Giáo án Lớp 3 Tuần 25 Trường Tiểu học Yên Giang

A. Mục tiêu :

- Hệ thống hóa các chuẩn mực, hành vi đạo đức đã học của các tuần đầu của HK II.

- Có kĩ năng lựa chọn và thực hiện một số hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mục trong từng tình huống cụ thể trong cuộc sống.

B. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị 1 số phiếu, mỗi phiếu ghi 1 tình huống.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 25 Trường Tiểu học Yên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổ chức các trò chơi dân gian trong các dịp lễ tết, hội khẻo Phù Đổng, các giờ ngoại khóa, giờ ra chơi. 4.2. Quy mô hoạt động - Tổ chức theo quy mô lớp. 4.3. Tài liệu và phương tiện * Sách và các tuyển tập trò chơi dân gian: - Sách"136 trò chơi dân gian Việt Nam" của PGS, TS. Nguyễn Toán, PGS Lê Anh Thơ. - Sách"Trò chơi dân gian Việt Nam" của tác giả Phan Thanh Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm. - Tuyển tập "Trò chơi dân gian Việt Nam dành cho thiếu nhi" của thành đoàn Hà Nội, 2002. * Dụng cụ, sân bãi và các điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi. 4.4. Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị: * Đối với GV: - Hướng dẫn HS sưu tầm các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi qua sách báo, người thân... - Nắm được luật chơi và cách chơi của một số trò chơi dân gian đơn giản. - Hướng dẫn HS học thuộc 1 số bài thơ, đồng dao liên quan đến trò chơi. - Chuẩn bị 1 số phần thưởng nhỏ để động viên người chơi. * Đối với HS: - Tự sưu tầm 1 số trò chơi dân gian theo sự hướng dẫn của GV. Bước 2: Giới thiệu 1 số trò chơi dân gian: - Cho HS hát 1 bài dân ca hoặc 1 bài đồng dao. - GV giới thiệu 1 số trò chơi dân gian dành cho HS lớp 3 như: trò chơi "Cướp cờ", Đồ. - Hướng dẫn cách chơi, luật chơi và 1 số yêu cầu khi tổ chức trò chơi. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Nhắc nhở HS đảm bảo an toàn khi tổ chức trò chơi. Bước 3: Chơi trò chơi: - HS tổ chức chơi các trò chơi dân gian theo tổ, nhóm. Bước 4: Tổng kết - Đánh giá: - GV nhận xét thái độ, ý thức của HS. - Dặn dò những nội dung chuẩn bị cho buổi học sau. Thứ ba ngày 26 tháng 02 năm 2013 Toán ÔN TẬP A. Mục tiêu: - Củng cố về tính giá trị của biểu thức và giải "Bài toán giải bằng hai phép tính". B. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Gv nêu mục đích, yc của tiết học: 2. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Tính giá trị của biểu thức: a) 3620 : 4 x 3 b) 2070 : 6 x 8 Bài 2: Có 30 cái bánh xếp đều vào 5 hộp. Hỏi trong 4 hộp đó có bao nhiêu cái bánh Bài 3: Lập bài toán theo tóm tắt sau rồi giải bài toán đó: Tóm tắt 3 xe : 5640 viên gạch 2 xe : ... viên gạch ? - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm vở một số em, nx chữa bài. 3. Củng cố. dặn dò: - Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: a) 3620 : 4 x 3 = 905 x 3 = 2715 b) 2070 : 6 x 8 = 345 x 8 = 2760 - Có 3 xe như nhau chở 5640 viên gạch. Hỏi trên 2 xe đó có bao nhiêu viên gạch ? Thủ công LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG (TIẾT 1) A.Mục tiêu: - Học sinh biết vận dụng các kĩ năng gấp, cắt, dán để làm được cái lọ hoa gắn trường. Làm được một lọ hoa gắn tường đúng qui trình kĩ thuật. - Yêu thích các sản phẩm đồ chơi. B.Đồ dùng dạy học: - Mẫu lọ hoa gắn tường bằng bìa đủ to để học sinh quan sát đượ - Tranh quy trình làm lọ hoa gắn tường. Bìa màu giấy A4, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công, hồ dán. C. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát vật mẫu và giới thiệu. + Lọ hoa có mấy phần ? + Màu sắc của lọ hoa như thế nào ? - Cho học sinh mở dần lọ hoa gắn tường để nhận biết về từng bước làm lọ hoa. + Tờ giấy gấp hình gì ? + Lọ hoa được gấp giống mẫu gấp nào đã học ? 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu. Bước 1: Làm đế lọ hoa. Bước 2: Tách phần gấp đế lọ hoa ra khỏi các nếp gấp làm thân lo.ï Bước 3: Hoàn chỉnh thành lọ hoa gắn tường. - Cho HS tập làm lọ hoa trên giấy nháp. III. Củng cố - dặn dò: - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Lớp quan sát hình mẫu. + Lọ hoa có 3 phần miệng lọ, thân và đáy lọ. + Có màu sắc đẹp. - 1 em lên bảng mở dần lọ hoa, lớp theo dõi và trả lời: + Tờ giấy gấp lọ có dạng hình chữ nhật. + Là mẫu gấp quạt đã học. - Theo dõi GV làm và hướng dẫn mẫu. - 2 em nhắc lại quy trình làm lọ hoa gắn tường. - Tập gấp lọ hoa gắn tường bằng giấy. Luyện từ và câu NHÂN HOÁ. ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: Ở ĐÂU? A. Mục tiêu: B. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Gv nêu mục đích, yc của tiết học 2. Gv hướng dẫn hs làm một só bài tập sau: Bài 1: Đọc đoạn thơ sau rồi điền vào bảng dưới đây. Tiếng dừa làm dịu nắng trưa Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo Trời trong đầy tiếng rì rào Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra. Đứng canh trời đất bao la Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi. Tên sự vật Từ ngữ tả sự vật như người - Yc hs đọc đề bài, lên bảng lam BT - HS nhận xét, chữa bài - GV chốt kết quả đúng Bài 2: Gạch chân dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: ở đâu? Các em nhỏ they cụ già ngồi ở vệ cỏ ven đường. Ngoài vườn, hoa hồng và hoa cúc đang nở rộ. Trong lớp, học sinh đang học bài. Bầy chim sẻ hót ríu rít trong vòm lá. - Yc hs đọc đè bài và làm BT - GV kết luận 3. Củng cố, dặn dò: - Hs đọc đề bài - Hs lên bảng làm BT - Nhận xét, chữa bài - Hs đọc đề bài - Hs lên bảng làm BT - Nhận xét, chữa bài Thứ năm ngày 28 tháng 02 năm 2013 Toán LUYỆN TẬP A. Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về giải "Bài toán giải bằng hai phép tính - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B. Hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Gv nêu mục đích, yc của tiết học: 2. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Bình mua 5 mớ rau hết 2500 đồng. Hòa mua 3 mớ rau cùng loại. Hỏi Hòa phải trả bao nhiêu đồng ? (Giải 2 cách) Bài 2: Mua 8 lạng thịt hết 28000 đồng. Hỏi mua 5 lạng thịt cùng loại thì phải trả bao nhiêu tiền ? Bài 3: May 4 bộ quần áo hết 16 m vải. Chị nhận may 7 bộ quần áo thì phải nhận về bao nhiêu mét vải ? (Giải 2 cách) - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài 3. Củng cố- Dặn dò: - Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: Tập làm văn ÔN TẬP: KỂ VỀ LỄ HỘI Ở QUÊ EM A. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào vào kết quả quan sát hai bức tranh lễ hội (chơi đu và đua thuyền)học sinh chọn và kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong một bức ảnh B. Đồ dùng dạy học: - Hai bức ảnh lễ hội trong SGK (phóng to) C. Hoạt động dạy-học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - Gọi hai học sinh kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn và TLCH. - Nhận xét ghi điểm. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu từng cặp học sinh quan sát 2 tấm ảnh, trao đổi, bổ sung, nói cho nhau nghe về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong từng ảnh. - Mời HS lên thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội. - Nx, biểu dương những em giới thiệu tốt. Bài 2: - Yc hs viết những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn kể về lễ hội ở quê hương em - Thu một số bài chấm và nhận xét III. Củng cố - dặn dò: - Vn viết lại vào vở những điều mình vừa kể. - Hai em lên kể lại câu chuyện Và TLCH: Qua câu chuyện hiểu gì ? - Lớp theo dõi, nhận xét. - Một em đọc yêu cầu bài tập. - Quan sát các bức tranh trao đổi theo bàn. - Sau đó nhiều em nối tiếp lên giới thiệu về quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội từng bức ảnh. Cả lớp theo dõi bổ sung, bình chọn bạn nói hay nhất - Hai em nhắc lại nội dung bài học. - Hs thực hiện - Lắng nghe nx Luyện viết Bài 31( kiểu chữ đứng) A. Mục tiêu: - Giúp HS viết đúng, đẹp nội dung bài, viết đều nét, đúng khoảng cách, độ cao từng con chữ: m, M, H, L, a, ô, n, h… - Rèn kĩ năng viết đẹp, cẩn thận, chu đáo. B. Đồ dùng dạy học: - Vở luyện viết của HS, bảng lớp viết sẵn nội dung bài C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ: - GV nhận xét chung II. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện viết + Hướng dẫn HS viết chữ hoa trong bài - Trong bài có những chữ hoa nào? - Yêu cầu HS nhắc lại quy trình viết. + H: * ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang đến ĐK6 thì dừng * Từ điểm DB của nét 1, đổi hướng theo chiều đi xuống để viết nét khuyết dưới, nối liền sang nét khuyết trên. Khi kết thúc nét khuyết xuôi thì chuyếnang viết nét móc phải. DB trên ĐK2 * Lia bút lên quá ĐK4, viết nét thẳng đứng cắt giữa đoạn nối hai nét khuyết chia chữ H làm hai theo chiều dọc. Điểm DB gần ĐK2 + L: * Từ điểm Db trên Đk6, viết một nét cong lượn dưới như viết phần đầu của chữ c hoặc chữ g. Sau đó, đổi hướng rẽ bút viết nét lượn dọc(lượn hai đầu) đến ĐK1thì đổi hướng để tiếp tục viết nét lượn ngang, tạo một nét xoắn nhỏ ở chân chữ. - Yêu cầu HS viết vào vở nháp - GV nhận xét chung 3. Hướng dẫn HS viết bài - Các chữ cái trong bài có chiều cao như thế nào? - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - GV nhận xét, bổ sung. - Y/c HS viết bài - GV bao quát chung, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách trình bày 4. Chấm bài, chữa lỗi - Chấm 7 - 10 bài, nêu lỗi cơ bản - Nhận xét chung, HD chữa lỗi III. Củng cố, dặn dò - HS mở vở, kiểm tra chéo, nhận xét - HS nêu: G, H, L - HS nhắc lại quy trình viết: + G: * Viết nét 1: ĐB trên ĐK2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên đến gần ĐK6 thì hơi lượn sang phải. DB ở ĐK6 * Viết nét 2: Từ điểm DB của nét 1 trên ĐK6, viết một nét thẳng đứng xuống đến ĐK1 thì dừng * Viết nét 3: Từ điểm DB của nét 2 trên ĐK1, đổi hướng rẽ bút và viết một nét thẳng xiên (hơI lượn jai đầu) kéo dài lên ĐK6 thì DB. * Viết nét 4: Từ điểm DB của nét 3 trên ĐK6, đổi hướng rẽ bút và viết nét móc ngược phải. DB trên ĐK2 - HS trả lời - HS viết vào vở nháp - Lớp nhận xét - HS trả lời: + g, , h, l: cao 2 li rưỡi + a, i, o, n,…: cao 1 li - HS trả lời - Lớp nhận xét - 1 HS đọc lại bài viết - HS viết bài HS chữa lỗi Nhận xét của BGH ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc
Giáo án liên quan