HĐ1: Tìm hiểu lịch sử là gì?
GV? Cây cỏ, loài vật. có phải từ khi xuất hiện đã có hình dạng như ngày nay?
GV? Con người, mọi vật trên thế giới này đều tuân theo quy luật gì của thời gian?
HS: - Trải qua quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu
GV: Cho hs xem tranh về bầy người nguyên thuỷ và những thành tựu mới nhất của XH loài người.
GV?Vậy lịch sử là gì?
HS: - Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
GV?Có gì khác giữa lịch sử một con người và lịch sử xh loài người có gì khác nhau?
HS: + LS con người: Là quá trình sinh ra, già yếu, chết
76 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 6 - Tiết 1 đến 33, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền
tự chủ ?
HS Dựa vào SGK trả lời .
GV?Theo em, việc vua nhà Đường phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ có ý nghĩa gì ?
HS Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường , thể hiện quyền thống trị của nhà Đường đối với An Nam , nay phong cho Khúc Thừa Dụ để chứng tỏ An Nam vẫn thuộc nhà Đường .
GV Yêu cầu HS đọc đoạn cuối trong mục 1 SGK .
GV? Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì ?
HS Dựa vào SGK trả lời .
Hoạt động 2: Cá nhân :Tìm hiểu Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931).
GV Giới thiệu vài nét về nước Nam Hán .
GV? Khúc Hạo gửi con trai mình sang Nam Hán làm con tin nhằm mục đích gì ?
HS Thể hiện sự chủ động đối phó của Khúc Hạo nhằm kéo dài thời gian hòa hỗn để củng cố lực lượng , chuẩn bị đối phó.
GV Yêu cầu HS đọc những đoạn tiếp theo trong mục 2 SGK .
GV Sử dụng lược đồ lược thuật cuộc tấn công xâm lược của quân Nam Hán .
GV? Giới thiệu vài nét về Dương Đình Nghệ ?
HS Dựa vào SGK trả lời .
GV: Yêu cầu HS lên bảng điền kí hiệu thể hiện đường tiến quân của Dương Đình Nghệ và trình bày lại diễn biến?
1. Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh nào ?
- Khúc Thừa Dụ quên Hồng Châu (Hải Dương), sống đc mọi người mến phục.
- Nhà Đường suy yếu , không kiểm soát được nước ta .
- Năm 905 , Tiết độ sứ An Nam là Độc Cổ Tổn bị giáng chức à Khúc Thừa Dụ nổi dậy .
- Năm 906 , vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ .
2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931)
- Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mĩ lên thay. Năm 930 quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu .
- Năm 931 , Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm được Tống Bình. Sau đó đánh tan quân Nam Hán.
- Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết Độ Sứ , tiếp tục xây dựng nền tự chủ .
4. Sơ kết bài học
- Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ ?
- Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931) như thế nào ?
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài các phần đã ghi.
- Xem trước bài 27 : Ngô Quyền Và Chiến Thắng Bạch Đằng
Chú ý các câu hỏi in đậm trong SGK .
+ Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì ?
+ Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?
+ Vì sao nói : trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
Tiết 32
Bài 27: NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG
BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1 . Kiến thức :
- Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào ? Ngô quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động .
- Đây là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta . Trong trân này , tổ tiên ta đã tận dụng cả ba yếu tố “ thiên thời – địa lợi – nhân hòa ” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng .
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta .
2 . Tư tưởng :
- Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc .
- Ngô Quyền là anh hùng dân tộc , người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc , khẳng định nền độc lập của Tổ quốc .
3 . Kĩ năng :
- Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử .
- Kĩ năng xem tranh lịch sử .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bản đồ treo tường “ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ” .
- Tranh lăng Ngô Quyền , tranh về trận chiến Bạch Đằng .
- Tư liệu tham khảo .
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ ?
- Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930 – 931) như thế nào ?
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: Tìm hiểu Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán.
GV? Hãy cho biết vài nét về Ngô Quyền ?
HS : Dựa vào SGK trả lời .
GV : Giới thiệu bối cảnh lịch sử dẫn tới cuộc chiến trên sông Bạch Đằng .
GV? Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
HS : Trị tội tên phản bộii Kiều Công Tiễn , bảo vệ nền tựchủ đang được xây dựng của đất nước .
GV?Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu nhà Hán?
HS : Lo sợ chống không nổi và muốn mượn tay nhà Hán đánh Ngô Quyền .
GV : Gọi HS đọc tiếp các đoạn trong SGK
HS : Đọc to , rõ cho các bạn cùng nghe .
GV? Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào ?
HS: - Chủ động đón đánh quân xâm lược .
- Độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông .
HĐ: Tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
GV: Sử dụng bản đồ tường thuật diễn biến chính của trận chiến ( theo SGK ) , cho HS xem tranh về trận chiến Bạch Đằng .
HS: Chăm chú lắng nghe .
GV? Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta ?
HS: Sau trận này quân Nam Hán không dám xâm chiếm nước ta nữa . Với chiến thắng này , nhân dân ta đã đập tan hồn tồn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến phương Bắc , khẳng định nền độc lập của Tổ quốc .
GV? Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ?
HS: Huy động được sức mạnh của tồn dân , tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng , chủ độngdưa ra kế hoạch và cách đánh đợc đáo để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc .
GV: Cho HS xem tranh lăng Ngô Quyền ( Ba Vì – Hà Tây )
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ?
- Năm 937 , Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết. Đc tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc .
- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán . Năm 938 nhà Nam Hán xâm lược nước ta.
-Ngô Quyền tiến vào thành Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn và khẩn trương chống giặc: chủ động đón đánh giặc, bố trí bãi cọc ngầm trên sông .
2 . Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 .
- Năm 938 , quân Nam Hán kéo vào vùng biển nước ta .
- Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra đánh nhử. Quân Nam Hán đuổi theo và lọt vào trận địa cọc .
- Khi nước triều rút, Quân ta dũng mãnh xông vào tiêu diệt quân thù. Hoằng Tháo tử trận, quân giặc chết quá nửa . Trận Bạch Đằng kết thúc hoàn toàn thắng lợi .
- Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của pk phương Bắc, khẳng đình nền độc lập lâu dài của tổ quốc.
4 . CỦNG CỐ .
- Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ?
- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?
- Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào ?
5 . HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
- Học thuộc các phần đã ghi .
- Xem lại bài trong SGK .
- Xem trước bài 28 : Ôn tập.
Tiết 33
Bài 28 ÔN TẬP
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1 . Kiến thức :
Giúp HS hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc xa xưa đến thế kỉ X :
- Các giai đoạn phát triển từ thời nguyên thủy đến thời dưng nước Văn Lang – Âu lạc .
- Những thành tựu văn hóa tiêu biêủ .
- Những cuộc khởi nghĩa lớn thời Bắc thuộc giành độc lập cho Tổ quốc .
- Những anh hùng dân tộc .
2 . Tư tưởng :
- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc .
- Yêu mến , biết ơn các anh hùng dân tộc , các thế hệ tổ tiên đã có công xây dựng và bảo vệ đất nước .
-Ý thức vươn lên xây dựng đất nước .
3 . Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa các sự kiện , đánh giá các nhân vật lịch sử .
- Liên hệ thực tế .
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bảng phụ , tranh ảnh , tư liệu tham khảo .
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1 . Ổn định lớp .
2 . Kiểm tra bài cũ .
- Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ?
- Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ?
- Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai ?
3 .Bài mới:
Giới thiệu bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
GV ? Từ xa xưa đến thế kỉ X , lịch sử nước ta đã trải qua những thời kì nào ?
HS : Qua 3 thời kì : thời nguyên thủy , thời dựng nước , thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc .
GV ? Thời nguyên thủy đã trải qua những giai đọan nào ?
HS : Ba giai đọan : tối cổ ( đá cũ ) , đá mới và sơ kì kim khí .
GV ? Thời dựng nước đầu tiên diễn ra vào lúc nào ? Tên nước là gì ? Vị vua đầu tiên là ai ?
HS : Dựa vào các phần đã học trả lời : (Nội dung giống phần ghi bảng )
GV ? Những cuộc khởi nghĩa lớn trong thời Bắc thuộc ? Ý nghĩa lịch sử của những cuộc khởi nghĩa đó ?
HS : Dựa vào phần ôn tập chương ba để trả lời .
GV ? Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hồn tồn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc ? Tại sao ?
HS : Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ; Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù , chấm dứt hồn tồn ách đô hộ hơn một nghìn năm của các triều đại phong kiến phương Bắc .
GV ? Hãy kể tên những vị anh hùng đã giương cao lá cờ đấu tranh chống Bắc thuộc , giành độc lập cho Tổ quốc .
HS : Dựa vào phần ôn tập chương ba để trả lời .
GV ? Hãy mô tả các công trình nghệ thuật nổi tiếng của thời cổ đại ?
HS : Tập trung trả lời ở 2 công trình lớn là trống đồng Đông Sơn và thành Cổ Loa
GV cho HS nhắc lại :
- Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh về các vua Hùng .
- Ba điểm trong phần đóng khung của bài 25 .
1 . Thời nguyên thủy .
TT
Các giai đoạn
Di chỉ chính
1
Đá cũ
2
Đá mới
3
Sơ kì kim khí
2 . Thời dựng nước .
a) Nước Văn Lang :
- Danh hiệu vua :
- Bộ máy nhà nước :
- Kinh đô :
- Các đơn vị hành chính :
b) Nước Âu Lạc :
- Điều kiện hình thành nhà nước Âu lạc ( trình bày thêm về cuộc kháng chiến chống Tần ) :
- Danh hiệu vua :
3 . Thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc .
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra chống Bắc thuộc giành độc lập dân tộc .
- Sự kiện nào khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ quốc là chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền ; Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù , chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn một nghìn năm của các triều đại phong kiến phương Bắc .
4 . Hướng dẫn học tập
- Xem lại các phần đã vừa học .
- Làm bài tập ở nhà theo mẫu trong SGK tr 78 : Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938, chuẩn bị cho KT cuối năm.
..
KIỂM TRA HỌC KÌ II
(Đề của Phòng GD-ĐT)
File đính kèm:
- giao su 6 ca nam.doc