ thuật.
+ Yêu thích gấp hình .
B/ Đồ dùng dạy học : - Một mẫu gấp con ếch. Tranh quy trình gấp con ếch, giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo.
C/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
- Giáo viên nhận xét đánh giá
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
- Gấp “ Con ếch ".
* Hướng dẫn quan sát và nhận xét :
- Cho học sinh quan sát mẫu một con ếch đã được gấp sẵn và hỏi:
- Con ếch này có đặc điểm và hình dạng như thế nào ?
- Giới thiệu và liên hệ ích lợi của con ếch thật so với con ếch gấp bằng giấy.
* Bước 1 : - Chọn và gấp cắt tờ giấy hình vuông.
- Gọi một em lên bảng thực hiện cắt gấp theo mẫu đã học ở lớp 2 .
-Bước 2: - Hướng dẫn HS gấp .
- Lần lượt hướng dẫn HS cách gấp tờ giấy hình vuông như tiết trước và gấp đôi tờ giấy theo đường chéo như Hình 2, được hình tam giác Hình 3, gấp đôi hình 3 để được dấu giữa rồi dở ra, Gấp hai nửa … như hình 4, Gấp hai nửa cạnh đáy hình tam giác… Hình 5, gấp đỉnh hình vuông trong hình 6 để được hình 7 SGV.
* Hoạt động 3: -Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch :
- Lần lượt hướng dẫn học sinh cách gấp thành con ếch lần lượt qua các bước như trong hình 8, 9 a, 9 b, hình 10, 11 và 12, 13 SGV.
- Hướng dẫn cách cho ếch nhảy hình 14
- Gọi một hoặc hai học sinh lên bảng nhắc lại các bước gấp con ếch
- Giáo viên cùng cả lớp quan sát các thao tác của bạn .
- Cho học sinh tập gấp bằng giấy .
3) Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Dặn về nhà học và làm bài xem trước bài mới
- Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Hai học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lớp tiến hành quan sát mẫu và nhận xét theo hướng dẫn của giáo viên
- Có đặc điểm: Gồm có 3 phần là phần đầu, phần thân và phần chân.
- Phần đầu có hai mắt nhọ về phía trước, phần thân rộng phình dần về phía sau và phần chân có hai chân trước và hai chân sau phía dưới bụng ếch.
- Lắng nghe ích lợi của con ếch thật .
- Lớp quan sát.
- Một học sinh lên chọn và gấp cắt để được một tờ giấy hình vuông như đã học lớp 2
- Quan sát GV hướng dẫn cách gấp tờ giấy hình vuông thành 2 phần bằng nhau theo đường chéo qua từng bước cụ thể .
- Tiếp tục quan sát giáo viên để nắm được cách gấp qua các bước ở hình 3, 4, 5, 6, 7 … 13 để có được một con ếch hoàn chỉnh .
- Theo dõi giáo viên làm mẫu để tiết sau gấp thành con ếch hoàn chỉnh .
- Hai em nhắc lại lí thuyết về cách gấp con ếch .
Học sinh tập gấp bằng giấy .
- 2 HSnêu nội dung bài học
- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết sau đầy đủ để tiết sau thực hành gấp con ếch .
-------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao an 3T3CKTKN.doc