Giáo án Lớp 3 Tuần 23 Trường TH Trần Quốc Toản

1.Bài cũ :

- Gọi hai em lên bảng làm BT: Đặt tính rồi tính: 1502 x 4 1091 x 6

- Nhận xét ghi điểm.

2.Bài mới:

a) Giới thiệu bài:

* Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân

- Giáo viên ghi lên bảng: 1427 x 3 = ?

- Yêu cầu HS đặt tính rồi tính trên bảng con.

- Mời 1HS lên bảng thực hiện.

- GV ghi bảng như sách giáo khoa.

 

b) Luyện tập:

Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1.

- Yêu cầu học sinh thực hiện vào bảng con.

- Mời 2HS lên bảng thực hiện.

- Giáo viên nhận xét chữa bài.

 

doc31 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1105 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 23 Trường TH Trần Quốc Toản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì ? + Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp, lá cây còn có chức năng gì ? Bước 2: Làm việc cả lớp - Mời một số cặp trình bày kết quả thảo luận trước lớp. - GV nhận xét chốt lại ý đúng. + Vậy lá cây có có những chức năng nào ? * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm. Bước 1 : - Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận dựa vào thực tế cuộc sống và hình trong sách giáo khoa trang 89 để: + Nêu ích lợi của lá cây ? + Kể tên 1 số lá cây dùng để gói bánh, làm thuốc, để ăn, làm nón, lợp nhanh[ Bước 2: - Mời đại diện các nhóm thi kể trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. d) Củng cố - Dặn dò: - Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày. - Về nhà học bài và ghi nhớ. - 2 em trả lời câu hỏi: Nêu đặc điểm của lá cây. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp theo dõi. - Các cặp ngồi xoay mặt vào với nhau để quan sát hình 1 trong sách giáo khoa trang 88 để đặt câu hỏi và trả lời với nhau. + Lá cây khi quang hợp hấp thụ khí các bon níc và thải ra khí ô xi, quá trình này xảy ra vào ban ngày. Ngược lại trong quá trình hô hấp lá cây hấp thụ khí ô - xi và thải ra các bon - níc, quá trình này xảy ra vào ban đêm. + Ngoài ra lá cây còn tham gia vào việc thoát hơi nước. - Lần lượt một số cặp trình bày trước lớp. - Cả lớp nhận xét bổ sung. - Các nhóm thảo luận. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung: Lá cây để ăn, làm thuốc, gói bánh, gói hàng, làm nón, lợp nhà, làm phân bón … - Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Hai học sinh nhắc lại nội dung bài học. -------------------------------------------------- Tiết 4: Thủ công: ĐAN NONG ĐÔI A/ Mục đích yêu cầu: - HS biết cách đan nong đôi. Đan được nong đôi dồn được nan nhưng có thể chưa khít , Dán được nẹp xung quanh tấm đan, đúng qui trình kĩ thuật. - GDHS Yêu thích các sản phẩm đan lát B/ Đồ dùng dạy học: - Mẫu tấm đan nong đôi, mẫu tấm đan nong mốt để HS so sánh. - Tranh quy trình và sơ đồ đan nong đôi. Các nan để đan mẫu. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh. - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Khai thác: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát tấm đan nong đôi và giới thiệu. - Cho HS quan sát cả hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt, TLCH: + Em hãy so sánh hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt ? + Trong thực tế người ta sử dụng cách đan nong đôi để làm gì ? * Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu - Treo tranh quy trình vừa hướng dẫn, vừa làm mẫu. + Bước 1: Kẻ, cắt các nan đan. Cách cắt nan dọc, nan ngang và nẹp như cách cắt để đan nong mốt. + Bước 2: Đan nong đôi. Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè 2 nan và lệch nhau 1 nan dọc giữa 2 hàng ngang liền kề. - Cho HS xem sơ đồ đan nong đôi ở tranh quy trình. + Bước 3: Dán nẹp xung quanh tấm đan. - Cho HS cắt các nan đan và tập đan nong đôi. d) Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt và đan nong đôi. - Về nhà tập đan, chuẩn bị giờ sau thực hành. - Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài . - Cả lớp quan sát tấm đan nong đôi. - Quan sát cả hai tấm đan nong đôi và đan nong mốt rồi nêu nhận xét: + Cả hai tấm đan có kích thước các nan đan bằng nhau nhưng cách đan khác nhau. + Người ta sử dụng cách đan này để đan rá, nong, nia, ... - Quan sát tranh quy trình và theo dõi GV hướng dẫn cách đan nong đôi. - 2HS nhắc lại cách đan. - Cả lớp cắt các nan và tập đan nong đôi. - HS dọn dẹp, vệ sinh lớp học. ---------------------------------------------- Buổi chiều HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TOÁN A/ Mục tiêu: - Củng cố về nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số, giải toán. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Đặt tính rồi tính: 3418 x 2 2527 x 3 1419 x 5 1914 x 5 Bài 2: Tìm x : x : 5 = 1308 x : 6 = 1507 Bài 3: Bình mua 4 quyển vở, mỗi quyển giá 1200 đồng. Bình đưa cho cô bán hàng 5000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả lại cho Bình bao nhiêu tiền ? - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: 3418 2527 1419 1914 x 2 x 3 x 5 x 5 6836 7581 7095 9570 x : 5 = 1308 x : 6 = 1507 x = 1308 x 5 x = 1507 x 6 x = 6540 x = 9042 Giải: Số tiền mua 4 quyển vở là: 1200 x 4 = 4800 (đồng) Số tiền cô bán hàng phải trả lại là: 5000 - 4800 = 200 (đồng) ĐS: 200 đồng ------------------------------------------------------- TOÁN NÂNG CAO A/ Mục tiêu: - Nâng cao kiến thức về phép nhân số có 4 chữ số với số có 1 chữ số. - Giáo dục HS tự giác trong học tập. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu HS làm các BT sau: Bài 1: Tính: 1243 3210 1311 1203 x 2 x 3 x 6 x 7 Bài 2: Tính nhẩm: 3000 x 2 20 x 5 10 x10 4000 x 2 200 x 5 100 x 10 5000 x 2 2000 x 5 1000 x 10 Bài 3: Tính chu vi HCN có cạnh dài là 1327 cm, cạnh ngắn là 969 cm. (Tính 2 cách) Bài 4: Tùng mua 6 con tem, mỗi con tem giá 800 đồng. Tùng đưa cô bán hàng tờ giấy bạc 5000 đồng. Hỏi cô bán hàng phải trả cho lại cho Tùng bao nhiêu tiền ? (Giải 2 cách) - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm. - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, cả lớp theo dõi bổ sung: 1243 3210 1311 1203 x 2 x 3 x 6 x 7 2486 9630 7866 8421 3000 x 2 = 6000 20 x 5 = 100 4000 x 2 = 8000 200 x 5 = 1000 5000 x 2 = 10000 10 x 10 = 100 2000 x 5 = 10000 100 x 10 = 1000 1000 x 10 = 10000 Giải: Chu vi hình chữ nhật là: (1327 + 969) x 2 = 4592 (cm) ĐS: 4592 cm Cách 2: Chu vi HCN là: 1327 x 2 + 969 x 2 = 4592 (cm) ĐS: 4592 cm Giải: Số tiền mua 6 con tem là: 800 x 6 = 4800 (đồng) Số tiền cô bán hàng phải trả lại là: 5000 - 4800 = 200 (đồng) ĐS: 200 đồng Cách 2: Giải: Số tiền cô bán hàng phải trả lại là: 5000 - 800 x 6 = 200 (đồng) ĐS: 200 đồng --------------------------------------------- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TIẾNG VIỆT A/ Yêu cầu: - HS luyện đọc các bài tập đọc đã học trong tuần. - Rèn kĩ năng đọc đúng, trôi chảy. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS luyện đọc: - Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm các bài: Nhà ảo thuật; Chương trình xiếc đặc sắc kết hợp trả lời các câu hỏi sau bài đọc. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Tổ chức cho HS thi đọc trước lớp. + Mời 3 nhóm mỗi nhóm 4 HS thi đọc nối tiếp 4 đoạn trong bài Nhà ảo thuật. + Mời 1 số HS thi đọc bài Chương trình xiếc đặc sắc và TLCH: + Rạp xiếc viết quảng cáo để làm gì ? + Hãy nêu hình thức của một tờ quảng cáo ? - Nhận xét, tuyên dương những cá nhân và nhóm thể hiện tốt nhất. 2. Dặn dò: Về nhà luyện đọc thêm. - HS luyện đọc theo nhóm. - 3 nhóm thi đọc trước lớp. - Thi đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - Cả lớp theo dõi, bình chọn những bạn và nhóm đọc tốt nhất. ------------------------------------------------------- RÈN CHỮ A/ Yêu cầu: - HS nghe và viết chính xác đoạn bài Nghe nhạc. - Rèn cho HS kĩ năng viết đúng chính tả và trình bày bài viết sạch đẹp. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò * Hướng dẫn HS nghe - viết: - Đọc đoạn bài chính tả Nghe nhạc. - Gọi 2HS đọc lại. - Yêu cầu đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi: + Đoạn văn nói điều gì ? + Những chữ nào trong đoạn viết hoa ? - Yêu cầu HS tập viết trên bảng con những từ dễ lẫn và ghi nhớ chính tả. * Đọc cho HS viết bài vào vở. * Chấm vở một số em, nhận xét chữa lỗi phổ biến. * Dặn dò: Về nhà viết lại cho đúng những chữ đã viết sai, viết mỗi chữ 1 dòng. - Nghe GV đọc bài. - 2 em đọc lại. - Cả lớp đọc thầm và trả lời: + Bài thơ kể bé Thương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tiếng nhạc làm cho cây cối cũng lắc lư, viên bi lăn tròn rồi nằm im. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu dòng thơ, tên riêng của người. - Tập viết các từ dễ lẫn. - Nghe - viết bài vào vở. - Lắng nghe nhận xét, rút kinh nghiệm. ---------------------------------------------------- TIẾNG VIỆT NÂNG CAO A/ Yêu cầu: - HS làm đúng BT phân biệt vần dễ lẫn, mở rộng vốn từ "Sáng tạo", ... - Giáo dục HS chăm học. B/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động cảu thầy Hoạt động của trò 1. Hướng dẫn HS làm BT: - Yêu cầu cả lớp làm các BT sau: Bài 1: Điền vào chỗ trống vần ut hay uc: - cần tr... - máy x... - Cao v... - s... bóng - bánh đ... - hoa c... - ông b... - lũ l... Bài 2: Tìm những sự vật được nhân hóa trong bài thơ sau và cho biết những từ ngữ nào giúp em nhận ra điều đó ? HẠT MƯA (Trích) Hạt mưa tinh nghịch lắm Thi cùng với ông sấm Gõ thùng như trẻ con Ào ào trên mái tôn. Rào rào một lúc thôi Khi trời đã tạnh hẳn Sấm chớp chuồn đâu mất Ao đỏ ngầu màu đất Như là khóc thương ai: Chị mây đi gánh nước Dứt quãng ngã sóng soài. Lê Hồng Thiện Bài 3: Điền tiếp bộ phận câu TLCH Như thế nào ? để các dòng sau thành câu: a) Quân của Hai Bà Trưng chiến đấu ... b) Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái là một cậu bé ... c) Qua câu chuyện Đất quý, đất yêu ta thấy người dân Ê-ti-ô-pi-a ... d) Khi gặp địch, anh Kim Đồng đã xử trí ... - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. 2. Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm, ghi nhớ. - Cả lớp tự làm BT vào vở. - Lần lượt từng em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. - cần trục - máy xúc - Cao vút - sút bóng - bánh đúc - hoa cúc - ông bụt - lũ lụt Những sự vật được nhân hóa và từ ngữ thể hiện biện pháp nhân hóa là: - Hạt mưa: tinh nghịch - Sấm: ông, gõ thùng như trẻ con - Sấm chớp: chuồn đâu mất - Ao: (mắt) đỏ ngầu, như là khóc thương ai - Mây: gánh nước, ngã sóng soài. a) ... rất dũng cảm. b) ... rất ham học. c) ... rất yêu quý mảnh đất quê hương. d) ... rất thông minh và linh hoạt.

File đính kèm:

  • docGiao an 3Tuan 23CKT.doc
Giáo án liên quan