Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hiểu được nguyên nhân chủ yếu, sơ lược về diễn biến, tính chất và kết quả của chiến tranh.

2. Tư tưởng:

Lên án chủ nghĩa đế quốc – kẻ gây ra cuộc chiến tranh.

3. Kỹ năng:

Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến tranh., bảng thống kê kết quả của chiến tranh.

II/ Thiết bị và tài liệu dạy học:

- Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất

- Bảng thống kê diễn biến của chiến tranh.

III/ Tiến trình tổ chức dạy học:

1. Ổn định tổ chức - Kiển tra bài cũ

+ Những nét chính về phong trào đấu tranh GPDT của các nước châu Phi?

+ Những nét chính về phong trào đấu tranh GPDT của các nước MLT?

2. Dẫn dắt vào bài mới:

3. Tổ chức dạy học trên lớp:

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 761 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương 2: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn tháng năm Ngày giảng: tháng năm Tiết: ChươngII: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Hiểu được nguyên nhân chủ yếu, sơ lược về diễn biến, tính chất và kết quả của chiến tranh. Tư tưởng: Lên án chủ nghĩa đế quốc – kẻ gây ra cuộc chiến tranh. Kỹ năng: Biết sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến của chiến tranh., bảng thống kê kết quả của chiến tranh. II/ Thiết bị và tài liệu dạy học: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất Bảng thống kê diễn biến của chiến tranh. III/ Tiến trình tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức - Kiển tra bài cũ + Những nét chính về phong trào đấu tranh GPDT của các nước châu Phi? + Những nét chính về phong trào đấu tranh GPDT của các nước MLT? 2. Dẫn dắt vào bài mới: 3. Tổ chức dạy học trên lớp: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản Hoạt động 1. Cả lớp, cá nhân Gv: Treo biểu đồ thể hiện sự phát triển không đều của CNĐQ. Gv: CNĐQ phát triển theo qui luật nào? Hs dựa vào lược đồ để trả lời. Gv chốt ý. Gv: Sự phát triển không đều của CNĐQ cùng với việc phân chia thuộc địa không đều dẫn tới xuất hiện mâu thuẫn nào? Hs: Suy nghĩ và trả lời. Gv: Biểu hiện của mâu thuẫn giữa ĐQ><ĐQ ntn? Hs: Dựa vào SGK để trả lời. Gv: Ngòi nổ của chiến tranh là gì? Hs: dựa vào SGK trả lời: Gv: Lược thuật. Hoạt động 2. Cả lớp. Gv: dẫn dắt: Chiến tranh bùng nổ ntn. Gv: Yêu cầu hs lập bảng niên biểu của chiến tranh: I – Nguyên nhân của chiến tranh: a) Nguyên nhân sâu xa: Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, CNTB chuyến sang giai đoạn CNĐQ, làm thay đổ tương quan so sánh lực lượng giữa các nước ĐQCN. Đầu thế kỷ XX, CNĐQ đã hoàn thành xâm lược thuộc địa nhưng cúng không đều: Các nước ĐQ già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa, ĐQ trẻ (Mỹ, Đức) có ít thuộc địa. => Xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước ĐQCN về vấn đề xâm lược thuộc địa, đây chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất. + Các cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa: - Chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895) - Chiến tranh Mỹ – TBN (1989) - Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899-1902) - Chiến tranh Nga – Nhật (1904-1905). + Hình thành hai khối đế quốc chủ nghĩa kình địch nhau, chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường thế giới. b) Nguyên nhân trực tiếp: 28/6/1914, Hoàng thái tử áo – Hung bị áp sát tại Xajraiêvô (Xecbia). II- Diễn biến của chiến tranh: 1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914-1916) Thời gian Chiến sự Kết quả 28/7/1914 1/8/1914 3/8/1914 4/8/1914 1914-1915 áo – Hung tấn công Xecbia Đức tuyên chiến với Nga Đức tuyên chiến với Pháp. Anh tuyên chiến với Đức Giai đoan 1: Ưu thế thuộc về phe Liên Minh của Đức và áo Hung Nga phản đối Anh, Pháp phản đối. Anh phản đối. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Đầu tiên có 5 nước tham gia, sau lôi kéo 33 nước tham gia và lan rộng khắp thế giới, nhưng chiên trường chính là ở Tây Âu và Đông Âu. 1914 - Tây Âu: 3/8, Đức vượt qua Bỉ, tấn công Đông Bắc nước Pháp, uy hiếp Pari. - Đông Âu; Nga tấn công Đông Phổ. - Đức chiếm Bỉ và Đông Bắc Pháp. - Cứu nguy Pháp. 1915 Đức, áo Hung dòn toàn lực tấn công Nga Không thăngd đc Nga, hai bên rút vào thế cầm cự. 1916 Đức chuyển mục tiêu tấn công Pháp, mở chiến dịch Vecđoong (2-12/1916) Đức không hạ được Vecđoong. Hai bên đc thiệt hại nặng nề. Gv: lược thuật về chiến dịch Vecđoong. Gv: Kết quả sau hơn hai năm chiến tranh? Hs dựa vào SGK để trả lời. Kết quả: -Cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề: gần 6 tr người chết, gần 10 tr người bị thương. -Kinh tế các nước tham chiến bị suy sụp. -Phong trào phản chiến diễn ra mạnh mẽ. 2. Giai đoạn thứ hai (1917-1918) Thời gian Chiến sự Kết quả 1917-1918 Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước 2/1917 CM DCTS ở Nga thắng lợi Chính phủ TS ở Nga vẫn tiếp tục chiến tranh. 2/4/1917 Mỹ tuyên chiến với đức. Chiến sự dĩên ra ở cả phía Đông và phía Tây. -Có lợi cho phe Hiệp Ước. -Hai bên ở thế cầm cự. 11/1917 CM XHCN tháng Mười Nga thắng lợi Chính phủ Xôviết thành lập 3/3/1918 Hiệp ước Bret Litôp được kí kết Nga rút khỏi chiến tranh. Đầu năm 1918 Đức tiếp tục tấn công mạnh vào liên quân Anh – Pháp. Pari một lần nữa bị uy hiếp. 7/1918 Mỹ đổ bộ vào châu Âu, liên quân Anh Pháp phản công Các đồng minh của Đức đầu hàng: Bungari, Thổ Nhĩ Kỳ, áo - Hung 9/11/1918 Cách mạng Đức bùng nổ Nền quân chủ bị lật đổ. 11/11/1918 Đức đầu hàng Chiến tranh kết thúc 28/6/1919 Hoà ước Vecxai đc kí kết Đức phải gãnh chịu những điều khoản nặng nề. Hoạt động 3. Cả lớp. Hs: Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ I? Hs dựa vào SGK trả lời. Gv nhận xét và chốt ý. Hs ghi chép. Gv: tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? Hs: Dựa vào SGK. Gv phân tích. III-Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. *Hậu quả: -Chiến tranh thế giới I kết thúc với sự thất bại nặng nề của phe Liên minh. Cuộc chiến tranh đã gây ra hậu quả nghiêm trọng: +10 triệu người chết. +20 triệu người bị thương. +Tiêu tốn 85 tỉ USD. -Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện thế giới. *Tính chất: Phi nghĩa với cả hai bên tham chiến. Sơ kết bài học: Củng cố: -Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất? Bài tập: Lập bảng niên biểu diễn biến chiến tranh thế giới thứ nhất?

File đính kèm:

  • docgiao an 11 BT.doc
Giáo án liên quan