Giáo án Vật Lí Lớp 6- Chương trình cả năm - Trường THCS Thạnh Đông

I/.MỤC TIÊU

* Về kiến thức

 HS biết trọng lực là lực hút trái đất tác dụng lên một vật và độ lớn của nó gọi là trọng lượng, công thức tính trọng lượng và nêu được ý nghĩa của các đơn vị đo.

 HS hiểu được phương và chiều của trọng lực thông qua ví dụ của giáo viên.

 * Về kĩ năng:

 HS thực hiện được bài tập vận dụng công thức tính trọng lượng của một vật.

 HS thực hiện thành thạo việc đổi từ đơn vị Kg sang Niuton.

* Về thái độ

 Thói quen cẩn thận, tỷ mỹ trong hoạt động tự lập.

 Tính cách biết hợp tác làm việc trong nhóm

II/.NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Định nghĩa trọng lực: là lực hút trái đất tác dụng lên một vật.

 Độ lớn của trọng lực: gọi là trọng lượng.

 Đặc điểm của trọng lực: có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới và độ lớn phụ thuộc vào khối lượng của vật.

 Công thức tính trọng lực: P = 10.m

III/.CHUẨN BỊ :

- GV:

• 1 Giá treo

• 1 Lò xo

• 1 Quả nặng 100g có móc treo

- Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:

 1 Giá treo

 1 Lò xo

 1 Quả nặng 100g có móc treo

 1 Dây dọi

 1 khay nước

 1 Chiếc thước êke

IV/.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP

 

doc72 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 265 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 6- Chương trình cả năm - Trường THCS Thạnh Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. - Học sinh đọc mẫu đối thoại đầu bài. + Hướng dẫn học sinh dự đốn. + Chúng ta phải tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đốn để khẳng định ai đúng ,ai sai. *Hoạt động 2: Làm TN về sự sôi. + Hướng dẫn học sinh bố trí và tiến hành TN như hình 28.1 SGK / 85. - Bố trí và tiến hành TN ở nhóm theo sự hướng dẫn của Giáo viên - Học sinh theo dõi TN. Phân công người theo dõi thờ gian , người theo dõi nhiệt độ, người theo dõi hiện tượng xảy ra , người ghi chép. Chú ý : trong suốt thời gian đun phải làm đúng theo sự phân công , khônh chạm tay vào cốc và trả lời các câu hỏi từ C1 – C5. - C1 – C3 : Tuỳ thuộc vào từng TN củ học sinh . - C4 : Không tăng. - C5 : Bình đúng. + Lưu ý học sinh về an tồn trong TN. + Theo dõi và hướng dẫn học sinh điền bảng theo dõi nhiệt độ và vẽ đường biểu diễn. - Dựa vào kết quả vẽ đường biểu diễn. _ Ghi nhận xét về đường biểu diễn – thảo luận trên lớp. - Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ . Đường biểu diễn có đăïc điểm gì ? - Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước có thay đổi không ? Đường biểu diễn trên hình có đặc điểm gì ? I. Thí nghiệm về sự sôi. 1. Thí nghiệm. Hình 28.1 SGK / 85. 2. Vẽ đường biểu diễn. - Trục nằm ngang là trục thời gian. - Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ. - Gốc của trục nhiệt độ là 400C. Gốc của trục thời gian là phút 0. 4. câu hỏi và bài tập củng cố : - Thu bài - Nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân. - Cho điểm nhóm - cá nhân làm việc tích cực. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. - BT 28 -29.4 , 28 – 29 .6 SBT / 33, 34. - Chuẩn bị : Sự sôi ( tiếp theo ). V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 34 TIẾT 33 BÀI 29 SỰ SÔI ( tiếp ) I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hiện tượng và các đặc điểm của sự sôi. - Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản có liên quan đến các đặc điểm của sự sôi. - Có ý thức nghiêm túc. II. TRỌNG TÂM : Nắm được các đặc điểm và giải thích 1 số hiện tượng có liên quan đến sự sôi. III. CHUẨN BỊ : Một bộ dụng cụ để thực hiện thí nghiệm về sự sôi . IV. TIẾN TRÌNH : 1. Ổn định : Kiểm diện. 2. Kiểm tra miệng: - Nước sôi ở nhiệt độ nào ? Trong suốt thời gian sôi nhiệt độ của nước ntn ? Đường biểu diễn dạng gì ? 3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG * Hoạt động 1: Mô tả lại TN về sự sôi. + Y/c đại diện của 1 nhóm dựa vào bộ dụng cụ TN được bố trí để mô tả lại Tn về sự sôi . - Nhận xét theo dõi – nhận xét. + Giới thiệu nhiệt độ sôi của 1 số chất ( Bảng 29.1 / SGK 87 ). Gọi học sinh cho biết nhiệt độ sôi của 1 số chất. - Trả lời C6 . Từ đó rút ra kết luận. * Hoạt động 2: Vận dụng . + Hướng dẫn học sinh thảo luận các câu C7, C8, C9. + Y.c học sinh rút ra đặc điểm chung về sự sôi II. Nhiệt độ sôi. * Kết luận . - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ sôi. - Trong suốt thời gian sôi , nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. III. Vận dụng. + C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không đổi trong quá trình nước đang sôi. + C8: Vì nhiệt độ sôi của thủy ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước, còn nhiệt độ sôi của rượu thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. + C9: Đoạn AB ứng với quá trình nóng lên của nước. Đoạn BC ứng với quá trình sôi của nước. 4. Câu hỏi và bài tập củng cố: - Sự sôi và sự bay hơi khác nhau khác nhau như thế nào ? + Sư bay hơi : Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng – và chỉ xảy ra ở mặt thống. + Sự sôi : Xảy ra ở 1 nhiệt độ xác định – và xảy ra đồng thời ở mặt thống và ở trong lòng chất lỏng. - BT 28 – 29.1 . D. - BT 28 – 29.2 . C. - BT 28 – 29.3 Của sự sôi : B, C. Của sự bay hơi : A, D. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Học bài – Hồn chỉnh các bài tập. - Chuẩn bị ôn tập : Thi HK II. - Đọc phần có thể em chưa biết. V. RÚT KINH NGHIỆM : TUẦN 35 TIẾT 34 BÀI ÔN TẬP ÔN TẬP HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU èRút ra kết luận về sự co dãn về nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí. Mô tả được nhiệt kế thường dùng. Mô tả thí nghiệm xác định sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun trong quá trình làm nóng chảy băng phiến hoặc một chất kết tinh dễ tìm kiếm. Dựa vào bảng số liệu cho sẵn, vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun trong quá trình làm nóng chảy băng phiến. Rút ra kết luận về đặc điểm của nhiệt độ trong thời gian vật nóng chảy. Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi (nhiệt độ, gió và mặt thống). Trình bày cách tiến hành thí nghiệm và vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của nhiệt độ theo thời gian đun nước. Phân biệt sự sôi và sự bay hơi của nước: sự bay hơi xảy ra trên mặt thống ở nhiệt độ bất kỳ, còn sự sôi là sự bay hơi ngay trong lòng nước ở 1000C. Biết các chất lỏng khác nhau thì nhiệt độ sôi khác nhau. èGiải thích một số hiện tượng ứng dụng sự nở vì nhiết trong tự nhiên, đời số và kỹ thuật. Vận dụng sự co dãn vì nhiệt của các chất khác nhau để giải thích nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế. đơn vị nhiệt độ là 0C và 0F. Mô tả thí nghiệm chứng tỏ hơi nước ngưng tụ khi gặp lạnh và nêu một số hiện tượng ngưng tụ trong đời sống tự nhiên (sương, mù, mây, mưa, mưa đá, tuyết...). è Có thái độ tích cực trong ôn tập tại lớp và chăm chỉ tại nhà. II. TRỌNG TÂM: - Nhiệt học. III. CHUẨN BỊ IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra miệng: Bài mới: HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh ôn tập. 1. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ giảm? 2. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất? 3. Tìm một thí dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn trở có thể gây ra những lực rất lớn? 4. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống. 5. Điền vào đường chấm chấm trong sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể ứng với các chiều mũi tên. 6. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì? 7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun? 8. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào? 9. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì? I. ÔN TẬP 1. Thể tích của hầu hết các chất đều tăng khi nhiệt độ tăng, giảm khi nhiệt độ giảm. 2. Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất và chất rắn nở vì nhiệt ít nhất. 3. Học sinh tự làm. 4. Nhiệt kế được cấu tạo dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt. Nhiệt kế rượu dùng đo nhiệt độ khí quyển. Nhiệt kế thủy ngân dùng trong phòng thí nghiệm. Nhiệt kế ytế đo nhiệt độ cơ thể. 5. (1) Nóng chảy, (2) Bay hơi, (3) Đông đặc, (4) Ngưng tụ. 6. Mỗi chất nóng chảy và đông đặc ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau không giống nhau. 7. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn không tăng dù vẫn tiếp tục đun. 8. Không. Các chất lỏng bay hơi ở nhiệt độ bất kỳ. Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thống của chất lỏng. 9. Ở nhiệt độ sôi thì dù có tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi. Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng và trên mặt thống của chất lỏng. Hoạt động 2: Vận dụng. II. VẬN DỤNG Trong Hoạt động này, giáo viên cần cho học sinh thời gian chuẩn bị bài tham gia thảo luận xây dựng các câu trả lời chính xác. 1. Thứ tự sắp xếp. 2. Nhiệt kế đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. 3. Giải thích ứng dụng: 4. Theo bảng 30.1 (Xem phụ lục): - Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất, thấp nhất? - Tại sao có thể dùng nhiệt kế rượu đo những nhiệt độ thấp tới -500C. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân đo những nhiệt độ này được không? - Ở nhiệt độ của lớp học, có thể có hơi của các chất nào? 5. Khi nước sôi, Bình nói cần bớt lửa, chỉ để ngọn lửa nhỏ đủ cho nước sôi. An nói để lửa cháy thật to thì nước càng nóng. Ai đúng, ai sai? 6. Nhận xét sơ đồ. 1. Rắn - Lỏng - Khí. 2. Nhiệt kế thủy ngân. 3. Khi hơi nóng chạy qua ống, ống có thể nở dài mà không bị ngăn cản. 4. Theo bảng 30.1: - Sắt, Rượu. - Ở -500C, rượu vẫn ở thể lỏng, còn ở nhiệt độ này thì thủy ngân đã đông đặc. - Trong lớp có thể có những chất rắn có nhiệt nóng chảy cao hơn nhiệt độ của lớp, các chất lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ lớp học, có thể có hơi nưốc, hơi thủy ngân. 5. Bình nói đúng. 6. BC: nóng chảy. DE: sôi. AB: thể rắn CD: lỏng và hơi. Hoạt động 3: Trò chơi GIẢI Ô CHỮ Giải ô chữ: N O N G C H A Y Chất T0 nóng chảy B A Y H O I Nhôm 658 G I O Nước đá 0 T H I N G H I E M Rượu -177 M A T T H O A N G Sắt 1535 Đ O N G Đ A C Đồng 1083 T O C Đ O Thủy ngân -39 Muối ăn 801 4. TỔNG KẾT BÀI ÔN TẬP: - Giáo viên đánh giá về khả năng nắm bắt kiến thức theo chuẩn kiến thức kỹ năng. - đánh giá về khả năng thực hiện các bài tập, câu hỏi mức độ nhận biết, thông hiểu vận dụng. - Đánh giá khả năng áp dụng kiến thức làm bài tập, khả năng diễn đạt, lập luận, sử dụng thuật ngữ vật lý. 5. HỨƠNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC: - Thực hiện tất cả các bài tập trong đề cương và các bài tập ôn tập để thi HK II. V. RÚT KINH NGHIỆM: CÓ THỂ EM CHƯA BIẾT Chất cacbon đioxit (thường gọi là tuyết khô) có thể chuyển thẳng từ thể rắn sang thể hơi. Sự chuyển thể đặc biệt này được gọi là “sự thăng hoa”. Khi thăng hoa, tuyết khô làm lạnh không khí xung quanh, khiến cho hơi nước trong không khí ngưng tụ, tạo nên một màn sương. Nếu chiếu ánh sáng màu vào màn sương này, ta sẽ được một màn sương màu tuyệt đẹp. Hiện tượng này thường được sử dụng để tạo cảnh trên sàn diễn ca - múa - nhạc. Trong lòng mặt trời lên đến hai mươi triệu độ C (20.000.0000C). Ở nhiệt độ này, vật chất không thể tồn tại được ở thể rắn, thể lỏng hay thể khí thông thường mà ta biết. Nó tồn tại dưới một thể đặc biệt, gọi là “Plaxma”. Ở thể plaxma, vật chất tồn tại dưới dạng hạt mang điện.

File đính kèm:

  • docGiao an Vat Li 6.doc