Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan

A. MỤC TIÊU:

I. Chuẩn:

1. Kiến thức:

- Biết được những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và nhân dân Bắc Kỳ lần thứ 2.

- Biết được nguyên nhân Pháp tấn công Thuận An và kết cục của sự kiện đó

- Biết hoàn cảnh kí kết và những nội dung chính của 2 bản hiệp ước Hacmăng và hiệp ước Patơnôt.

- Biết nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874

- Trách nhiệm của nhà Nguyễn về việc để mất nước vào tay giặc.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử.

- Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.

3. Thái độ:

- Hiểu được bản chất tàn bạo và hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

- Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta.

- Có nhận thức đúng đắn đối với nhà Nguyễn khi để mất nước vào tay giặc.

II. Mở rộng và nâng cao:

 Giới thiệu về nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu, Rivie.

 Đánh giá lại trách nhiệm của nhà Nguyễn.

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC:

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp trực quan.

 

 

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 nhà Nguyễn đầu hàng (Tiết 2) - Năm học 2010-2011 - Trần Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY SVTT : Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp 11 Ban cơ bản GVHD: Trần Thị Loan Môn: Lịch sử Tiết 26 Ngày soạn: 4/03/2011 Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. (Tiết 2) A. MỤC TIÊU: I. Chuẩn: 1. Kiến thức: - Biết được những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và nhân dân Bắc Kỳ lần thứ 2. - Biết được nguyên nhân Pháp tấn công Thuận An và kết cục của sự kiện đó - Biết hoàn cảnh kí kết và những nội dung chính của 2 bản hiệp ước Hacmăng và hiệp ước Patơnôt. - Biết nội dung chính của hiệp ước Giáp Tuất 1874 - Trách nhiệm của nhà Nguyễn về việc để mất nước vào tay giặc. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Rèn luyện kỹ năng sử dụng lược đồ để trình bày một vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 3. Thái độ: - Hiểu được bản chất tàn bạo và hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân. - Bồi dưỡng lòng yêu nước cho học sinh, khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta. - Có nhận thức đúng đắn đối với nhà Nguyễn khi để mất nước vào tay giặc. II. Mở rộng và nâng cao: Giới thiệu về nhân vật lịch sử: Hoàng Diệu, Rivie. Đánh giá lại trách nhiệm của nhà Nguyễn. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Pháp trên cả nước, tranh ảnh về nhân vật Hoàng Diệu, Rivie. - Học sinh: sách giáo khoa. D. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: I. ỔN ĐỊNH LỚP – KIỂM TRA SĨ SỐ: II. KIỂM TRA BÀI CŨ: GV: Nêu âm mưu và thủ đoạn của Pháp khi chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhân dân Miền Tây đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? III. NỘI DUNG BÀI MỚI: Đặt vấn đề: Triển khai bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: (cả lớp- cá nhân) - GV : Chỉ bản đồ khái quát lại tình hình nước ta từ 1873 đến 1882 - GV : Quân đội triều đình đã kháng chiến như thế nào? - HS trả lời. - GV giới thiệu về Hoàng Diệu (Phụ lục 1) sau đó đọc 4 câu thơ Đã thay cầm bút lại cầm binh Muôn dặm giang san dặm 1 mình. Thờ chúa chúa lo, lo với chúa. Giữ thành, thành mất mất theo thành. - GV: Em hãy nêu những nét chính về cuộc kháng chiến của nhân dân Bắc kỳ lần 2. - HS trả lời. - GV chốt lại các đặc điểm và sự kiện chính. - HS lắng nghe và ghi bài. - GV mô tả lại cho HS trận Cầu Giấy. - HS lắng nghe. - GV: Em có nhận xét gì về phong trào nhân dân kháng chiến. - HS trả lời. - GV: Hãy so sánh với hong trào kháng chiến của nhân dân Bắc Kỳ lần 1. Hoạt động 2: (Cá nhân) - GV: Nhắc lại tình hình của thực dân Pháp đến trước khi tấn công ra Huế. - HS lắng nghe. - GV: Tại sao Pháp tấn công Thuận An? - GV : Sử dụng lược đồ miêu tả quân Pháp tấn công cửa Thuận An. - HS theo dõi. - GV: Em hãy nhắc lại những sự kiện chính cuộc tấn công của Pháp vào Thuận An. - HS trả lời. Hoạt động 3: Cá nhân, nhóm, tổ. - GV: Dựa vào việc phân lớp thành 4 tổ, cho HS làm việc theo tổ, nhóm nhỏ: Tổ 1: Hoàn cảnh kí kết hiệp ước Hacmăng Tổ 2: Nội dung hiệp ước Hacmăng. Tổ 3: Hoàn cảnh kí kết hiệp ước Patơnôt. Tổ 4: Nội dung hiệp ước Patơnôt. - HS lắng nghe để nhận câu hỏi. - GV: Gọi HS tổ 1 trả lời. - HS tổ 1 trả lời. - GV khái quát lại. - GV: Gọi HS tổ 2 trả lời. - HS tổ 2 trả lời. - GV khái quát lại. - GV: Gọi HS tổ 3 trả lời. - HS tổ 3 trả lời. - GV khái quát lại. - GV: Gọi HS tổ 4 trả lời. - HS tổ 4 trả lời. - GV khái quát lại. - GV: Sử dụng lược đồ để làm rõ các việc phân chia nước ta qua các bản hiệp ước. - GV: cung cấp cho HS nhận xét. - HS trả lời. - GV: Tại sao triều đình lại kí kết 2 bản hiệp ước này? - HS trả lời. - GV: So sánh hiệp ước 1883, 1884 với với Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất. ( Bất bình đẳng, kết quả của sự hèn yếu, nhu nhược. Quá trình cầu hòa tiến đến đầu hàng) II. THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KỲ LẦN THỨ 2: 2. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ kháng chiến: a. Cuộc kháng chiến của quân đội triều đình: - 25/4/1882 Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu quyết liệt ở thành Hà Nội. - Thành mất, Hoàng Diệu để lại tờ di biểu rồi treo cổ tuẫn tiết. b. Cuộc kháng chiến của nhân dân: - Nhân dân các tỉnh quanh Hà Nội tích cực chống giặc với nhiều hình thức: + Tự phát, không có tổ chức: không bán lương thực, đốt các dãy phố. + Có tổ chức: các phong trào do các sĩ phu văn thân lãnh đạo. - Nhiều trung tâm kháng chiến xuất hiện ở các tỉnh: Nam Định, Thái Bình. - 19/5/1883: Chiến thắng Cầu Giấy lần 2, tướng giặc Rivie bị tiêu diệt. Ý nghĩa: Là chiến thắng có ý nghĩa to lớn thể hiện quyết tâm đánh giặc của nhân dân ta, cỗ vũ nhân dân kháng chiến. Kết luận: phong trào kháng chiến của nhân dân nổ ra hết sức mạnh mẽ và quyết liệt. III. Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và Hiệp ước 1884: 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An: a. Nguyên nhân Pháp tấn công Thuận An: - Quyết tâm hoàn thành xâm lược Việt Nam. - Vị trí chiến lược quan trọng: “cửa họng” của kinh thành Huế. Chiếm được Thuận An sẽ chắc thắng ở kinh thành Huế. - Pháp hiểu rõ thái độ bạc nhược của triều đình Huế, đồng thời lợi dụng cơ hội triều đình rối ren khi Tự Đức vừa qua đời. b. Diễn biến: - Ngày 18/8/1883: Pháp tấn công Thuận An, quân ta chiến đấu quyết liệt. - Chiều tối ngày 20/8/1883: Toàn bộ cửa Thuận An rơi vào tay giặc. 2. Hai bản Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng: a. Hiệp ước Hacmăng 1883: * Hoàn cảnh kí kết: - Phong trào đấu tranh của nhân dân đang dâng cao. - Pháp chiếm được Thuận An, trực tiếp đe dọa đến triều đình Huế. - Tự Đức vừa qua đời chưa có người kế vị, các phe phái trong triều đình mâu thuẫn. Triều đình rối ren. * Nội dung Hiệp ước: - Thừa nhận sự''bảo hộ'' của Pháp trên toàn cõi Việt Nam + Nam Kì là thuộc địa + Bắc Kì là đất bảo hộ + Trung Kì triều đình quản lí - Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì - Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ - Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì và toàn quyền xử lý quân Cờ đen, triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sỹ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì về kinh đô Huế - Về kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước à Việt Nam trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. b. Hiệp ước Patơnôt 1884: * Hoàn cảnh kí kết: - Hiệp ước Hac măng gây bất bình cho nhân dân và một bộ phận quan lại chủ chiến. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra. - Pháp muốn xoa dịu dư luận và mua chuộc thêm một bước phong kiến đầu hàng. * Nội dung hiệp ước: Nội dung giống với hiệp ước Hacmăng chỉ điều chỉnh địa giới ra đến Thanh Hóa và vào đến Bình Thuận. c. Nhận xét: - Là 2 bản hiệp ước đầu hàng của triều đình Huế trước thực dân Pháp. - Từ đây nước ta đặt dưới sự bảo hộ của thực dân Pháp và dần dần trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. IV. CỦNG CỐ: GV phải nhắc lại cho học sinh cuộc kháng chiến hết sức quyết liệt của nhân dân Bắc Kỳ chống Pháp lần 2. GV nhắc lại nội dung chính của 2 bản hiệp ước 1883, 1884. Và đánh giá thái độ của triều đình khi kí kêt. GV cho HS làm bài tập củng cố: Nhà Nguyễn có trách nhiệm như thế nào trong việc để mất nước. V. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI: - Tóm tắt các cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kỳ lần 2, nội dung của 2 hiệp ước 1883, 1884. Làm bài tập trong SGK. - Tìm hiểu nội dung bài tới: nhân vật vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. tìm hiểu phong trào Cần Vương. VI. RÚT KINH NGHIỆM: Phụ lục Phụ lục 1: Hoàng Diệu Hoàng Diệu tên thật là Hoàng Kim Tích, sau mới đổi là Hoàng Diệu, tự là Quang Viễn, hiệu Tỉnh Trai. Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Mậu Tý (1829), trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam (nay là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Gia đình ông có 7 anh em và họ đều nổi tiếng là những người thông minh trong vùng. Sử chép rằng gia đình Hoàng Diệu có một người đỗ phó bảng, ba người đỗ cử nhân, hai người tú tài trong các kỳ thi dưới thời vua Tự Đức.Vua Tự Đức giao phó cho Hoàng Diệu làm Tổng đốc Hà Ninh. Ngay khi tới Hà Nội Hoàng Diệu đã chú tâm tới việc xây dựng thành lũy chuẩn bị lực lượng để chống Pháp. Từ năm 1880 đến 1882, ông đã hai ba lần dâng sớ xin triều đình chi viện để củng cố phòng tuyến chống giặc tại Hà Nội, nhưng không nhận được hồi âm từ Huế.Trong tình thế tuyệt vọng, Hoàng Diệu vẫn tiếp tục bình tĩnh dẫn đầu quân sĩ chiến đấu chống lại quân Pháp dù lực lượng ngày càng yếu đi, không thể giữ được thành nữa. Cuối cùng, Hoàng Diệu đã ra lệnh cho tướng sỹ giải tán để tránh thương vong. Một mình Hoàng Diệu vào hành cung, thảo tờ di biểu, rồi ra trước Võ miếu dùng khăn bịt đầu thắt cổ tự tử, hưởng dương 54 tuổi. Tờ di biểu, ông cắn ngón tay lấy máu viết di biểu tạ tội cho vua Tự Đức: Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng. Phụ lục 2: Trận Cầu Giấy (19 tháng 5 năm 1883) Là một cuộc chạm trán giữa quân Pháp và lực lượng Cờ đen, trong giai đoạn đầu của Chiến dịch Bắc Kỳ. Tại Cầu Giấy thuộc ngoại vi thành Hà Nội, quân Cờ đen đã phục kích lực lượng Pháp của Rivière trong cuộc chuyển quân từ Hà Nội về Phủ Hoài. Trong trận đánh ngắn kéo dài chưa đầy 3 tiếng này, quân Pháp đã thiệt hại nặng với cái chết của các sĩ quan chỉ huy Henri Rivière, Berthe de Villers và Jacquin. Thất bại của người Pháp đã đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc xung đột giữa quân Pháp và lực lượng Đại Nam. Phụ lục 3: GVHD: GSTT: Trần Thị Loan Nguyễn Thị Thu Hiền

File đính kèm:

  • doctiet 26.doc
Giáo án liên quan