Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động

1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 5 (SGV) và các tài liệu liên quan

2. Đồ dùng: Tranh ảnh, biển quảng cáo, mẫu thống kê, các tờ bướm, tờ rơi, về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước. Những tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành nghề khác nhau. Sưu tầm báo chí, tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc của cả nước.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 11 - Chủ đề 6: Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1. Lớp: 11 Ngày soạn: 01 / 12 / 2007 CHỦ ĐỀ 6 NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG MỤC TIÊU BÀI HỌC: Kiến thức: - Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm. Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp. Thái độ: Ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 5 (SGV) và các tài liệu liên quan 2. Đồ dùng: Tranh ảnh, biển quảng cáo, mẫu thống kê, các tờ bướm, tờ rơi, về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước. Những tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành nghề khác nhau. Sưu tầm báo chí, tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc của cả nước. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình. 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 1: Trình bày những mơ ước về nghề nghiệp của mình. Từng HS lên trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình. - HS trình bày những yếu tố tác động đến quyết định chọn nghề nghiệp của mình. - HS suy nghĩ và trả lời về mối quan hệ giữa nhu cầu của thị trường lao động với sự quyết định chọn nghề. 1. Giới hiệu mục tiêu và nội dung của chủ đề, động viên HS tự tin trình bày ước mơ nghề nghiệp của mình. 2. Gọi từng HS lên trình bày ước mơ nghê nghiệp của mình. Sau mỗi HS trình bày, GV có thể hỏi thêm các câu hỏi: - Vì đâu các em có ước mơ như vậy? - Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện ước mơ của em? - Khi đưa ra những ước mơ nghề nghiệp các em có tính tới những yếu tố tác động tới việc quyết định nghề nghiệp của mình không? 3. Hãy cho biết mối quan hệ khắn khích giữa quyết định nghề nghiệp với thị trường lao động. Gợi ý: Thực chất là tất cả chúng ta ngồi đây phấn đấu học tập cũng chính là đề có một nghề để làm việc trong tương lai. Đương nhiên sau khi học xong thì nhu cầu có việc là tất yếu, nhưng tại sao hiện nay phần nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm hoặc phải đi làm trái nghề? SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Động viên HS hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp Tiết 2. Lớp: 11 Ngày soạn: 01 / 12 / 2007 CHỦ ĐỀ 6 NGHỀ NGHIỆP VỚI NHU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Hiểu được việc chọn nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội sẽ có cơ hội tìm được việc làm. 2. Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu nhu cầu của thị trường lao động để có hướng chọn nghề phù hợp. 3. Thái độ: Ý thức được sự đòi hỏi ngày càng cao II. CHUẨN BỊ: 1. Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 5 (SGV) và các tài liệu liên quan 2. Đồ dùng: Tranh ảnh, biển quảng cáo, mẫu thống kê, các tờ bướm, tờ rơi, về nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế trong cả nước. Những tấm gương về những người lao động giỏi trong các ngành nghề khác nhau. Sưu tầm báo chí, tài liệu liên quan đến nhu cầu nhân lực của địa phương hoặc của cả nước. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG. 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề; Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm – bài này nên cử HS dẫn chương trình. 3. Tiến trình hoạt động cụ thể: Hoạt động của trò Hoạt động của thầy * Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của HS. HS thảo luận và phát biểu theo tinh thần xung phong (hoặc chỉ định của GV). Có thể mỗi HS trình bày một phần nhận thức của mình HS lắng nghe GV nêu khái quát về đặc điểm về thị trường lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay. HS có thể đặt câu hỏi đối với GV về những băn khoăn vướng mắc của mình. HS có thể đưa ra ý kiến riêng của mình. HS phát biểu ý kiến của mình về thị trường lao động ở nước ta. HS xem phim về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực nông – lam – ngư nghiệp sau đó cho biết các nghề mà các em đã quan sát được. HS phát biểu 4. GV cho HS thảo luận và đưa ra ý kiến của mình về các yếu tố tác động tới quyết định chọn nghề của HS. Gợi ý: Điều đó chứng tỏ có mối liên hệ chặt chẽ giữa quyết định chọn nghề với nhu cầu của thị trường. Rõ ràng giữa thị trường lao động và nhân lực là quan hệ cung cầu, khi đào tạo một nghề nào đó vượt quá nhu cầu của xã hội thì khả năng kiếm được việc làm là rất ít, ngược lại một nghề nào đó được đào tạo rất ít nhưng nhu cầu thị trường lại rất nhiều thì xảy ra tình trạng khan hiếm nhân lực, dĩ nhiên những người nào theo nghề đó sẽ không lo thiếu việc làm. Ở đây muốn nói đến sự ăn khớp giữa đào tạo nghề với nhu cầu của thị trường lao động là rất quan trọng. Muốn có định hướng đúng đắn, chúng ta phải thấy được những đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay. Trước mắt nền kinh tế nước ta phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên xã hội đòi hỏi phải có những kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, cán bộ lập trình, có trình độ cao. Vấn đề hiện đại hóa đất nước ngày càng đề ra yêu cầu cao đối với đào tạo nghề. Không có trình độ học vấn cao, tay nghề vững vàng, nắm chắc kỹ thuật tiên tiến sẽ khó tìm được công ăn việc làm trong các doanh nghiệp lớn, nhà máy hiện đại, cơ sở sản xuất. Ngoài ra cũng cần nhận thức rõ ràng rằng do sự tiến bộ của KHKT, tuổi thọ nghề nghiệp cũng không ngừng rút ngắn, nội dung việc làm thay đổi không ngừng, tri thức nghiệp vụ cũ, phương pháp kỹ thuật cũ trở nên lỗi thời, được thay thé bởi tri thức nghiệp vụ mới, phương pháp kỹ thuật mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội làm cho phương hướng phát triển ngành nghề cũng ngày càng đa dạng, mỗi nghè không chỉ bó hẹp trong một phạm vi cố định như trước kia. Sự phân công nghề nghiệp ngày càng tỉ mỉ, nhưng khuynh hướng tổng hợp ngày càng rõ rệt, giươax các ngành nghề có sự đan xen, ranh giới ngày càng mờ nhạt. Các xí nghiệp hiện đại đòi hỏi thanh niên HS không những là một chuyên gia giỏi mà còn là một nhà quản lí tài ba. Do vậy đòi hỏi người hành nghề phải có những phẩm chất nghề nghiệp tổng hợp ngày càng cao 5. Giới thiệu khái quát về thị trường lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy đa dạng và phức tạp nhưng có thể phâ thành 3 khu vực sau: a). Thị trường lao động nông – lâm – ngư nghiệp. GV cho HS xem đĩa hinh để các em biết được trực quan một số nghề thuộc nông – lâm – ngư nghiệp và đặt câu hỏi. Những hình ảnh trên cho biết những ngành nghề nào? GV có thể nhấn mạnh: Về cơ bản nước ta là nước nông nghiệp đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành nghề trong lĩnh vực này cũng đang từng bước được cơ khí hóa, điện khí hóa vì thế sẽ thu hút những thanh niên HS có trrinhf độ văn hóa, KHKT cao vào sản xuất. Ngành thủy sản của nước ta cũng có nhiều lợi thế và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đòi hỏi thanh niên HS định hướng vào ngành này để tăng cường xuất khẩu. Vấn đề trồng rừng, bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng gpos phần hạn chế lũ lụt, cải thiện môi trường sinh thái cũng là nỗi bức xúc của mỗi chúng ta, đòi hỏi thanh niên đóng góp công sức. Ngoài ra ở nước ta còn có hàng trăm loại lúa mới, các giống ngô lai, khoai tây, đậu tương, vừng, lạc, đều là những cây tạo ra cơ cấu cây trồng mới. các cây cao su, cà phê, chè, bông, chuối dứa, cam quýt, bưởi, sầu riêng, nhãn, vải, thiềuđều là những cây cho hiệu quả kinh tế cao. Những điều kiện trên rất cần một lực lượng thanh niên trẻ, giàu nhiệt quyết, có tri thức tham gia vào các lĩnh vực này để làm giàu cho chính mình, cho quê hương, đất nước. SƠ KẾT - ĐÁNH GIÁ. - Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của HS. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề. - Động viên HS hãy nuôi những ước mơ nghề nghiệp

File đính kèm:

  • dochuong nghiep 11-CD6.doc