Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 25, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 1) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan

A. MỤC TIÊU:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết được những nét cơ bản của tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ 1873.

- Biết được những âm mưu thủ đoạn mới của Pháp khi xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất và lần thứ 2.

- Biết những nét chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ.

- Biết nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử.

- Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

3. Thái độ:

- Hiểu được bản chất tàn bạo và hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

- Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử.

II. Mở rộng và nâng cao:

 Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử: Nguyễn Tri Phương, Gácnie.

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Pháp trên cả nước, tranh về trận Cầu Giấy lần 1, tranh ảnh về nhân vật Nguyễn Tri Phương, Gácnie.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 25, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 1) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY SVTT : Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp 11 Ban cơ bản GVHD: Trần Thị Loan Môn: Lịch sử Tiết 25 Ngày soạn: 17/02/2011 Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. (Tiết 1) A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được những nét cơ bản của tình hình nước ta trước khi thực dân Pháp xâm lược Bắc Kỳ 1873. - Biết được những âm mưu thủ đoạn mới của Pháp khi xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất và lần thứ 2. - Biết những nét chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. - Biết nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 3. Thái độ: - Hiểu được bản chất tàn bạo và hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân. - Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. - Có nhận thức đúng đắn đối với sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Mở rộng và nâng cao: Giới thiệu về một số nhân vật lịch sử: Nguyễn Tri Phương, Gácnie. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Pháp trên cả nước, tranh về trận Cầu Giấy lần 1, tranh ảnh về nhân vật Nguyễn Tri Phương, Gácnie. - Học sinh: sách giáo khoa. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA SĨ SỐ: II. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu âm mưu và thủ đoạn của Pháp khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhân dân Miền Tây đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? III. NỘI DUNG BÀI MỚI: Đặt vấn đề: Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (cả lớp- cá nhân) - GV : chỉ bản đồ khái quát lại tình hình nước ta từ 1858-1873. - GV : Tình hình kinh tế của nước ta trước năm 1873 như thế nào? - HS trả lời. - - GV: Em hãy nêu những nét chính về tình hình chính trị xã hội nước ta trước năm 1873? - HS trả lời. - GV giới thiệu các nhà cải cách. (phụ lục 1) - GV: Tình hình đó ảnh hưởng đến đất nước ta như thế nào? - GV: với tình hình đó nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào? Hoạt động 2: (Cá nhân) - GV: Em hãy cho biết âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp khi đánh chiếm ra Bắc Kỳ lần 1? - HS suy nghĩ trả lời. - GV cung cấp cho các em về vụ Đuypuy. - HS chú ý theo dõi. - GV: Em hãy nêu những những sự kiện của Pháp tấn công Bắc Kỳ lần thứ nhất? - HS trả lời. - GV sử dụng lược đồ. - HS chú ý quan sát. Hoạt động 3: Cá nhân - GV: Em hãy nêu diễn biến phong trào kháng chiến chống Pháp của triều đình ở Bắc kỳ lần 1? - HS trả lời. - GV: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Nguyễn Tri Phương. - HS lắng nghe. - GV: nhân dân đã kháng chiến như thế nào? - HS trả lời - GV: Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy. - GV: Em hãy nêu những nội dung chính của Hiệp ước Giáp Tuất? - HS trả lời. - GV: Tại sao nhà Nguyễn lại tiến hành kí hiệp ước Giáp Tuất? - GV: So sánh với Hiệp ước Nhâm Tuất? ( Bất bình đẳng, Nam kỳ trở thành thuộc địa, từng bước đầu hàng) Hoạt động 4: (cả lớp- cá nhân) - GV cung cấp cho học sinh bối cảnh lịch sử trước khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2. - HS lắng nghe. -GV: Em hãy nêu âm mưu và thủ đoạn của thực dân Pháp khi tấn công ra Bắc Kỳ lần 2? - HS: Trả lời. - GV: sử dụng lược đồ để miêu tả Pháp đánh Bắc Kỳ lần 2. I. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KỲ LẦN THỨ NHẤT (1873), KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KỲ. 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất - Kinh tế:Kinh tế ngày càng kiệt quệ. Nguyên nhân: + Chính sách bế quan tỏa cảng. + Triều đình thừa nhận vùng Nam kỳ giàu có là của Pháp. + Bồi thường chiến phí cho Pháp - Chính trị, xã hội:Chính trị xã hội khủng hoảng nghiêm trọng Biểu hiện: + Nạn thổ phỉ, hải phỉ hoành hành. + Mâu thuẫn xã hội gia tăng. Khởi nghĩa chống triều đình nổ ra khắp nơi. + Những đề nghị cải cách, duy tân đất nước đều bị khước từ. Kết luận: Đẩy đất nước ta lún sâu vào lạc hậu và khủng hoảng. 2.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất (1873): a. Âm mưu và thủ đoạn: - Âm mưu: đánh chiếm từng bước để hoàn thành xâm lược Việt Nam. - Thủ đoạn: + Thiết lập bộ máy cai trị ở Nam kỳ + Tung gián điệp điều tra tình hình nước ta. + Lôi kéo, kích động tín đồ công giáo làm nội ứng. + Lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy để Pháp kéo quân ra Bắc b. Tiến trình: - 5/11/1873: lấy cớ giải quyết vụ Đuypuy Pháp kéo quân ra Hà Nội. - 20/11/1873: Pháp đánh thành Hà Nội. - Từ 23/11 đến 12/12/1873: Pháp chiếm xong các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Kỳ. 3. Phong trào kháng chiến ở Bắc Kỳ trong những năm 1873-1874: a. Cuộc kháng chiến của quân đội triều đình: - 100 binh sĩ đã chiến đấu và anh dũng hy sinh đến người cuối cùng tại ô Quan Chưởng - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và hy sinh anh dũng. b. Cuộc chiến của nhân dân: - Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - 21/12/1873: Chiến thắng ở trận Cầu Giấy lần 1. Tướng giặc là Gácnie tử trận. Nhận xét: Quân dân ở Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ đã kháng chiến anh dũng, quyết liệt khiến Pháp lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế. c. Hiệp ước Giáp Tuất: - 15/3/1874: Triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất. - Nội dung: + Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam kỳ là của Pháp. + Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. + Pháp được tự do đi lại, buôn bán. Nhận xét: Hiệp ước thể hiện tính chất nhu nhược, mù quáng của triều đình nhà Nguyễn, gây bất bình và phẫn nộ trong nhân dân cả nước. II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KỲ LẦN THỨ 2: 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ 2 (1882-1883) a. Bối cảnh: - Phía ta: chủ quyền quốc gia dân tộc bị vi phạm nghiêm trọng, đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc. - Phía Pháp: Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phát triển lên đến giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đòi hỏi nhiều về thuộc địa. b. Âm mưu, thủ đoạn: - Xúc tiến hoàn thành xâm lược toàn bộ Việt Nam. - Vu cáo triều đình Huế vi phạm hiệp ước 1784. c. Tiến trình: - 3/4/1882: Quân Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội - 25/4/1882: Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội. - 3/1883: Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. IV. CỦNG CỐ: GV phải nhắc lại cho học sinh âm mưu thủ đoạn của Pháp khi đánh ra Bắc. Quá trình kháng chiến của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ kháng chiến. GV nhận xét thái độ của Triều đình khi kí kết hiệp ước Giáp Tuất. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Tóm tắt quá trình xâm lược của thực dân Pháp 1873 đến 1884. - Tìm hiểu nội dung bài tới: nhân vật lịch sử Hoàng Diệu và 2 bản hiệp ước 1883, 1884. VI. RÚT KINH NGHIỆM: Phụ lục Phụ lục 1: Vụ Đuypuy Đuypuy là một tên lái buôn người Pháp, đã liên lạc với các tướng tá nhà Thanh từ Vân Nam để chuẩn bị xâm nhập vào Bắc kỳ từ phía Bắc theo Đường thủy, trên sông Hồng. Đuypuy cấu kết với quân Thanh xâm nhập vào nước ta, với số lượng vũ khí súng ống đồ sộ, chúng tự tiện lập đồn lũy và tổ chức các hành động quấy phá như bắt bớ người, tuyên bố thương mại Hà Nội thuộc về tay hắn và tổ chức cướp bóc. Trước tình thế này quan quân của triều đình tại Hà Nội đã chuẩn bị để chống trả, nhưng triều đình Huế lại nhu nhược ra lệnh chờ đợi để Pháp đến giải quyết. Phụ lục 2: Nguyễn Trường Tộ (1830- 1872) Quê ở Nghệ An, là người học rộng, tài cao, đã từng du học tại Pari, Roma, khi thực dân Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ ông đã tha thiết kêu gọi nhà Nguyễn thực hiện cải cách duy tân đất nước. Ông đã gửi đến nhà Nguyễn bản điều trần gồm 8 điều, tuy nhiên bị triều đình từ chối. Cuối năm 1870 ông tiếp tục đề nghị triều đình cho vào Nam chuẩn bị đột kích vào thành Gia Định khi Pháp gặp khó khăn, tuy nhiên cũng bị khước từ. Sau năm 1871 cho đến khi qua đời ông vẫn tiếp tục đề nghị nhà Nguyễn cải cách chấn hưng kinh tế nhưng đều không thành. Ông không chỉ là một nhà tri thức, một nhà cải cách lớn của Việt Nam thời bấy giờ mà còn là một nhà yêu nước, tha thiết với độc lập chủ quyền của quốc gia dân tộc. Phụ lục 3: Nguyễn Tri Phương (1800-1873) Ông quê ở Phong Điền - Thừa Thiên Huế, Nguyễn Tri Phương là một danh tướng có tài năng và đạo đức, đã nhiều lần cầm quân lãnh đạo kháng chiến chống Pháp. Tại trận Đà Nẵng, Nguyễn Tri Phương đã cầm quân đánh thắng cuộc tấn công đầu tiên của Pháp. Đến trận đánh tại thành Gia Định thì ông bị thương trong khi đang chỉ huy và phải rút lui. Sau đó ông được cử làm Kinh lược sứ Bắc kỳ và đã tổ chức kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần thứ nhất. Khi thành Hà Nội bị đánh, Nguyễn Tri Phương thân chinh ra chỉ huy chiến đấu và bị trọng thương. Ông từ chối việc cứu chữa và tuyệt thực cho đến chết. Phụ lục 4: Francis Garnier Marie Joseph François (Francis) Garnier (25 tháng 7 năm 1835 - 21 tháng 12 1873) là một sĩ quan người Pháp và đồng thời là một nhà thám hiểm, được biết đến vì cuộc thám hiểm sông Mê Kông tại khu vực Đông Nam Á cũng như vì chiến dịch quân sự do ông chỉ huy ở Bắc Kỳ năm 1873. Sử Việt cũ thường phiên âm tên Garnier là Ngạc Nhi. Phụ lục 3: Nguyễn Tri Phương Phụ lục 4: Gácnie

File đính kèm:

  • doctiet 25.doc
Giáo án liên quan